Quận Hoàn Kiếm có bao nhiêu phường, tuyến đường phố?
Theo dõi Maison Office trênQuận Hoàn Kiếm tọa lạc ngay trung tâm Hà Nội, là trái tim hành chính, thương mại và văn hóa của thủ đô. Đây là điểm đến lý tưởng cho cả du khách trong nước và quốc tế. Với bề dày lịch sử và vô số địa danh nổi tiếng, quận Hoàn Kiếm luôn thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Hôm nay, cùng Maison Office khám phá những phường độc đáo và các con phố đầy màu sắc trong quận Hoàn Kiếm qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
1. Giới thiệu tổng quan về quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm là một quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, có tên gọi được đặt theo tên của hồ Hoàn Kiếm – một hồ nước ngọt tự nhiên rộng lớn nằm trên địa bàn quận. Với vị trí chiến lược quan trọng, quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa hàng đầu của thành phố Hà Nội.
Hoàn Kiếm được biết đến là khu vực nội đô lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay, sở hữu vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp quận Long Biên (ranh giới là sông Hồng).
- Phía Tây giáp các quận Ba Đình và Đống Đa (ranh giới là các phố Lý Nam Đế, Lê Duẩn, Đường Tàu, Nguyễn Thái Học, Trần Phú).
- Phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên).
- Phía Bắc và Tây bắc giáp quận Ba Đình (ranh giới là các phố Hàng Đậu và Phan Đình Phùng).
Hoàn Kiếm là quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên chỉ khoảng 5,34 km². Mặc dù sở hữu diện tích đất khá khiêm tốn, thế nhưng khu vực này lại là nơi tập trung của nhiều cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế cùng văn phòng đại diện của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Tổng dân số của quận Hoàn Kiếm (tính đến năm 2022) là 212.921 người, mật độ dân số 39.873 người/km².
Tìm hiểu ngay: Danh sách các quận huyện Hà Nội
2. Quận Hoàn Kiếm có bao nhiêu phường hiện nay?
Quận Hoàn Kiếm hiện có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 18 phường: Cửa Đông, Cửa Nam, Tràng Tiền, Phúc Tân, Chương Dương, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Mã.
Mỗi phường đều có những đặc trưng văn hóa, lịch sử và kiến trúc riêng, tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn cho quận Hoàn Kiếm.
STT | Tên phường | Diện tích (km2) | Dân số (người) | Mật độ dân số (người/km2) |
1 | Phường Phúc Tân | 0,79 | 18.541 | 23.469 |
2 | Phường Đồng Xuân | 0,17 | 9.444 | 55.552 |
3 | Phường Hàng Mã | 0,17 | 6.894 | 40.552 |
4 | Phường Hàng Buồm | 0,12 | 7.620 | 63.500 |
5 | Phường Hàng Đào | 0,07 | 5.339 | 76.271 |
6 | Phường Hàng Bồ | 0,09 | 5.431 | 60.344 |
7 | Phường Cửa Đông | 0,15 | 6.652 | 44.346 |
8 | Phường Lý Thái Tổ | 0,24 | 5.556 | 23.150 |
9 | Phường Hàng Bạc | 0,09 | 5.133 | 57.033 |
10 | Phường Hàng Gai | 0,09 | 5.779 | 64.211 |
11 | Phường Chương Dương | 1,03 | 23.034 | 22.363 |
12 | Phường Hàng Trống | 0,34 | 8.344 | 24.541 |
13 | Phường Cửa Nam | 0,26 | 6.354 | 24.438 |
14 | Phường Hàng Bông | 0,18 | 6.833 | 37.961 |
15 | Phường Tràng Tiền | 0,38 | 6.734 | 17.721 |
16 | Phường Trần Hưng Đạo | 0,47 | 9.212 | 19.600 |
17 | Phường Phan Chu Trinh | 0,42 | 7.168 | 17.067 |
18 | Phường Hàng Bài | 0,27 | 5.775 | 21.388 |
Các phường của quận Hoàn Kiếm có dân số tăng dần qua các năm, đặc biệt là trong vài năm trở lại đây. Lý giải cho điều này là bởi kinh tế – xã hội của quận phát triển, thu hút không ít cư dân từ địa phương khác đến đây sinh sống và làm việc.
