Maison Office

Quận Long Biên: Diện tích, vị trí và đặc điểm các phường

Theo dõi Maison Office trên
Thông tin khái quát về quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam

Quận Long Biên nắm giữ vai trò là cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội. Với vị trí chiến lược quan trọng, Long Biên đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của thủ đô trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Đây cũng được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, vượt bậc, mang đến diện mạo mới cho thành phố trong nhiều năm trở lại đây. Trong bài viết này, hãy cùng Maison Office tìm hiểu các thông tin mới nhất liên quan đến khu vực Long Biên, Hà Nội!

I – Thông tin hành chính Quận Long Biên, Hà Nội

Long Biên là quận nội thành duy nhất của Hà Nội nằm ở khu vực tả ngạn sông Hồng. Với diện tích rộng lớn cùng tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc, khu vực này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. 

1. Lịch sử hình thành

Long Biên là vùng đất ghi lại nhiều dấu tích quan trọng của Hà Nội ngay từ những năm đầu dựng nước. Theo ghi chép trong “Đại Nam Nhất Thống Chí”, dưới thời Lý, khu vực Long Biên nằm ở chính giữa châu thổ sông Hồng, nơi giao thoa của 2 dòng sông huyết mạch là sông Đuống và sông Cái. 

Long Biên là vùng đất ghi lại nhiều dấu tích quan trọng của thủ đô Hà Nội
Long Biên là vùng đất ghi lại nhiều dấu tích quan trọng của thủ đô Hà Nội

Đến thời Trần, vùng đất Long Biên thuộc Lộ Bắc Giang; thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; thời Nguyễn thuộc trấn Bắc Giang và sau đó là tỉnh Bắc Ninh. 

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, quận Long Biên được thành lập trên cơ sở tách 10 xã của huyện Gia Lâm, gồm: Giang Biên, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Hội Xá, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng. Đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 14 phường mới thuộc quận Long Biên. 

Từ đây, quận Long Biên có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc cho đến hiện nay. 

2. Vị trí địa lý

Quận Long Biên tọa lạc ở phía Đông Bắc nội thành thủ đô Hà Nội, nối liền khu vực trung tâm qua các cây cầu Long Biên, Vĩnh Tuy và Chương Dương. Địa giới hành chính của quận tiếp giáp với các quận, huyện sau đây:

  • Phía Đông giáp huyện Gia Lâm.
  • Phía Tây giáp các quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng.
  • Phía Nam giáp quận Hoàng Mai.
  • Phía Bắc giáp huyện Đông Anh.
Vị trí địa lý của quận Long Biên trên bản đồ
Bản đồ Quận Long Biên

Khu vực này là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng, gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đây chính là điều kiện quan trọng giúp khu vực trung tâm Hà Nội kết nối nhanh chóng với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc. Quận Long Biên cũng nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, do đó có nhiều tiềm năng phát triển sôi động, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế. 

3. Diện tích

Theo số liệu thống kê mới nhất, diện tích quận Long Biên là khoảng 60,38 km2. Đây được biết đến là quận có diện tích lớn nhất trong số các quận nội thành của thủ đô Hà Nội. Xếp sau đó lần lượt là các quận Hà Đông, quận Bắc Từ Liêm và quận Hoàng Mai. 

4. Dân số

Tính đến năm 2022, tổng dân số của quận Long Biên là 347.829 người, mật độ dân số đạt 5.761 người/km2. Trong những năm gần đây, dân số trên địa bàn quận có xu hướng tăng nhanh do sự phát triển kinh tế và hạ tầng của quận. Từ một huyện ngoại thành Hà Nội, Long Biên giờ đây đã có màn “lột xác” với nhiều khu đô thị lớn, hiện đại như: KĐT Việt Hưng, KĐT Vinhomes Riverside, KĐT Thạch Bàn, KĐT Rice Home Sông Hồng,… 

5. Quận Long Biên có bao nhiêu phường?

Quận Long Biên hiện có 14 phường trực thuộc, bao gồm các phường: Thượng Thanh, Bồ Đề, Long Biên, Đức Giang, Ngọc Thụy, Gia Thụy, Ngọc Lâm, Phúc Đồng, Cự Khối, Việt Hưng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Thạch Bàn, Giang Biên.

