Maison Office

Bản đồ hành chính quận Ba Đình Hà Nội [Mới nhất]

Theo dõi Maison Office trên
bản đồ quận ba đình

Quận Ba Đình là một trong bốn quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nơi đây từng được biết đến là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến, đồng thời là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, bản đồ quận Ba Đình cũng dần có nhiều thay đổi. Để giúp bạn dễ dàng nắm bắt những thay đổi này, Maison Office sẽ tổng hợp đến bạn các thông tin liên quan đến bản đồ quận Ba Đình thành phố Hà Nội mới nhất!

1. Giới thiệu về quận Ba Đình, Hà Nội

Quận Ba Đình là 1 trong 12 quận nội thành Hà Nội, đồng thời là 1 trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Khu vực này cũng là nơi tập trung hầu hết các cơ quan đầu não quan trọng của Đảng, Nhà nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.

Quận Ba Đình là 1 trong 4 quận trung tâm của thủ đô Hà Nội
Quận Ba Đình là 1 trong 4 quận trung tâm của thủ đô Hà Nội

Trong suốt chiều dài lịch sử, khu vực quận Ba Đình là nơi đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn quận hiện nay vẫn còn lưu giữ những di tích lịch sử – văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến Hà Nội. Bên cạnh đó, quận Ba Đình còn nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống độc đáo như: làng lụa Trúc Bạch, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng hoa Ngọc Hà, làng giấy Yên Thái, làng rượu sen Thụy Khuê,…

BẢNG THÔNG TIN TỔNG QUAN QUẬN BA ĐÌNH 
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Thành lập 1961
Diện tích 9,21 km2
Dân số (năm 2022) 226.315 người
Mật độ dân số (năm 2022) 24.572 người/km2
Mã hành chính 001
Trụ sở UBND  Số 25, phố Liễu Giai, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội
Đơn vị hành chính trực thuộc 14 phường
Biển số 29-B1-B2
Website badinh.hanoi.gov.vn

 

>>> Xem ngay: Các tòa nhà cho thuê văn phòng Quận Ba Đình

2. Bản đồ hành chính quận Ba Đình

Quận Ba Đình nắm giữ vị trí trung tâm của vùng đất nghìn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội. Trên bản đồ các quận ở Hà Nội, quận Ba Đình có vị trí các mặt tiếp giáp như sau: 

  • Phía Đông giáp quận Long Biên (ranh giới tự nhiên là sông Hồng).
  • Phía Đông nam giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là các phố Hàng Đậu, Lý Nam Đế, Phan Đình Phùng và đường tàu).
  • Phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là đường Bưởi sông Tô Lịch).
  • Phía Nam giáp quận Đống Đa (ranh giới là các phố Giảng Võ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyên Hồng, Đê La Thành, Láng Hạ, Nguyễn Thái Học và đường Nguyễn Chí Thanh).
  • Phía Bắc giáp quận Tây Hồ (ranh giới là khu dân cư An Dương, đường Thanh Niên, đường Hoàng Hoa Thám, đường Hùng Vương).
Bản đồ hành chính quận Ba Đình Hà Nội
Bản đồ hành chính quận Ba Đình Hà Nội

Qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, quận Ba Đình hiện có 14 phường: Cống Vị, Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Phúc Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Vĩnh Phúc. Dưới đây là thông tin chi tiết về các phường trực thuộc quận Ba Đình, Hà Nội: 

STT Phường Mã bưu chính Dân số (người) Diện tích (km2) Mật độ dân số (người/km2)
1 Phường Phúc Xá 97 22.024 0,92 23.939
2 Phường Trúc Bạch 16 7.514 0,52 14.450
3 Phường Vĩnh Phúc 40 23.000 0,74 31.081
4 Phường Cống Vị 24 16.330 0,52 31.404
5 Phường Liễu Giai 110 20.546 0,73 28.145
6 Phường Nguyễn Trung Trực 14 7.466 0,16 46.663
7 Phường Quán Thánh 12 7.971 0,77 10.352
 8 Phường Ngọc Hà 22 19.479 0,80 24.349
 9 Phường Điện Biên 27 8.895 0,94 9.463
 10 Phường Đội Cấn 18 14.033 0,62 22.634
 11 Phường Ngọc Khánh 18 21.182 1,04 20.367
 12 Phường Kim Mã 16 15.571 0,48 32.440
 13 Phường Giảng Võ 59 18.435 0,40 46.088
 14 Phường Thành Công 72 24.126 0,64 37.697

