Maison Office

Miền Nam có bao nhiêu tỉnh? Đặc điểm và bản đồ chi tiết

Theo dõi Maison Office trên
Danh sách các tỉnh miền Nam cập nhật mới nhất

Địa lý Việt Nam gồm 63 tỉnh thành được chia thành 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam. Trong đó, miền Nam là vùng lãnh thổ nằm ở vị trí cuối cùng trên bản đồ hình chữ S. Hiện nay, các tỉnh miền Nam Việt Nam được xem là vùng kinh tế trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển – kinh tế, xã hội của cả nước. Trong bài viết này, Maison Office sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc miền Nam gồm những tỉnh nào cũng như đặc điểm địa lý, hành chính của từng vùng!

1. Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành?

Miền Nam hiện có 17 tỉnh và 2 thành phố trực thuộc trung ương.

  • Danh sách các tỉnh miền Nam gồm: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau.
  • 2 thành phố trực thuộc trung ương là TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 
Vùng Nam Bộ gồm những tỉnh nào?
Vùng Nam Bộ gồm những tỉnh nào?

Miền Nam (hay Nam Bộ) là 1 trong 3 miền địa lý của Việt Nam, có lãnh thổ kéo dài từ tỉnh Bình Phước đến điểm cực Nam của tỉnh Cà Mau. Các tỉnh miền Nam hiện nay được chia làm 2 tiểu vùng là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Xét về vị trí địa lý, khu vực Nam Bộ có vị trí tiếp giáp với các khu vực khác như sau: 

  • Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan;
  • Phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông;
  • Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia;
  • Phía Đông Bắc giáp vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Tổng diện tích đất tự nhiên của các tỉnh phía Nam là 77.700 km2. Dân số của vùng đạt hơn 36 triệu người (chiếm khoảng 36,4% dân số cả nước). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước, đạt 4.363 người/km2.

Hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang đóng vai trò là “đầu tàu” dẫn dắt phát triển kinh tế của cả nước. Đây đồng thời được biết đến là khu vực trung tâm thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cao nhất Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển mạnh mẽ. 

Tìm hiểu thêm:

2. Danh sách các tỉnh miền Nam mới nhất

Miền Nam sở hữu vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Xét theo địa lý tự nhiên, Nam Bộ được chia thành 2 vùng lãnh thổ nhỏ là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Mỗi vùng sẽ có những đặc điểm riêng biệt về địa lý, hành chính và điều kiện kinh tế, xã hội. 

2.1 Danh sách các tỉnh Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ hiện có 5 tỉnh và 1 thành phố, bao gồm: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng, thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. 

Danh sách 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ
STT Tỉnh/Thành Mã hành chính Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2)
1 Bà Rịa – Vũng Tàu 77 1.980,8 1.181.302 596
2 Bình Dương 74 2.694,7 2.678.220 994
3 Bình Phước 70 6.877 1.020.839 103
4 Đồng Nai 75 5.905,7 3.236.248 548
5 Tây Ninh 72 4.041,4 1.190.852 295
6 TP. Hồ Chí Minh 79 2.061 9.411.805 4.567

Nhìn trên bản đồ Việt Nam, khu vực Đông Nam Bộ có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Tây và Tây Bắc giáp với Campuchia;
  • Phía Nam và Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long;
  • Phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông;
  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Các tỉnh miền Nam thuộc vùng Đông Nam Bộ
Các tỉnh miền Nam thuộc vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ được biết đến là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất tại Việt Nam với tỷ lệ đô thị hóa lên đến 62,8%. 

2.2 Danh sách các tỉnh Miền Tây Nam Bộ

Miền Tây Nam Bộ (hay Đồng bằng sông Cửu Long) còn được gọi tắt là Miền Tây. Khu vực này hiện có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm: thành phố Cần Thơ (thành phố trực thuộc trung ương) và 12 tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau. 

