Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân Hà Nội [Mới nhất]
Theo dõi Maison Office trênQuận Thanh Xuân là một trong các quận nội thành thuộc thủ đô Hà Nội. Khu vực này được đầu tư quy hoạch hệ thống mạng lưới hạ tầng – giao thông đồng bộ, nhờ đó đáp ứng nhu cầu an cư của hầu hết cư dân. Ngoài ra, trên bản đồ quận Thanh Xuân còn có rất nhiều địa danh, di tích lịch sử – văn hoá quan trọng của thành phố.
Nội dung chính
1. Giới thiệu về quận Thanh Xuân, Hà Nội
Quận Thanh Xuân là một trong các quận nội thành của thành phố Hà Nội, thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng. Đơn vị hành chính này được thành lập vào ngày 22/11/1996 theo Nghị định số 74-CP của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997.
Gắn liền với sự phát triển của vùng đất Thăng Long – Hà Nội qua nhiều thiên niên kỷ, quận Thanh Xuân ôm chứa trong mình những tinh hoa văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Song với quá trình công nghiệp hoá – đô thị hoá, các làng xã xưa của quận Thanh Xuân đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Đến nay, quận Thanh Xuân là một trong những quận có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất của thành phố. Theo số liệu Quý I/2023, giá trị sản xuất trên địa bàn quận ước tính đạt hơn 20.520 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ năm 2022).
Vùng | Đồng bằng sông Hồng |
Thành phố | Hà Nội |
Thành lập | 1996 |
Diện tích | 9,17 km2 |
Dân số (năm 2022) | 293.292 người |
Mật độ dân số (năm 2022) | 31.971 người/km2 |
Mã hành chính | 009 |
Trụ sở UBND | Số 9 đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội |
Đơn vị hành chính trực thuộc | 11 phường |
Biển số | 29-G1-G2 |
Website | thanhxuan.hanoi.gov.vn |
>>> Xem ngay: Các tòa nhà cho thuê văn phòng Quận Thanh Xuân
2. Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân là một quận có vị trí chiến lược ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội. Nhìn trên bản đồ Thanh Xuân mới nhất, bạn có thể biết được quận Thanh Xuân gần quận nào hiện nay. Địa giới hành chính của khu vực được thể hiện như sau:
- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là đường Giải Phóng và phố Vọng).
- Phía Tây giáp quận Hà Đông và quận Nam Từ Liêm (ranh giới là phố Vũ Hữu và đường Lương Thế Vinh).
- Phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì.
- Phía Bắc giáp quận Đống Đa (ranh giới là đường Nguyễn Trãi, đường Trường Chinh và sông Tô Lịch) và quận Cầu Giấy (ranh giới là phố Hoàng Ngân, phố Quan Nhân, phố Nguyễn Thị Thập, phố Hoàng Đạo Thúy, đường Lê Văn Lương, đường Hoàng Minh Giám).
Vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho quận Thanh Xuân phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, văn hoá cho đến xã hội. Không chỉ dễ dàng tiếp cận đến các quận, huyện Hà Nội mà còn đến nhiều tỉnh thành khác trên khắp cả nước. Tính đến nay, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên là 9,17 km2. Dân số tính đến năm 2022 là 293.292 người, mật độ dân số đạt 31.971 người/km2.
Qua nhiều lần thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính, Quận Thanh Xuân hiện có 11 phường: Kim Giang, Hạ Đình, Nhân Chính, Thượng Đình, Khương Đình, Phương Liệt, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Khương Mai, Khương Trung.
Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về các phường trực thuộc quận Thanh Xuân:
STT | Đơn vị cấp xã trực thuộc quận Thanh Xuân | Diện tích (km2) | Dân số (người) | Mật độ (người/km2) |
1 | Phường Hạ Đình | 0,7 | 18.580 | 26.699 |
2 | Phường Khương Đình | 1,31 | 31.695 | 24.202 |
3 | Phường Khương Mai | 1,06 | 21.543 | 20.362 |
4 | Phường Khương Trung | 0,74 | 35.000 | 47.431 |
5 | Phường Kim Giang | 0,23 | 13.494 | 58.925 |
6 | Phường Nhân Chính | 1,65 | 50.982 | 30.883 |
7 | Phường Phương Liệt | 0,94 | 25.817 | 27.511 |
8 | Phường Thanh Xuân Bắc | 0,49 | 21.225 | 42.948 |
9 | Phường Thanh Xuân Nam | 0,31 | 12.904 | 41.069 |
10 | Phường Thanh Xuân Trung | 1,08 | 33.418 | 31.040 |
11 | Phường Thượng Đình | 0,67 | 28.101 | 42.010 |
Trụ sở Uỷ ban nhân dân quận Thanh Xuân đặt tại địa chỉ: Số 9 đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
>>> Xem thêm: Bản đồ Việt Nam
3. Bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân mới nhất
Bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân đến năm 2030 đã được công bố chính thức trên trang web của UBND quận. Theo đó, đề án quy hoạch này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực. Mục tiêu chính của quy hoạch quận Thanh Xuân bao gồm:
- Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội và bất động sản của quận Thanh Xuân.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực.
- Tạo môi trường sống an toàn, thuận tiện và lý tưởng cho mọi cư dân.
- Thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ công cộng như: bãi giữ xe, công viên, tiểu cảnh,…
Thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch quận Thanh Xuân:
- Khu vực đô thị mới: Theo quy hoạch của quận đến năm 2030, trên địa bàn quận sẽ tiến hành xây dựng các khu định cư mới, được chia tách thành 2 loại. Trong đó khu đô thị chính bao gồm các dự án quy mô lớn, tập trung vào phát triển kinh tế, dịch vụ và giáo dục. Khu đô thị phụ sẽ bao gồm các dự án quy mô nhỏ hơn, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cư dân.
- Phát triển các cụm công nghiệp: UBND quận cũng đang có kế hoạch phát triển các khu công nghiệp mới để thu hút đầu tư và các doanh nghiệp thuộc đa lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ, công nghệ,… Các khu vực được chú trọng đầu tư khu công nghiệp là các phường Khải Định, Khương Đình,… Mục tiêu hướng tới là nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và thu hút các nguồn đầu tư.
- Đô thị hóa: Khu vực quận Thanh Xuân đang trong quá trình đô thị hóa nhằm phát triển kinh tế – xã hội trong khu vực. Dự kiến đến năm 2030, quận Thanh Xuân sẽ tập trung phát triển các dự án đô thị mới nhằm đổi mới cơ sở hạ tầng đô thị, tăng số lượng nhà ở và nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân.
4. Bản đồ giao thông quận Thanh Xuân, Hà Nội
Giao thông là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện mục tiêu đô thị hóa của quận Thanh Xuân, Hà Nội. Qua đề án quy hoạch giao thông quận Thanh Xuân, có thể thấy UBND quận đã chú trọng cải tạo lại các tuyến đường có khu dân cư đông đúc và lưu lượng giao thông lớn. Nhìn trên bản đồ giao thông quận Thanh Xuân có thể thấy:
- Tuyến đường Nguyễn Trãi đi ngang qua địa bàn quận là trục giao thông chính của thành phố, nằm tiếp giáp với nhiều phường bao gồm: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam,… Dọc theo tuyến đường, ủy ban quận cũng đã xây dựng thêm nhiều dự án để tuyến phố trở nên văn minh hơn.
- Quy hoạch tuyến phố Nguyễn Quý Đức, nơi tập trung nhiều trường học, khu tập thể và buôn bán hàng rong nhằm lập lại trật tự đô thị cho tuyến phố. Thành phố cũng tạo điều kiện để người bán hàng rong có một địa điểm kinh doanh tập trung, giúp người dân ổn định cuộc sống lâu dài.
- Quy hoạch tuyến phố Vũ Tông Phan dọc bên bờ sông Tô Lịch, mang đến nhiều cảnh quan đẹp cho khu vực.
- Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được hoàn thiện và chính thức đi vào vận hành, tăng cường hệ thống giao thông trên địa bàn quận.
5. Một số địa điểm nổi bật tại quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đồng thời cũng được biết đến là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của thành phố. Không chỉ vậy, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử, văn hóa và điểm đến tham quan hấp dẫn. Nếu bạn chưa biết nên đi đâu chơi ở quận Thanh Xuân, hãy cùng tham khảo loạt điểm đến dưới đây để có thêm trải nghiệm thú vị tại Hà Thành!
- Công viên Thanh Xuân: Một trong những điểm hẹn lý tưởng được rất nhiều bạn trẻ yêu thích đó chính là công viên Thanh Xuân. Công viên này có quy mô rộng lớn lên đến 13,2 ha, nằm trên địa bàn 2 quận Thanh Xuân và Cầu Giấy. Toàn bộ công trình được phân chia thành 3 khu vực chính, trong đó gồm: hồ điều hòa Nhân Chính rộng đến 8 ha; khu công viên cây xanh, thể thao, giải trí và những công trình công cộng khác phục vụ tổ chức sự kiện văn hóa, lễ hội.
- Đình Khương Hạ: Nếu bạn yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và tâm linh thì đình Khương Hạ chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ. Đình Khương Hạ còn có tên gọi khác là đình Gừng, nằm trên một khu đất linh thiêng tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Theo như ghi chép lịch sử, ngôi đình này đã được xây dựng từ thế kỷ 17, từng là nơi quân đội của vua Quang Trung dùng để chứa vũ khí và đánh đuổi quân Thanh. Di tích lịch sử văn hóa này đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993.
- Bảo tàng Phòng Không Không Quân: Đây được biết đến là nơi trưng bày, lưu giữ nhiều tư liệu và hiện vật gắn liền với các cuộc chiến tranh Việt Nam thời kháng chiến. Khi tham quan bảo tàng, bạn sẽ được gợi nhắc lại thời kỳ hào hùng của dân tộc, biết ơn các thế hệ cha ông đã hy sinh vì hòa bình và độc lập của tổ quốc.
6. Lời kết
Dù trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, quận Thanh Xuân vẫn luôn có ý nghĩa quan trọng với vùng đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến. Bản đồ quận Thanh Xuân cũng ngày càng có nhiều thay đổi mới khi tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh, góp phần to lớn vào quá trình đô thị hóa của thành phố. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm nhiều thông tin về khu vực quận nội thành Thanh Xuân!
Tham khảo thêm:
- Bản đồ quận Ba Đình
- Bản đồ quận Hoàn Kiếm
- Bản đồ quận Cầu Giấy
- Bản đồ quận Hà Đông
- Bản đồ quận Hoàng Mai
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Office.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản và thiết kế nội thất. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.