Danh sách các phường quận Long Biên mới nhất hiện nay
Danh sách các phường quận Long Biên mới nhất hiện nay
DANH SÁCH CÁC PHƯỜNG QUẬN LONG BIÊN
STT Tên phường Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2)
1 Phường Thượng Thanh 4,88 13.153 2.695
2 Phường Ngọc Thụy 8,99 18.568 2.065
3 Phường Giang Biên 4,71 4.600 977
4 Phường Đức Giang 2,41 25.767 10.692
5 Phường Việt Hưng 3,83 7.884 2.058
6 Phường Gia Thụy 1,20 9.721 8.101
7 Phường Ngọc Lâm 1,13 19.604 17.349
 8 Phường Phúc Lợi 6,20 7.820 1.261
 9 Phường Bồ Đề 3,80 16.159 4.252
 10 Phường Sài Đồng 0,91 14.029 15.416
 11 Phường Long Biên 7,23 9.455 1.308
 12 Phường Thạch Bàn 5,27 11.300 2.144
 13 Phường Phúc Đồng 4,95 6.994 1.413
 14 Phường Cự Khối 4,87 5.652 1.161

 

>> Tìm hiểu thêm: Danh sách các quận huyện Hà Nội

II – Khám phá các địa điểm nổi bật tại Quận Long Biên

Quận Long Biên được đánh giá là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất Hà Nội. Cùng với quá trình phát triển đô thị, khu vực Long Biên cũng dần khoác lên mình một diện mạo mới văn minh và hiện đại hơn. Song song với đó, công tác bảo tồn và lưu giữ các di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng vẫn được quận ưu tiên hàng đầu. 

1. Địa danh du lịch nổi tiếng tại Quận Long Biên, Hà Nội

Long Biên là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, kết tinh nhiều giá trị lịch sử và văn hóa qua các thời kỳ. Cùng với dòng chảy thời gian, khu vực quận này cũng có nhiều sự phát triển mạnh mẽ, hướng đến trở thành một không gian đô thị hiện đại. Sự kết hợp độc đáo này sẽ mang đến cho du khách đa dạng các loại hình du lịch, từ khám phá di tích lịch sử, văn hóa đến du lịch sinh thái, thắng cảnh tự nhiên. Dưới đây là một vài địa điểm du lịch hấp dẫn tại quận Long Biên mà bạn có thể tham khảo: 

  • Chùa Thạch Cầu: Ngôi chùa này còn có tên chữ là Thiên Quang tự, tọa lạc tại phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội. Căn cứ theo niên đại trên quả chuông đồng Thiên Quang tự chung được đúc năm 1854, có thể đoán định chùa Thạch Cầu đã được xây dựng từ trước năm 1854. Kiến trúc của chùa gồm 2 tầng, trong đó các tượng thờ được bài trí phần lớn ở tầng 2, còn tầng 1 được dùng làm nhà khách. Bên trong ngôi chùa cổ này vẫn còn lưu giữ rất nhiều hiện vật giá trị như: quả chuông đồng niên hiệu Tự Đức thứ 7, tượng Thích Ca sơ sinh đúc bằng đồng, gần 20 pho tượng lớn nhỏ từ thế kỷ 19 đến 20, hương án gỗ, hoành phi,… 
Chùa Thạch Cầu được xây dựng cách đây hơn 100 năm
Chùa Thạch Cầu được xây dựng cách đây hơn 100 năm
  • Công viên hoa hồng Rose Park: Nếu bạn là người yêu hoa, đặc biệt là hoa hồng thì đây chính là địa điểm “check-in” nhất định phải có trong danh sách địa điểm tham quan quận Long Biên. Công viên hoa hồng Rose Park nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km về phía Đông Bắc. Toàn bộ không gian nơi đây được phủ đầy các loại hoa hồng, mang hương thơm ngọt ngào tràn ngập khắp cả không khí. Ngoài vườn hoa tuyệt đẹp để check-in, du khách còn có thể tham gia các hoạt động thú vị như: dã ngoại, câu cá, thưởng thức ẩm thực,… 
  • Aeon Mall Long Biên: Người dân quận Long Biên chắc hẳn không còn quá xa lạ với điểm đến mua sắm, giải trí sầm uất bậc nhất này. Aeon Mall Long Biên được biết đến là tổ hợp trung tâm thương mại có diện tích rộng lớn lên đến 9,6 ha. Toàn bộ công trình được quy hoạch thành 4 tầng và phân chia thành nhiều khu vực riêng biệt. Khi đến với trung tâm thương mại này, khách hàng không chỉ được trải nghiệm mua sắm với đa dạng mặt hàng mà còn được tận hưởng các dịch vụ vui chơi, giải trí hàng đầu. 
Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên sầm uất, nhộn nhịp
Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên sầm uất, nhộn nhịp
  • Cầu Long Biên: Cầu Long Biên có hơn 100 năm hình thành và phát triển, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử cùng những đổi thay to lớn của thủ đô Hà Nội. Địa điểm này thu hút rất nhiều du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu những câu chuyện thú vị đằng sau. Ngoài check-in với cây cầu Long Biên có lịch sử lâu đời, du khách còn được tham gia các hoạt động thú vị như dạo bộ hay đạp xe thư giãn. Đặc biệt, khi đứng từ cầu Long Biên lúc bình minh hoặc hoàng hôn, bạn còn có thể ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp từ trên cao. 