Danh sách 13 tỉnh thành Tây Nam Bộ
STT Tỉnh/Thành Mã hành chính Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2)
1 Vĩnh Long 86 1.022.791 1.475 693
2 Tiền Giang 82 1.764.185 2.510,50 703
3 Trà Vinh 84 1.009.168 2.358,20 428
4 Sóc Trăng 94 1.199.653 3.311,80 362
5 Long An 80 1.688.547 4.490,20 376
6 Kiên Giang 91 1.723.067 6.348,80 271
 7 Hậu Giang 93 733.017 1.621,80 452
 8 Đồng Tháp 87 1.599.504 3.383,80 473
 9 Cần Thơ 92 1.235.171 1.439,20 858
 10 Cà Mau 96 1.194.476 5.294,80 226
 11 Bến Tre 83 1.288.463 2.394,60 538
 12 Bạc Liêu 95 907.236 2.669 340
 13 An Giang 89 1.908.352 3.536,70 540

Nhìn trên bản đồ Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí tiếp giáp với các khu vực như sau: 

  • Phía Đông Nam là Biển Đông.
  • Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
  • Phía Bắc giáp Campuchia.
  • Phía Đông Bắc giáp vùng Đông Nam Bộ.
Danh sách các tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ
Danh sách các tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ

Hiện tại, khu vực miền Tây Nam Bộ có tổng diện tích tự nhiên là 39.194,6 km2 (chiếm khoảng 11,8% tổng diện tích cả nước). Tổng dân số của vùng là 17.300.947 người (tính đến năm 2022), chiếm khoảng chiếm 17,6% tổng dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình đạt 441 người/km2. Với đường bờ biển kéo dài 700km, giáp Biển Đông – vịnh Thái Lan – Thái Bình Dương, Đồng bằng sông Cửu Long hiện là 1 trong 7 vùng kinh tế chính của Việt Nam, phát triển mạnh ngành sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản. 

Bạn có biết:

3. Bản đồ các tỉnh thành miền Nam cập nhật mới nhất

Qua tìm hiểu, ta đã biết được miền Nam Việt Nam hiện có 19 tỉnh thành trực thuộc. Mỗi tỉnh thành đều có những nét đặc trưng riêng về địa lý, hành chính, địa hình, khí hậu,… góp phần tạo nên bức tranh đa dạng của vùng đất này. Trong phần dưới đây, hãy cùng Maison Office khám phá bản đồ các tỉnh miền Nam để có được góc nhìn sâu rộng hơn về mỗi tỉnh thành!

3.1 Bản đồ TP. Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có 22 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, trong đó bao gồm:

  • 16 quận: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Bình Tân, Quận Phú Nhuận.
  • 5 huyện: Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè, Huyện Hóc Môn, Huyện Củ Chi, Huyện Cần Giờ.
  • 1 thành phố: Thành phố Thủ Đức.
Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh
Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Bản đồ tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai được chia làm 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm 2 thành phố: Biên Hòa, Long Khánh và 9 huyện: Xuân Lộc, Định Quán, Trảng Bom, Thống Nhất, Long Thành, Tân Phú, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ.

Bản đồ tỉnh Đồng Nai
Bản đồ tỉnh Đồng Nai

3.3 Bản đồ tỉnh Bình Dương

Đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương gồm 3 thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; 2 thị xã: Tân Uyên, Bến Cát và 4 huyện: Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo.

Bản đồ tỉnh Bình Dương
Bản đồ tỉnh Bình Dương

3.4 Bản đồ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong các tỉnh thuộc miền Nam Việt Nam, có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Bao gồm 2 thành phố: Vũng Tàu, Bà Rịa; 1 thị xã Phù Mỹ và 5 huyện: Xuyên Mộc, Côn Đảo, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ.

Bản đồ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bản đồ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

3.5 Bản đồ tỉnh tỉnh Bình Phước

Địa bàn tỉnh Bình Phước được chia thành 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm thành phố Đồng Xoài, 2 thị xã: Bình Long, Phước Long và 8 huyện: Bù Đốp, Hớn Quản, Đồng Phú, Bù Đăng, Chơn Thành, Phú Riềng, Lộc Ninh, Bù Gia Mập.

Bản đồ tỉnh tỉnh Bình Phước
Bản đồ tỉnh tỉnh Bình Phước

3.6 Bản đồ tỉnh Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh có tổng cộng 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm: Thành phố Tây Ninh; 2 thị xã là Hòa Thành, Trảng Bàng và 6 huyện: Bến Cầu, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Gò Dầu, Tân Biên.

Bản đồ tỉnh Tây Ninh
Bản đồ tỉnh Tây Ninh

3.7 Bản đồ thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm 5 quận: Thốt Nốt, Ninh Kiều, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy và 4 huyện: Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai. 

Bản đồ thành phố Cần Thơ
Bản đồ thành phố Cần Thơ

3.8 Bản đồ tỉnh An Giang

Địa bàn tỉnh An Giang hiện được chia thành 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Bao gồm 2 thành phố: Châu Đốc, Long Xuyên; 2 thị xã: Tân Châu, Tịnh Biên và 7 huyện: Châu Phú, An Phú, Chợ Mới, Tri Tôn, Phú Tân, Châu Thành, Thoại Sơn.