3. Bản đồ hành chính quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nhìn trên bản đồ hành chính quận Hoàn Kiếm, ta có thể dễ dàng phân biệt vị trí, ranh giới giữa các phường thông qua màu sắc biểu thị khác nhau. Bản đồ cũng thể hiện rõ ràng các thông tin như: các tuyến đường chính, vị trí của các công trình tòa nhà, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,…
4. Danh sách các tuyến đường ở quận Hoàn Kiếm
Được biết đến là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa quan trọng của thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm rất được chú trọng đầu tư về hạ tầng giao thông. Mạng lưới các tuyến đường giao thông trên địa bàn quận khá dày đặc, hiện có tổng cộng 168 tuyến phố.
19-12 | Hai Bà Trưng | Hàng Muối |
Ấu Triệu | Hàm Long | Hàng Ngang |
Bà Triệu | Hàm Tử Quan | Hàng Nón |
Bạch Đằng | Hàn Thuyên | Hàng Phèn |
Bảo Khánh | Hàng Bạc | Hàng Quạt |
Bảo Linh | Hàng Bài | Hàng Rươi |
Bát Đàn | Hàng Bè | Hàng Thiếc |
Bát Sứ | Hàng Bồ | Hàng Thùng |
Cao Thắng | Hàng Bông | Hàng Tre |
Cầu Đất | Hàng Buồm | Hàng Trống |
Cầu Đông | Hàng Bút | Hàng Vải |
Cầu Gỗ | Hàng Cá | Hàng Vôi |
Chả Cá | Hàng Cân | Hồ Hoàn Kiếm |
Chân Cầm | Hàng Chai | Hỏa Lò |
Chợ Gạo | Hàng Chiếu | Hồng Hà |
Chương Dương Độ | Hàng Chĩnh | Huế |
Cổ Tân | Hàng Cót | Lãn Ông |
Cổng Đục | Hàng Da | Lê Duẩn |
Cửa Đông | Hàng Đào | Lê Lai |
Cửa Nam | Hàng Đậu | Lê Phụng Hiểu |
Dã Tượng | Hàng Điếu | Lê Thạch |
Đặng Thái Thân | Hàng Đồng | Lê Thái Tổ |
Đào Duy Từ | Hàng Đường | Lê Thánh Tông |
Điện Biên Phủ | Hàng Gà | Lê Văn Hưu |
Đinh Công Tráng | Hàng Gai | Lê Văn Linh |
Đinh Lễ | Hàng Giầy | Liên Trì |
Đinh Liệt | Hàng Giấy | Lò Rèn |
Đình Ngang | Hàng Hòm | Lò Sũ[6] |
Đinh Tiên Hoàng | Hàng Khay | Lương Ngọc Quyến |
Đoàn Nhữ Hài | Hàng Khoai | Lương Văn Can |
Đông Thái | Hàng Lược | Lý Đạo Thành |
Đồng Xuân | Hàng Mã | Lý Nam Đế |
Đường Thành | Hàng Mắm | Nhà Hỏa |
Gầm Cầu | Hàng Mành | Nhà Thờ |
Lý Quốc Sư | Nguyễn Hữu Huân | Ô Quan Chưởng |
Lý Thái Tổ | Nguyễn Khắc Cần | Phạm Ngũ Lão |
Lý Thường Kiệt | Nguyên Khiết | Phạm Sư Mạnh |
Mã Mây | Nguyễn Khoái | Phan Bội Châu |
Nam Ngư | Nguyễn Quang Bích | Phan Chu Trinh |
Ngõ Gạch | Nguyễn Siêu | Phan Đình Phùng |
Ngô Quyền | Nguyễn Thái Học | Phan Huy Chú |
Ngô Thì Nhậm | Nguyễn Thiện Thuật | Phủ Doãn |
Ngõ Trạm | Nguyễn Thiếp | Phúc Tân |
Ngô Văn Sở | Nguyễn Tư Giản | Phùng Hưng |
Nguyễn Chế Nghĩa | Nguyễn Văn Tố | Quán Sứ |
Nguyễn Du | Nguyễn Xí | Quang Trung |
Nguyễn Gia Thiều | Nhà Chung | Tạ Hiện |
Thanh Hà | Trần Hưng Đạo | Triệu Quốc Đạt |
Thanh Yên | Trần Khánh Dư | Trương Hán Siêu |
Thợ Nhuộm | Trần Nguyên Hãn | Vạn Kiếp |
Thuốc Bắc | Trần Nhật Duật | Vọng Đức |
Tố Tịch | Trần Phú | Vọng Hà |
Tôn Thất Thiệp | Trần Quang Khải | Yên Phụ |
Tông Đản | Trần Quốc Toản | Yên Thái |
Tống Duy Tân | Tràng Thi | Yết Kiêu |
Trần Bình Trọng | Tràng Tiền |
5. Danh sách các UBND tại quận Hoàn Kiếm
Dưới đây là danh sách trụ sở UBND các phường thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có chức năng tổ chức và quản lý hành chính tại địa phương.
