Maison Office

8+ chứng chỉ công trình xanh cho doanh nghiệp

Theo dõi Maison Office trên
Tổng hợp các chứng chỉ xanh phổ biến nhất hiện nay

Chứng chỉ xanh đang trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong ngành xây dựng và phát triển đô thị. Bằng cách đáp ứng các tiêu chí khắt khe về thiết kế, xây dựng và vận hành, các doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ công trình xanh từ các tổ chức uy tín trên thế giới. Chứng chỉ này không chỉ cho thấy sự cam kết của doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xanh tại mỗi quốc gia. 

1. Chứng chỉ xanh là gì?

Chứng chỉ xanh (hay chứng nhận công trình xanh) là một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá và công nhận các dự án xây dựng dựa trên mức độ bền vững về môi trường, hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các công trình có thể được trao một hạng mục hoặc mức độ chứng nhận khác nhau dựa trên hiệu suất về môi trường. 

Các tòa nhà có thể được chứng nhận dựa trên thiết kế, xây dựng và vận hành của chúng, và thường được trao một hạng mục hoặc mức độ chứng nhận dựa trên hiệu suất môi trường. 

Việc ban hành chứng chỉ xanh nhằm mục đích tạo ra cơ chế đánh giá độc lập và minh bạch, đảm bảo rằng các dự án xây dựng đáp ứng đúng các tiêu chuẩn cao nhất về bền vững. Mục tiêu hướng đến là thúc đẩy xây dựng các công trình có tác động tích cực đến sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.

Chứng chỉ xanh là gì?
Chứng chỉ xanh là gì?

Chứng chỉ công trình xanh hiện được phát triển bởi nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới, chẳng hạn như: Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng của Anh (BRE),… 

2. Các chứng nhận công trình xanh phổ biến nhất hiện nay

Trong ngành xây dựng hiện đại, việc đạt được các chứng chỉ xanh đang trở thành một xu hướng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Các chứng chỉ này không chỉ thể hiện cam kết của các tổ chức mà rộng hơn còn cho thấy sự chuyển đổi hướng đến sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các chứng chỉ xanh cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay: 

2.1. Chứng nhận LEED 

LEED là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Leadership in Energy and Environmental Design”. Đây được biết đến là một chương trình chứng chỉ xanh cho doanh nghiệp được phát triển bởi USGBC (Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ) nhằm thúc đẩy thực hành thiết kế và xây dựng các công trình bền vững. 

Chứng nhận LEED cung cấp một khung hướng dẫn cho các chủ sở hữu và nhà điều hành để tạo ra các công trình xanh, chất lượng và bền vững. Để đạt được chứng nhận LEED, các công trình phải đáp ứng được các tiêu chí khắt khe về hiệu suất môi trường, bao gồm: hiệu quả về năng lượng, bảo vệ nguồn nước, vật liệu thân thiện với môi trường, chất lượng bên trong tòa nhà, địa điểm và hệ thống giao thông lân cận,… 

Các cấp độ của chứng chỉ LEED
Các cấp độ của chứng chỉ LEED

Tùy thuộc vào thang điểm đạt được mà doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận tương ứng, bao gồm: LEED Certified, LEED Silver, LEED Gold, LEED Platinum. Điểm đánh giá càng cao thì càng cho thấy tiềm năng phát triển bền vững của dự án.

2.2. Chứng nhận WELL

Tiêu chuẩn WELL là hệ thống các tiêu chí đo lường, đánh giá dựa trên hiệu suất nhằm xác định các tác động của công trình đến sức khỏe và sự phát triển của cá nhân. Chứng chỉ này được phát triển bởi Tổ chức Quốc tế WELL Building Institute (IWBI) vào năm 2014, hiện đã được áp dụng cho hơn 5.700 dự án tại 67 quốc gia trên thế giới. 