Bản đồ tỉnh An Giang
Bản đồ tỉnh An Giang

3.9 Bản đồ tỉnh Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu thuộc vùng Tây Nam Bộ hiện đang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: thành phố Bạc Liêu; thị xã Giá Rai và 5 huyện: Phước Long, Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Đông Hải. 

Bản đồ tỉnh Bạc Liêu
Bản đồ tỉnh Bạc Liêu

3.10 Bản đồ tỉnh Bến Tre

Địa bàn tỉnh Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, gồm: thành phố Bến Tre và 8 huyện: Bình Đại, Chợ Lách, Ba Tri, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành, Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm.

Bản đồ tỉnh Bến Tre
Bản đồ tỉnh Bến Tre

3.11 Bản đồ tỉnh Long An

Tỉnh Long An hiện có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm: thành phố Tân An; thị xã Kiến Tường và 13 huyện: Vĩnh Hưng, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Châu Thành, Cần Đước, Tân Trụ, Tân Hưng, Mộc Hóa, Đức Hòa, Tân Thạnh, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Bến Lức.

Bản đồ tỉnh Long An
Bản đồ tỉnh Long An

3.12 Bản đồ tỉnh Cà Mau

Đơn vị hành chính của tỉnh Cà Mau hiện có thành phố Cà Mau và 8 huyện: Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Trần Văn Thời, U Minh, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn, Thới Bình.

Bản đồ tỉnh Cà Mau
Bản đồ tỉnh Cà Mau

3.13 Bản đồ tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng hiện được chia thành 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó bao gồm: thành phố Sóc Trăng, 2 thị xã: Ngã Năm, Vĩnh Châu và 8 huyện: Mỹ Tú, Châu Thành, Long Phú, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Kế Sách, Thạnh Trị, Cù Lao Dung.

Bản đồ tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ tỉnh Sóc Trăng

3.14 Bản đồ tỉnh Hậu Giang

Địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm: 2 thành phố Vị Thanh, Ngã Bảy; thị xã Long Mỹ và 5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy.

Bản đồ tỉnh Hậu Giang
Bản đồ tỉnh Hậu Giang

3.15 Bản đồ tỉnh Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm: thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và 7 huyện: Càng Long, Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Cầu Kè.

Bản đồ tỉnh Trà Vinh
Bản đồ tỉnh Trà Vinh

3.16 Bản đồ tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp được chia làm 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 3 thành phố: Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và 9 huyện: Lai Vung, Tháp Mười, Lấp Vò, Thanh Bình, Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Châu Thành.

Bản đồ tỉnh Đồng Tháp
Bản đồ tỉnh Đồng Tháp

3.17 Bản đồ tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là một trong các tỉnh phía Nam Việt Nam, hiện có 8 đơn vị hành chính trực thuộc. Bao gồm: thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 6 huyện: Măng Thít, Bình Tân, Tam Bình, Long Hồ, Vũng Liêm, Trà Ôn.

Bản đồ tỉnh Vĩnh Long
Bản đồ tỉnh Vĩnh Long

3.18 Bản đồ tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang hiện được chia thành 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 3 thành phố: Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên và 12 huyện: Châu Thành, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Kiên Hải, An Biên, Hòn Đất, Gò Quao, Kiên Lương, An Minh, Tân Hiệp, Giang Thành, U Minh Thượng.

Bản đồ tỉnh Kiên Giang
Bản đồ tỉnh Kiên Giang

3.19 Bản đồ tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc. Trong đó bao gồm: thành phố Mỹ Tho, 2 thị xã là Cai Lậy, Gò Công và 8 huyện: Cai Lậy, Cái Bè, Gò Công Tây, Châu Thành, Gò Công Đông,, Tân Phước Chợ Gạo, Tân Phú Đông.

Bản đồ tỉnh Tiền Giang
Bản đồ tỉnh Tiền Giang

Các tỉnh miền Nam có nhiều tiềm năng phát triển về mọi mặt từ kinh tế, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục. Điều này góp phần to lớn vào quá trình phát triển của khu vực nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung. Hy vọng những thông tin mà Maison Office tổng hợp trên đây đã có thể giúp bạn có được góc nhìn tổng quan hơn về vùng đất phía Nam Việt Nam!

Xem thêm: 

5/5 - (4 votes)
Contact Me on Zalo