2. Hệ thống các tuyến đường giao thông Quận Long Biên

Dù sở hữu địa thế ngăn cách với trung tâm Hà Nội bởi con sông Hồng, thế nhưng hệ thống giao thông của quận Long Biên lại rất phát triển và hoàn thiện. Theo đó, người dân trên địa bàn quận có thể nhanh chóng di chuyển đến các khu vực nội đô thông qua hệ thống các cây cầu: Long Biên, Vĩnh Tuy, Thanh Trì,… 

Ngoài ra, khu vực này còn sở các tuyến đường lớn quan trọng như:

  • Nguyễn Văn Cừ
  • Đàm Quang Trung
  • Ngô Gia Tự
  • Quốc lộ 5
  • Nguyễn Văn Linh
  • Thạch Bàn
  • Cổ Linh
  • Long Biên – Xuân Quan
  • Gia Thượng
  • Nam Đuống
  • Nguyễn Văn Cừ
  • Đức Giang
  • Mai Chí Thọ
  • Đoàn Khuê
  • Hội Xá
  • Đê Vàng
  • Trần Danh Tuyên
  • Chu Huy Mẫn
  • Đào Đình Luyện
Các tuyến đường giao thông trên địa bàn quận Long Biên
Các tuyến đường giao thông trên địa bàn quận Long Biên

3. Các tòa nhà nổi bật tại Quận Long Biên

Quận Long Biên là nơi tập trung nhiều tòa nhà cao tầng ấn tượng, góp phần làm nên bức tranh đô thị hiện đại của thành phố Hà Nội. Những công trình kiến trúc nổi bật này không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đổi mới trong quy hoạch đô thị. Một số cái tên nổi bật trong danh sách các tòa nhà tại quận Long Biên như:  

  • Tòa nhà SD Building: Đây là tòa nhà văn phòng cho thuê có quy mô 5 tầng, được thiết kế theo phong cách hiện đại, mang đến không gian làm việc đầy đủ tiện nghi. Mặt bằng văn phòng cho thuê được phân chia khá linh hoạt, đáp ứng tối đa nhu cầu của hầu hết các doanh nghiệp. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn SD Building làm nơi đặt trụ sở chính nhờ vào ưu thế về vị trí mà tòa nhà có được. Theo đó, tòa nhà nằm trên trục đường Vũ Đức Thận, gần với các tuyến đường chính như: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Quốc lộ 5, cầu Vĩnh Tuy,…
Tòa nhà SD Building mang đến không gian làm việc chuyên nghiệp
Tòa nhà SD Building mang đến không gian làm việc chuyên nghiệp
  • Tòa nhà Trico Building: Tòa nhà văn phòng này tọa lạc tại số 548 Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên. Đây là một trong những trục đường chính của khu vực, thuận tiện di chuyển nội khu và kết nối đến các quận, huyện lân cận khác. Với quy mô 18 tầng văn phòng, Trico Building cũng tự tin mang đến không gian văn phòng cho thuê rộng thoáng, phục vụ được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, khách hàng có thể chọn thuê văn phòng với diện tích linh hoạt từ 100m2, 150m2 cho đến 600m2 trên một sàn. Ngoài ra, các tiện ích xung quanh tòa nhà như trung tâm thương mại, siêu thị, rạp chiếu phim,… cũng là những lợi thế thu hút khách thuê. 
  • PHC Complex: Đây là dự án tổ hợp trung tâm thương mại, nhà shophouse và văn phòng cho thuê nằm trên trục đường Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội. Khu phức hợp này được xây dựng với quy mô 17 tầng nổi, trong đó tầng 1 đến tầng 4 là trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê. Không gian văn phòng được thiết kế dạng mở, đặc biệt sử dụng vách kính cường lực để tận dụng tối đa ánh sáng và gió trời tự nhiên. Ngoài ra, tòa nhà PHC Complex còn cung cấp rất nhiều tiện ích, dịch vụ tiêu chuẩn cho văn phòng như: hệ thống an ninh, hệ thống thang máy, hệ thống điều hòa,… 
PHC Complex là điểm đến thuê văn phòng lý tưởng tại quận Long Biên
PHC Complex là điểm đến thuê văn phòng lý tưởng tại quận Long Biên
  • Tòa nhà Plaschem Tower: Plaschem Tower nằm trên trục đường chính Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên. Đây là khu vực sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh, giao dịch. Quy mô tòa nhà có tổng cộng 18 tầng, trong đó diện tích mặt sàn mỗi tầng là 900m2. Bên trong tòa nhà được trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại gồm: hệ thống thang máy, hệ thống điện dự phòng, lớp cách nhiệt chống ồn,… Điều này đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về văn phòng làm việc của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. 

Quận Long Biên, nằm bên bờ sông Hồng, đã trở thành điểm đến thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư với tiềm năng phát triển vượt bậc. Với sự xuất hiện của hàng loạt các dự án hạ tầng hiện đại, Long Biên đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. 

Tìm hiểu thêm thông tin các quận huyện Hà Nội: 

5/5 - (2 votes)
Contact Me on Zalo