Chứng chỉ WELL đặt ra 10 tiêu chí để đo lường và đánh giá chất lượng của các công trình, bao gồm: 

  • Air – Không khí
  • Water – Nguồn nước
  • Nourishment – Dinh dưỡng
  • Light – Ánh sáng tự nhiên
  • Sound – Âm thanh
  • Materials – Vật liệu
  • Fitness – Hoạt động thể chất
  • Comfort – Sự thoải mái
  • Mind – Tâm trí 
  • Community – Cộng đồng
10 tiêu chí đánh giá của chứng nhận WELL
10 tiêu chí đánh giá của chứng nhận WELL

2.3. Chứng chỉ xanh BREEAM

BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method) là chương trình chứng nhận công trình xanh được phát triển bởi BRE (Vương Quốc Anh). Đồng thời cũng được biết đến là tiêu chuẩn công trình xanh đầu tiên trên toàn thế giới. 

Phương pháp đánh giá của BREEAM dựa trên hiệu suất bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội của các công trình xây dựng. Ở các giai đoạn thiết kế, xây dựng và vận hành công trình, nội dung đánh giá cho mỗi giai đoạn tương ứng cũng sẽ khác nhau. Song về cơ bản, các tiêu chí đánh giá chính của BREEAM bao gồm: hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên nước, chất lượng không khí bên trong tòa nhà, quản lý chất thải và vật liệu xây dựng,… Hiện nay, tiêu chuẩn BREEAM chỉ được áp dụng trong phạm vi Vương Quốc Anh. 

2.4. Chứng nhận EDGE 

Chứng nhận EDGE là hệ thống chứng nhận công trình xanh được phát triển và quản lý bởi Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Thông qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên, mục tiêu mà EDGE hướng đến là thúc đẩy thực tiễn thiết kế và xây dựng bền vững của các công trình. Ba khía cạnh chính mà tiêu chuẩn này đặt ra cho các dự án xây dựng là năng lượng, nguồn nước và vật liệu.

Chứng chỉ EDGE được nhận định là có các tiêu chí và quy trình đánh giá đơn giản so với các chứng chỉ xanh khác như LEED hay WELL. Hệ thống chứng nhận này hiện đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ba cấp độ của chứng chỉ EDGE
Ba cấp độ của chứng chỉ EDGE

2.5. Chứng chỉ xanh Green Star

Green Star là chứng chỉ quốc tế đáng tin cậy do Hội đồng Xây dựng Xanh Úc (GBCA) phát triển và quản lý, nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng thiết kế, xây dựng và vận hành các tòa nhà xanh. Công cụ này đánh giá hiệu suất và tác động môi trường của tòa nhà dựa trên các khoản tín chỉ khác nhau. Theo đó, mỗi tòa nhà hoặc công trình xây dựng phải đáp ứng được tối thiểu 40% điểm trong hệ thống đánh giá để được xếp hạng và cấp chứng chỉ xanh. 

Các tiêu chí đánh giá của chứng chỉ Green Star bao gồm:

  • Hiệu suất tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo;
  • Các giải pháp tiết kiệm nước;
  • Quản lý và giảm thiểu chất thải;
  • Vật liệu tái chế và có nguồn gốc bền vững;
  • Chất lượng không khí bên trong tòa nhà, ánh sáng tự nhiên;
  • Cách bố trí mảng xanh, không gian xanh;
  • Cộng đồng và tương tác xã hội;
  • Hiệu suất vận hành bền vững.

2.6. Chứng nhận Living Building Challenge

Living Building Challenge là chương trình chứng nhận do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (US Green Building Council – USGBC) ban hành. Chứng chỉ xanh này được giới thiệu vào năm 2006 và đã nhanh chóng trở thành một trong những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trong lĩnh vực xây dựng bền vững. Theo đó, các công trình cần phải đáp ứng 20 tiêu chí cụ thể để xác định có đủ điều kiện được cấp chứng nhận. 

Living Building Challenge tập trung vào việc xây dựng các công trình có khả năng hoàn toàn tự duy trì và thực sự “sống” với môi trường xung quanh. Mục tiêu cuối cùng hướng đến là giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra một tương lai phát triển bền vững. 