Trụ sở Ủy ban nhân dân quận Ba Đình cùng nhiều cơ quan hành chính quan trọng của quận được đặt tại phường Liễu Giai.

Bản đồ các phường quận Ba Đình mới nhất
Bản đồ các phường quận Ba Đình mới nhất

>>> Xem thêm: Bản đồ Việt Nam

3. Bản đồ quy hoạch quận Ba Đình mới nhất

Ngày 03/02/2023, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của quận Ba Đình theo Quyết định số 736/QĐ-UBND. Theo đó, diện tích các loại đất được đưa vào sử dụng như sau: 

  • Diện tích đất nông nghiệp của quận Ba Đình năm 2023 là 1,61 ha, chiếm khoảng 0,18% diện tích đất tự nhiên toàn quận. Như vậy, khoảng 0,11 ha diện tích đất nông nghiệp đã được cắt giảm so với năm 2022 để chuyển thành đất phi nông nghiệp. 
  • Diện tích đất phi nông nghiệp của quận là 916,34 ha, chiếm khoảng 99,52% diện tích đất tự nhiên toàn quận. 
  • Diện tích đất ở đô thị của quận Ba Đình là khoảng 305,96 ha, chiếm khoảng 33,23% diện tích đất tự nhiên. 
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Ba Đình
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận Ba Đình

Ngoài ra, theo đồ án quy hoạch phân khu H1-2, quận Ba Đình được xác định là trung tâm hành chính, văn hóa, lịch sử của quốc gia đồng thời cũng là nơi lưu giữ và bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long. Chính vì vậy, khu vực này cần hạn chế phát triển, thay vào đó là tập trung cải tạo, chỉnh trang các công trình cũ hiện có. Bên cạnh đó là kết hợp xây dựng, sắp xếp lại các chức năng sử dụng đất để giữ gìn và phát huy những giá trị đô thị lịch sử.

Bản đồ quy hoạch quận Ba Đình mới nhất
Bản đồ quy hoạch quận Ba Đình mới nhất

4. Bản đồ giao thông quận Ba Đình Hà Nội 

Quận Ba Đình là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính, văn hóa quan trọng. Thêm vào đó, khu vực này cũng nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử, văn hóa lâu đời, thu hút lượng lớn du khách cả trong và ngoài nước ghé đến tham quan. Do vậy mà mật độ giao thông trên địa bàn quận luôn ở mức cao, ghi nhận lượng lớn phương tiện giao thông qua lại. Một số tuyến đường lớn trên bản đồ giao thông quận Ba Đình phải kể đến: Liễu Giai, Kim Mã, Hoàng Diệu, Đào Tấn, Độc Lập,…

Quận Ba Đình có mạng lưới giao thông dày đặc
Quận Ba Đình có mạng lưới giao thông dày đặc

Dựa trên bản đồ quy hoạch quận Ba Đình, hệ thống giao thông của quận sẽ được nâng cấp, cải tạo như sau:

