Maison Office

Big 5 Personality Là Gì? Tất Tần Tật Về Mô Hình 5 Tính Cách

Theo dõi Maison Office trên
big five personality

Big 5 Personality là một mô hình tâm lý học được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu để đánh giá tính cách cá nhân dựa trên năm yếu tố cốt lõi. Mô hình này không chỉ giúp xác định rõ nét các đặc điểm tính cách nổi bật mà còn có thể phát hiện những khía cạnh tiềm ẩn trong tính cách của mỗi người.

>>> Tìm hiểu ngay 1 số nhóm tích cách trong MBTI:  ESFPINFJINFPISFJISTP,…

1. Big 5 Personality là gì?

Big 5 Personality còn được gọi là Mô hình 5 đặc trưng tính cách ( các tên gọi khác như Big Five, Five Factor Model hay Big 5 Personality Model) là một công cụ hữu ích giúp chúng ta khám phá và hiểu rõ những yếu tố nền tảng cấu thành nên tính cách của mỗi cá nhân. 

Big 5 Personality

Theo mô hình Big 5, tính cách của mỗi người có thể thuộc vào một trong 5 nhóm đặc trưng chính bao gồm: Hòa đồng (Agreeableness), Tận tâm (Conscientiousness), Nhạy cảm (Neuroticism), Hướng ngoại (Extraversion), Cởi mở (Openness).

Bạn có biết:

2. 5 Yếu tố chính trong mô hình Big 5 Personality 

2.1 Hòa đồng (Agreeableness)

Nhiều người thường lầm tưởng giữa hai khái niệm “hòa đồng” và “hướng ngoại”. Thực tế, chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hòa đồng đề cập đến cách một người tương tác và xây dựng mối quan hệ với người khác, trong khi hướng ngoại lại thể hiện sự quan tâm và tâm trung vào thế giới bên ngoài. 

Người hòa đồng Agreeableness
Người hòa đồng thường thích tương tác và xây dựng mối quan hệ với người khác 

Người có tính cách hòa đồng, thân thiện thường thấu hiểu và sẵn lòng hợp tác với mọi người. Họ tạo cảm giác gần gũi, ấm áp và đáng tin cậy, dễ dàng chiếm được thiện cảm của người khác.

Trái lại, những người ít hòa đồng thường bị xem là khó gần, không sẵn lòng hợp tác và có xu hướng kiểm soát. Điều này khiến họ không được yêu mến và tin tưởng. Tính cách này đặc biệt thể hiện rõ khi họ tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tương tác cao.

2.2 Tự chủ (Conscientiousness)

Tự chủ là khả năng tự nhận thức, tự làm chủ bản thân và điều khiển hành vi để phù hợp với mục tiêu cá nhân. Trong mô hình Big Five, tính tự chủ bao gồm các yếu tố như khả năng kiểm soát bản thân, sự kiên trì và tính cẩn thận.

Người có tính tự chủ cao thường rất tỉ mỉ, có nguyên tắc và luôn giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống. Ngược lại, người có tính tự chủ thấp thường hành động bốc đồng, thiếu suy nghĩ và khó đạt được mục tiêu đã đề ra.

Người tự chủ Conscientiousness
Người có tính tự chủ sống có kỷ luật và nguyên tắc

2.3 Nhạy cảm (Neuroticism)

Người có tính nhạy cảm cao thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng, buồn bã và tổn thương. Tính nhạy cảm cũng phản ánh mức độ ổn định cảm xúc và khả năng kiểm soát sự bốc đồng. Những người có điểm số cao ở tính nhạy cảm này thường xuyên trải qua những cảm xúc buồn bã, tức giận, sợ hãi tội lỗi và ghen tị hơn những người khác. 

Người nhạy cảm Neuroticism
Người nhạy cảm rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ tiêu cực

Họ dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng và thường phóng đại những tình huống bình thường thành nguy hiểm, đáng lo ngại hoặc biến những khó khăn nhỏ trở nên tuyệt vọng, luôn để ý đến ngoại hình và hành vi của bản thân, đồng thời gặp khó khăn trong việc kiểm soát những ham muốn nhất thời.

2.4 Hướng ngoại (Extraversion)

Người có tính hướng ngoại thường biết đến với sự nhiệt tình sôi nổi, kỹ năng giao tiếp giỏi, tự tin và bộc lộ cảm xúc một cách cởi mở.

Người có tính hướng ngoại cao luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng và thoải mái khi tham gia các hoạt động bên ngoài. Họ thích chủ động bắt chuyện, luôn muốn người khác chú ý đến mình và cảm thấy phấn chấn khi được ở cùng mọi người.

người hướng ngoại
Người hướng ngoại sống rất thoải mái và tràn đầy năng lượng với mọi thứ xung quanh

Nhưng trái lại với người có tính hướng ngoại cao, người có tính hướng ngoại thấp họ thích không gian riêng tư, cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi phải giao tiếp nhiều. Họ có thể gặp khó khăn khi bắt đầu cuộc trò chuyện và thường suy nghĩ kỹ trước khi nói.

2.5 Cởi mở (Openness)

Người sở hữu tư duy cởi mở thường nổi bật với khả năng sáng tạo vượt trội và sự đồng cảm sâu sắc. Họ luôn khao khát khám phá thế giới, không ngừng tìm tòi học hỏi và tiếp thu những giá trị tri thức mới. Sự nhạy bén và tinh thần ham học hỏi giúp họ dễ dàng thích nghi và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Những người có chỉ số cởi mở cao ở khía cạnh này thường có xu hướng tìm tòi và sáng tạo, trong khi những người có điểm thấp thường thiên về cách làm việc truyền thống và ít tiếp thu những ý tưởng mới.

người cởi mở Openness
Người cởi mở thường có khả năng sáng tạo và sự đồng cảm sâu sắc

3. Các cách kiểm tra tính cách của bản thân

Có rất nhiều cách để bạn có thể kiểm tra và hiểu rõ hơn về tính cách của bản thân:

Bài kiểm tra trắc nghiệm tính cách trực tuyến: Nhiều công cụ trực tuyến giúp bạn khám phá bản thân thông qua các bài kiểm tra tính cách. Mô hình MBTI, Big Five, DISC và các phương pháp khác sẽ tiết lộ những khía cạnh đa dạng trong tính cách của bạn, từ xu hướng cảm xúc, mức độ cởi mở, tính kỷ luật cho đến sự hướng ngoại.

Trắc nghiệm Big 5 Personality

Tự đánh giá bản thân:

  • Viết nhật ký: Ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ hằng ngày giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mình tương tác và phản ứng với mọi người xung quanh, cũng như nhận ra những khuôn mẫu trong suy nghĩ và hành vi của bản thân.
  • Suy ngẫm: Tạm bỏ qua những khó khăn của cuộc sống, hãy cho bản thân những phút giây tĩnh lặng để nhìn lại những sự việc đã qua. Dù cho những trải nghiệm đó có thành công hay thất bại, nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về các góc khuất trong tính cách của bạn, từ đó hiểu rõ bản thân và hoàn thiện mình hơn.
  • Hỏi ý kiến người khác: Hỏi bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp về những nhận xét của họ về tính cách của bạn. Điều này có thể giúp bạn nâng cao được kỹ năng lắng nghe, hơn hết cung cấp cho bạn những góc nhìn khác nhau và giúp bạn hiểu rõ hơn về cách người khác nhìn nhận bạn.
  • Thiền định và tự giác: Dành thời gian cho những phương pháp như thiền định hay tự vấn bản thân sẽ giúp bạn thấu hiểu những ngóc ngách trong tâm trí mình. Khi hiểu rõ cách mình phản ứng với mọi thứ xung quanh, bạn sẽ dần chấp nhận và yêu thương bản thân mình hơn.

4. Ứng dụng của Big Five trong công việc

Thông qua mô hình Big 5 Personality nó sẽ giúp bạn đánh giá và hiểu rõ về bản thân mình hơn, cũng như hiểu được thêm về các tính cách của mọi người và từ đó đưa ra những công việc phù hợp với từng cá nhân.

Ứng dụng mô hình Big Five trong công việc

Ví dụ, những người có tính cách hướng ngoại sẽ được giao những nhiệm vụ liên quan đến giao tiếp và tương tác với khách hàng. Khi đã hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình, bạn sẽ biết cách phát huy tối đa tiềm năng trong công việc và tìm cách cải thiện những mặt còn hạn chế.

Cũng giống như các bài kiểm tra tính cách khác, bài trắc nghiệm Big Five chỉ mang tính chất tham khảo và có độ chính xác tương đối. Để hiểu rõ hơn về bản thân, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả việc tự quan sát và đánh giá. Hơn nữa, tính cách con người có thể thay đổi theo thời gian và trải nghiệm, vì vậy đừng để những kết quả hiện tại trở thành định kiến về bản thân.

5/5 - (1 vote)
Contact Me on Zalo