2.7. Chứng chỉ xanh Green Globes

Green Globes là hệ thống đánh giá và chứng nhận các công trình xanh được phát triển vào năm 2000 tại Canada. Công cụ này cho phép chủ sở hữu và nhà quản lý đánh giá được tính bền vững của tòa nhà hoặc công trình xây dựng dựa trên nhiều tiêu chí. Trong đó bao gồm hiệu quả sử dụng năng lượng, tiết kiệm nguồn nước và chất lượng không khí trong nhà. 

Chứng chỉ xanh Green Globes
Chứng chỉ xanh Green Globes

Chứng chỉ xanh Green Globes xếp hạng các công trình dựa trên hệ thống điểm được thiết lập sẵn. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp các hướng dẫn cụ thể để đạt được chứng chỉ ở các cấp độ khác nhau. Với chi phí phù hợp và thiết kế linh hoạt, Green Globes có thể được áp dụng cho nhiều loại hình công trình từ tòa nhà hiện có, tòa nhà xây dựng mới đến các công trình cải tạo. 

3. Chứng chỉ Công trình xanh tại Việt Nam

Không đứng ngoài xu thế phát triển của công trình xanh trên toàn thế giới, Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy xây dựng các công trình xanh. Bên cạnh việc áp dụng các chứng chỉ xanh quốc tế, Việt Nam cũng có một chứng chỉ riêng nhằm đánh giá chất lượng của các công trình. Đó chính là chứng chỉ LOTUS. 

LOTUS là chứng chỉ xanh đầu tiên được phát triển tại Việt Nam
LOTUS là chứng chỉ xanh đầu tiên được phát triển tại Việt Nam

LOTUS là hệ thống các tiêu chí công trình xanh đầu tiên được phát triển tại thị trường Việt Nam, do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC) ban hành. Tại đây, VGBC đã thành lập Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội Công trình xanh Việt Nam để thực hiện các hoạt động đo lường, đánh giá và chứng nhận dự án đạt chứng chỉ xanh LOTUS. 

Chứng chỉ LOTUS được đánh giá là chứng chỉ duy nhất kết hợp đầy đủ các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, đồng thời chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng bền vững. Mục tiêu hướng đến là thiết lập các đường cơ sở và điểm chuẩn tương đương với các hệ thống quốc tế như LEED hay BCA Green Mark. Mặt khác, LOTUS cũng tập trung khuyến khích các giải pháp kiến trúc thân thiện với môi trường, đáp ứng các mục tiêu về sức khỏe, an toàn và tiện nghi cho người sử dụng (thay vì đặt nặng các yếu tố kỹ thuật, cơ điện hay hiệu năng cao).

Tùy theo mức độ hiệu suất đạt được mà doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận LOTUS ở các cấp độ khác nhau:

  • LOTUS Certified: Đạt 40% so với tiêu chuẩn đề ra.
  • LOTUS Silver: Đạt 55% so với tiêu chuẩn đề ra.
  • LOTUS Gold: Đạt 65% so với tiêu chuẩn đề ra.
  • LOTUS Platinum: Đạt trên 75% so với tiêu chuẩn đề ra.
Các cấp độ của chứng chỉ xanh LOTUS
Các cấp độ của chứng chỉ xanh LOTUS

Một vài công trình xây dựng nổi bật đã được cấp chứng nhận LOTUS như: Khu chung cư cao tầng Gamuda – Elysian (TP.HCM), AEON Mall Hue (Huế), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (Hà Nội),… 

Việc phát triển và áp dụng các chứng chỉ xanh đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành xây dựng theo hướng tiến bộ và đổi mới. Mặt khác, mỗi chứng chỉ xanh được xem là một cam kết mạnh mẽ, đặt bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng một tương lai bền vững. 

5/5 - (1 vote)
Contact Me on Zalo