STT | Tên phường | Địa chỉ |
1 | UBND Quận Hoàn Kiếm | 124 Phố Hàng Trống, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm |
2 | UBND Phường Phúc Tân | 6 P. Bảo Linh, Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
3 | UBND Phường Đồng Xuân | 52 P. Hàng Giấy, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
4 | UBND Phường Hàng Mã | 45 P. Hàng Lược, Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
5 | UBND Phường Hàng Buồm | 28 P. Mã Mây, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
6 | UBND Phường Hàng Đào | 56 P. Hàng Cân, Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
7 | UBND Phường Hàng Bồ | 43 P. Lãn Ông, Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
8 | UBND Phường Cửa Đông | 30 Hàng Điếu, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
9 | UBND Phường Lý Thái Tổ | 30 P. Lò Sũ, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
10 | UBND Phường Hàng Bạc | Số 22 P. Hàng Dầu, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
11 | UBND Phường Hàng Gai | 44 P. Hàng Nón, Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
12 | UBND Phường Chương Dương | 81 P. Vọng Hà, Chương Dương Độ, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
13 | UBND Phường Hàng Trống | 24 P. Chân Cầm, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
14 | UBND Phường Cửa Nam | 21 P. Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
15 | UBND Phường Hàng Bông | 106 P. Hàng Bông, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
16 | UBND Phường Tràng Tiền | 2 P. Cổ Tân, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
17 | UBND Phường Trần Hưng Đạo | Số 29 P. Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
18 | UBND Phường Phan Chu Trinh | 27 P. Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
19 | UBND Phường Hàng Bài | 4 P. Nguyễn Chế Nghĩa, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội |
6. Tiềm năng bất động sản tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Với vị trí chiến lược quan trọng, quận Hoàn Kiếm thể hiện đầy đủ những giá trị của một trung tâm hành chính, kinh tế hàng đầu của thủ đô. Ngoài việc được đầu tư cơ sở hạ tầng và giao thông hiện đại, quận Hoàn Kiếm cũng là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa có ý nghĩa quan trọng. Thị trường bất động sản tại khu vực này được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ du lịch và đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, quận Hoàn Kiếm lại có quỹ đất tương đối khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu mua bán và đầu tư bất động sản tại khu vực lại không ngừng tăng cao qua các năm. Chính điều này làm cho giá trị bất động sản của quận Hoàn Kiếm liên tục tăng, trở thành một trong những thị trường bất động sản đắt đỏ nhất tại Hà Nội.
Quận Hoàn Kiếm cũng là khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng cho thuê Hà Nội hiện đại. Các loại hình văn phòng đa dạng và chất lượng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về không gian làm việc cho nhiều doanh nghiệp hiện nay. Mức giá cho thuê văn phòng tại quận Hoàn Kiếm tương đối cao so với các khu vực trung tâm khác như Ba Đình hay Đống Đa, cụ thể:
- Văn phòng hạng A: 30 – 50 USD/m2
- Văn phòng hạng B: 20 – 27 USD/m2
- Văn phòng hạng C: 10 – 19 USD/m2
Một số công trình tòa nhà văn phòng nổi bật tại khu vực Hoàn Kiếm có thể kể đến như: International Centre, Central Building, LienVietPostBank Tower, Cornerstone Building, HCO Building, BIDV Tower…
Với toàn bộ những chia sẻ trên đây, Maison Office đã giúp bạn giải đáp thắc mắc quận Hoàn Kiếm có bao nhiêu phường hiện nay. Mặc dù là một trong những khu vực phát triển bậc nhất của thành phố, quận Hoàn Kiếm vẫn có nhiều chính sách bảo tồn, lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời của thủ đô Hà Nội. Điều này mang đến sự giao thoa độc đáo giữa nét truyền thống và hiện đại, tạo nên bức tranh phát triển đa chiều cho khu vực này.
Tìm hiểu thêm danh sách các phường tại các quận Hà Nội:
Maison Office là đơn vị cho thuê văn phòng chuyên nghiệp, đội ngũ tư vấn kinh nghiệm 10+ năm sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp nhất ✅ Liên hệ 0988.902.468 ngay!