  • Đường bộ: Tiến hành nâng cấp và mở rộng các tuyến đường bộ trên địa bàn quận, bao gồm các trục đường Kim Mã, Đội Cấn và các nút giao thông quan trọng. Song song với đó là gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa và lịch sử lâu đời đã gắn liền với thủ đô Hà Nội.
  • Đường sắt: Tập trung nâng cấp, cải tiến các tuyến đường sắt quan trọng đi qua địa bàn quận. Trong đó bao gồm: tuyến Nội Bài – Thượng Đình, tuyến Hồ Tây – An Khánh, tuyến Trôi – Nhổn – Yên Sở, tuyến Ngọc Hồi – Yên Viên,…
  • Đường vành đai: Tập trung mở rộng tuyến đường vành đai 2 tại điểm giao nhau giữa Bưởi và Cầu Giấy nhằm giảm bớt áp lực giao thông trong khu vực nội đô. 
Địa bàn quận Ba Đình có nhiều tuyến đường sắt đi qua
Địa bàn quận Ba Đình có nhiều tuyến đường sắt đi qua

5. Một số địa điểm nổi bật tại quận Ba Đình

Quận Ba Đình là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng của Hà Nội với nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trải qua nhiều thăng trầm, những biểu tượng lịch sử của khu vực vẫn tỏa sáng như những viên ngọc quý, làm nổi bật bức tranh văn hóa độc đáo của thủ đô Hà Nội. Dưới đây là một vài điểm đến tham quan lý tưởng trên bản đồ Ba Đình mà bạn không nên bỏ qua:

  • Hoàng thành Thăng Long: Còn được gọi là Thành cổ Hà Nội, được biết đến là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh. Công trình lâu đời này có diện tích 18.395 ha, được xây dựng theo mô hình Tam trùng thành quách, gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Năm 2010, Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, cho thấy giá trị về lịch sử và văn hóa lâu đời. Nơi đây cũng thu hút đông đảo du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của Việt Nam.
Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2010
Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2010
  • Lăng Bác (Quảng trường Ba Đình): Lăng Bác là một trong những điểm tham quan nhất định phải ghé thăm một lần khi có dịp đến với Hà Nội. Đây là nơi an nghỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Công trình này được xây dựng trên nền cũ của lễ đài Ba Đình, nơi Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có thể nói, Lăng Bác là một công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa sâu sắc, đồng thời là niềm tự hào của mọi con dân đất Việt. 
Lăng Bác là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc
Lăng Bác là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc
  • Chùa Một Cột: Đây là công trình kiến trúc Phật giáo đã được xây dựng từ hàng nghìn năm, dưới thời vua Lý Thái Tông. Chùa nằm trong khuôn viên quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Ngôi chùa này còn được biết đến với tên gọi khác là Liên Hoa Đài, dựa trên kiến trúc độc đáo như một đài hoa sen ngay giữa lòng hồ. Với lối kiến trúc điêu khắc chạm trổ tinh tế, mang đậm văn hóa dân tộc, Chùa Một Cột đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2010. 
Chùa Một Cột sở hữu kiến trúc độc đáo, tinh tế
Chùa Một Cột sở hữu kiến trúc độc đáo, tinh tế
  • Đài quan sát Lotte Hà Nội: Đây là một trong những điểm đến tham quan nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội, nằm trên tầng 65 của tòa nhà Lotte Center. Khi đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh tráng lệ, sầm uất của thủ đô ở đài quan sát cao 272m. Đặc biệt, tầm nhìn có thể bao quát cả những địa danh nổi tiếng của thành phố như: Hồ Hoàn Kiếm, Hoàng thành Thăng Long, Lăng Bác, Cầu Long Biên,… Giá vé tham quan là 180.000 đồng/người lớn và 120.000 đồng/trẻ em.
Trải nghiệm ngắm nhìn toàn cảnh thủ đô tại đài quan sát Lotte Hà Nội
Trải nghiệm ngắm nhìn toàn cảnh thủ đô tại đài quan sát Lotte Hà Nội

6. Lời kết

Qua tìm hiểu bản đồ quận Ba Đình Hà Nội, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về vị trí địa lý, các đơn vị hành chính, hệ thống tuyến đường giao thông cũng như những địa danh lịch sử, văn hóa quan trọng của quận. Với vị trí chiến lược trên bản đồ Hà Nội, quận Ba Đình sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách cả trong và ngoài nước đến đây tham quan, khám phá. 

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo