Maison Office

ISTP là gì? Đặc điểm nhóm tính cách The Crafter – Nhà kỹ thuật

Theo dõi Maison Office trên

Theo bài đánh giá trắc nghiệm tính cách MBTI (phân tích tính cách con người), có khoảng 5% dân số thế giới thuộc nhóm tính cách ISTP. Vậy ISTP là gì? Những đặc điểm của nhóm tính cách ISTP ra sao? Hãy cùng Maison Office khám phá thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. ISTP là gì?

ISTP là viết tắt của từ “Introverted, Sensing, Thinking, Perceiving” trong hệ thống Myers-Briggs Type Indicator (MBTI), một công cụ phân loại tính cách dựa trên lý thuyết của Carl Jung. ISTP là một trong 16 loại tính cách được định nghĩa trong MBTI.

ISTP tính cách là gì?
ISTP là gì?

Người có tính cách ISTP thường thích thực hiện các hoạt động thực tế, khéo léo trong việc sử dụng công cụ và thiết bị, có khả năng giải quyết vấn đề tốt. Họ thích tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh, thích thích nghi với tình huống mới và thường có cái nhìn khách quan và lý thuyết về thế giới.

2. Đặc điểm nhóm tính cách ISTP

Những người có tính cách ISTP có sở thích khám phá thế giới thông qua trải nghiệm và cảm nhận trực quan. Dưới đây là những đặc điểm thú vị của nhóm tính cách ISTP:

  • – Hướng nội – Introverted: Tương tự những người có tính cách hướng nội khác, những người thuộc nhóm tính cách ISTP thường ít tham gia vào các hoạt động đông người. Họ thích sống khép kín, thích ở một mình và cần thời gian để tái tạo năng lượng sau khi giao tiếp, làm việc hoặc tham gia hoạt động thể chất với nhiều người. Tuy nhiên, họ là những người dễ tính và hòa đồng.
  • – Cảm nhận – Sensing: Người thuộc nhóm tính cách ISTP thường đánh giá sự vật, sự việc dựa trên cảm nhận và trực giác của mình. Họ tận dụng tối đa các giác quan để đưa ra nhận xét và quan điểm về một sự vật cụ thể. Họ đặc biệt quan tâm đến các chi tiết nhỏ và những sự việc hiện tại, chứ không quá lo lắng về tương lai.
  • – Lý trí – Thinking: Mặc dù sử dụng trực giác nhiều  nhưng những người ISTP cũng có suy nghĩ logic và khép kín để đưa ra quyết định. Họ quan sát ,thu thập các yếu tố khách quan để đưa ra kết luận thay vì dựa vào nhận định chủ quan và thiên vị.
  • – Nhận thức – Perceiving: Việc đưa ra quyết định một cách nhanh chóng và vội vàng không phải là phong cách chung của nhóm ISTP. Họ dành thời gian để quan sát, đánh giá và suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

3. Điểm mạnh và điểm yếu của nhóm tính cách ISTP

Người thuộc nhóm tính cách ISTP (Introverted, Sensing, Thinking, Perceiving) có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.

3.1 Điểm mạnh

– Giải quyết vấn đề thành thạo: Những người thuộc nhóm tính cách ISTP có khả năng tiếp thu và xử lý một lượng lớn thông tin, ngay cả trong tình huống khẩn cấp. Vì vậy, họ luôn đảm nhận trách nhiệm và xử lý vấn đề một cách tốt.

– Linh hoạt: Họ có khả năng thay đổi hành vi và cảm xúc một cách nhanh chóng để thích ứng với tình huống hiện tại.

– Suy nghĩ logic và thực tế: Người thuộc nhóm tính cách ISTP thường có thành thạo trong lĩnh vực công nghệ hoặc làm việc với máy móc, nhờ vào tư duy logic và sự thực tế cao.

– Khả năng quan sát và trực giác tốt: Khi gặp người mới, những người thuộc ISTP có khả năng nhanh chóng hiểu được tính cách và động cơ của họ, do đó hiếm khi bị lừa dối.

Điểm mạnh của ISTP
Điểm mạnh của nhóm tính cách ISTP

3.2 Điểm yếu

– Cả thèm chóng chán: Nhóm ISTP liên tục tìm kiếm những cuộc phiêu lưu. Đôi khi, họ sẽ mạo hiểm để theo đuổi những trải nghiệm mới mà ít quan tâm tới hậu quả.

– Tính riêng tư cao: Người thuộc nhóm tính cách ISTP luôn ưa chuộng sự đơn độc và bảo vệ không gian riêng tư của mình. Mặc dù không phải là một vấn đề đáng kể, tuy nhiên điều này có thể gây khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân và công việc.

– Khả năng giao tiếp không linh hoạt: Nhóm ISTP thường được cho là thiếu nhạy cảm và đồng cảm với cảm xúc của người khác. Hơn nữa, tính thẳng thắn và trung thực trong nhiều trường hợp có thể làm họ gặp khó khăn khi giao tiếp hoặc an ủi người khác.

4. Phân biệt tính cách ISTP -A và ISTP -T

ISTP-A và ISTP-T là hai biến thể của loại tính cách ISTP (Introverted, Sensing, Thinking, Perceiving) trong mô hình MBTI (Myers-Briggs Type Indicator).

So sánh ISTP-A (Assertive) và ISTP-T (Turbulent)
Tính chất ISTP-A ISTP-T
Khả năng giải quyết vấn đề Tốt, tỉnh táo và chịu trách nhiệm. Thường thiếu quyết đoán và chưa ổn định.
Độ linh hoạt Có khả năng thích nghi và thay đổi. Thường khá đồng đạc và khó thích nghi.
Tư duy logic Thường có tư duy logic và thực tế. Thỉnh thoảng có tư duy phi logic và mơ mộng.
Tương tác xã hội Thường thể hiện tính hòa đồng và thân thiện. Thường có khó khăn trong việc tương tác và giữ khoảng cách.
Tính tự do Thích sự độc lập và không bị ràng buộc. Có thể thể hiện sự tự do quá đà và khó chấp nhận sự kiểm soát.
Tính kiên nhẫn Thường kiên nhẫn và bình tĩnh. Thường không kiên nhẫn và dễ cáu giận.

5. Các công việc phù hợp với người tính cách ISTP

Người thuộc nhóm tính cách ISTP thích hợp với môi trường làm việc sáng tạo, nơi họ có thể tự giải quyết vấn đề và đối mặt với các rủi ro trong quá trình làm việc. Với tính cách đặc trưng, ISTP thường phù hợp với các lĩnh vực như kỹ thuật, máy móc, cơ khí – điện tử, công nghệ, và công việc đặc biệt nguy hiểm.

Một số nghề phù hợp với tính cách ISTP:

  • – Phân tích tài chính và các công việc liên quan đến kinh tế
  • – Cơ học.
  • – Khoa học Pháp Y.
  • – Thể thao, điền kinh.
  • – Kỹ thuật.
  • – Cơ quan tình báo.
  • – Khoa học về ẩm thực.
  • – Công việc thám tử.
Các công việc phù hợp với người tính cách ISTP
Người tính cách ISTP phù hợp với công việc nào?

Đây chỉ là danh sách gợi ý các công việc tham khảo không bắt buộc người ISTP phải theo. Mọi người có thể theo đuổi những ngành nghề khác phù hợp với sở thích và nhu cầu cá nhân.

6. Nhóm tính cách ISTP nên làm gì để phát triển?

Để phát triển và tận dụng tối đa tiềm năng của mình, nhóm tính cách ISTP có thể thực hiện các bước sau:

6.1 Khám phá sâu hơn về bản thân

ISTP nên dành thời gian để tự tìm hiểu về bản thân, phân tích và hiểu rõ hơn về các đặc điểm tính cách của mình. Tập trung khám phá sâu hơn về niềm đam mê, giá trị cá nhân, và ưu điểm cũng như hạn chế của bản thân.

6.2 Thử thách bản thân

ISTP nên học những kỹ năng mới, tham gia vào các hoạt động mạo hiểm hoặc thử sức ở các lĩnh vực khác nhau. Việc này giúp ISTP phát triển và đa dạng hóa khả năng của mình.

6.3 Học cách lập kế hoạch

ISTP nổi tiếng với tính cách sống trong hiện tại và không có kế hoạch cụ thể cho tương lai.

Cách lập kế hoạch
ISTP nên học cách lập kế hoạch để nâng cao bản thân

Điều này không có gì xấu, tuy nhiên, để đạt được thành công hơn trong sự nghiệp, ISTP có thể học cách lập kế hoạch với mục tiêu rõ ràng và tuân thủ theo lộ trình.

6.4 Học cách quản lý thời gian

Nhóm tính cách ISTP thường không tự quyết định thời gian và hoạt động của họ. Vì vậy, việc học cách quản lý thời gian có thể giúp những người thuộc nhóm này vượt qua xu hướng trì hoãn tự nhiên.

6.5 Học cách làm việc nhóm

ISTP có thể tìm kiếm sự giao tiếp và hỗ trợ từ người khác bằng cách xây dựng mạng lưới xã hội. Họ có thể tham gia vào các nhóm hoạt động, câu lạc bộ hoặc tổ chức có chung sở thích để gặp gỡ và giao lưu với những người có cùng sở thích và mục tiêu.

Học cách làm việc nhóm
Học cách làm việc nhóm để phát triển

Mong rằng, những kiến thức vừa được Maison Office chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính cách ISTP là gì và khám phá những khía cạnh mới trong bản thân. Dù thuộc nhóm tính cách nào, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ tự tin vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống này.

Đọc thêm: 

  • DISC là gì? Khám phá 4 nhóm tính cách cá nhân DISC
  • INFP là gì? Đặc điểm nhóm tính cách INFP – Người lý tưởng hóa
  • ISFJ là gì? Đặc điểm nhóm tính cách ISFJ và công việc phù hợp
  • ESFP là gì? Đặc điểm nhóm tính cách ESFP – Người trình diễn

 

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo