Maison Office

Quận Hoàng Mai: Diện tích & hành chính các phường

Theo dõi Maison Office trên
Khám phá các thông tin liên quan đến quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Sau 20 năm thành lập và phát triển, quận Hoàng Mai Hà Nội đã có nhiều thay đổi rõ nét. Theo đó, diện mạo đô thị ngày càng văn minh, hiện đại, chất lượng cuộc sống của người dân cũng không ngừng được nâng cao. Đây được xem là tiền đề quan trọng giúp cho khu vực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Để có góc nhìn bao quát hơn về quận Hoàng Mai, hãy cùng Maison Office tìm hiểu các thông tin về lịch sử, địa lý và hành chính của quận trong bài viết dưới đây!

I – Thông tin hành chính Quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai là cửa ngõ quan trọng ở phía Đông Nam của thủ đô Hà Nội. Khu vực này được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn thiện, là nơi tập trung các “đầu mối” giao thông quan trọng của thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt. Đây cũng là một trong các quận có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, thu hút không chỉ người dân đến an cư lập nghiệp mà còn hấp dẫn giới đầu tư địa ốc và các doanh nghiệp. 

1. Lịch sử hình thành

Quận Hoàng Mai trước đây là một tổng thuộc huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, vùng đất Hoàng Mai thuộc đại lý Hoàn Long, ngoại thành Hà Nội.  Năm 1954, thành phố Hà Nội được chia thành 4 quận nội thành và 4 quận ngoại thành. Lúc bấy giờ, phần lớn địa bàn Hoàng Mai thuộc khu vực Quận VII ngoại thành Hà Nội. 

Ngày 31/05/1961, Chính phủ ban hành Quyết định số 78-CP chia Hà Nội thành 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành. Địa bàn quận Hoàng Mai lúc này một phần thuộc khu Hai Bà, phần còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. 

Ngày 6 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành. Theo đó, thành lập quận Hoàng Mai trên cơ sở:

  • Toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 9 xã: Hoàng Liệt, Yên Sở, Định Công, Thanh Trì, Trần Phú, Thịnh Liệt, Lĩnh Nam, Đại Kim, Vĩnh Tuy. 
  • 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì.
  • Toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 5 phường: Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát thuộc quận Hai Bà Trưng.
Quận Hoàng Mai chính thức được thành lập vào năm 2004
Quận Hoàng Mai chính thức được thành lập vào năm 2004

Kể từ đây, quận Hoàng Mai có 14 phường trực thuộc cho đến hiện nay. Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, quận Hoàng Mai đã có nhiều bước tiến vượt bậc về các mặt: kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng,… Đời sống của người dân cũng từng bước được cải thiện tốt hơn. 

2. Vị trí địa lý

Quận Hoàng Mai tọa lạc tại phía Đông Nam nội thành thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km. Vị trí địa lý trên bản đồ tiếp giáp với các khu vực như sau: 

Vị trí địa lý của quận Hoàng Mai, Hà Nội
Bản đồ Quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai trải rộng từ Đông sang Tây, được chia thành 3 phần tương đối đều nhau bởi trục đường Giải Phóng, Tam Trinh. Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có hệ thống đường giao thông thủy trên sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao thương và phát triển kinh tế. Với vị trí giao thoa giữa vùng trung tâm thủ đô và các tỉnh lân cận, quận Hoàng Mai vừa có thể di chuyển nhanh chóng đến các khu vực khác của thành phố, vừa có thể thuận tiện kết nối đến các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh,… 

3. Diện tích

Quận Hoàng Mai chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ với tổng diện tích đất tự nhiên là 4.104,1 ha, tương đương 41,04 km2. Hoàng Mai được biết đến là quận có diện tích lớn thứ 4 của thành phố Hà Nội, sau các quận Long Biên, quận Hà Đông và quận Bắc Từ Liêm. 

4. Dân số

Dân số quận Hoàng Mai tính đến năm 2022 là 532.450 người, mật độ dân số đạt 12.974 người/km2, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Theo số liệu này, Hoàng Mai hiện đang là quận có dân số đông nhất trong số 30 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội. Dân cư phần lớn tập trung ở các phường phía Nam của quận, gần sông Hồng và các khu đô thị mới.

5. Quận Hoàng Mai có bao nhiêu phường?

Quận Hoàng Mai hiện có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Định Công, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Yên Sở, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Lĩnh Nam, Đại Kim, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Trần Phú, Tương Mai, Giáp Bát, Mai Động.

Danh sách các phường quận Hoàng Mai cập nhật mới nhất
Danh sách các phường quận Hoàng Mai cập nhật mới nhất
DANH SÁCH CÁC PHƯỜNG QUẬN HOÀNG MAI
STT Tên Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2)
1 Phường Đại Kim 2,73 52.926 19.387
2 Phường Định Công 2,70 47.847 17.721
3 Phường Giáp Bát 0,59 18.474 31.312
4 Phường Hoàng Liệt 4,85 94.415 19.467
5 Phường Hoàng Văn Thụ 1,70 43.189 25.405
6 Phường Lĩnh Nam 5,60 30.095 5.374
7 Phường Mai Động 0,81 48.476 59.847
 8 Phường Tân Mai 0,51 26.664 52.282
 9 Phường Thanh Trì 3,34 25.600 7.665
 10 Phường Thịnh Liệt 2,94 38.738 13.176
 11 Phường Trần Phú 3,96 14.072 3.554
 12 Phường Tương Mai 0,74 30.005 40.547
 13 Phường Vĩnh Hưng 1,80 39.873 22.152
 14 Phường Yên Sở 7,25 24.226 3.342

 

> Tìm hiểu thêm: Danh sách các quận huyện Hà Nội

II – Khám phá các địa điểm nổi bật tại Quận Hoàng Mai

1. Địa danh du lịch nổi tiếng tại Quận Hoàng Mai

Quận Hoàng Mai là vùng đất trù phú, có dân cư sinh sống lâu đời, do đó cũng được biết đến là nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của thủ đô. Dưới đây là những địa danh du lịch, tham quan nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua khi đến với Hoàng Mai, Hà Nội: 

  • Chùa Sét (Đại Bi Tự): Chùa Sét là một ngôi chùa cổ có lịch sử lâu đời, nằm trên địa bàn phường Tân Mai, quận Hoàng Mai Hà Nội. Ngôi chùa này được xây dựng vào thời Hậu Lê với kiến trúc kiểu chữ Tam, gồm tiền đường, thiêu hương và hậu cung. Bên trong chùa thờ các tượng Phật Di Đà, Thích Ca Mâu Ni, Quan Âm Bồ Tát, tượng Bà Pháp Vân. Ngoài ra, Đại Bi Tự còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như các bia đá, đạo sắc phong của vua chúa triều Nguyễn, đại hồng chung,… Đến nay, ngôi chùa này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Chùa Sét là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê
Chùa Sét là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê
  • Công viên Yên Sở: Đây là một trong những công viên lớn nhất ở Hà Nội, được khánh thành vào năm 2014 với tổng diện tích lên đến 323ha. Bên trong có hơn 280 ha là diện tích hồ nước và hệ thống cây xanh, do đó công viên này còn được ví như “lá phổi xanh” phía Nam của thành phố. Không gian xanh mát, trong lành nơi đây rất thích hợp cho các hoạt động thư giãn, dã ngoại hay tập luyện thể dục thể thao. Chính vì vậy, đây là một trong những điểm đến lý tưởng của cư dân địa phương và du khách vào mỗi dịp cuối tuần. 
  • Bảo tàng Tiền tệ Việt Nam: Bảo tàng được thành lập vào năm 2006 với diện tích trưng bày hơn 1.000 m2, là nơi lưu giữ hơn 100.000 hiện vật tiền tệ qua các thời kỳ của Việt Nam. Trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm, có giá trị cao về mặt lịch sử – văn hóa. Khi đến tham quan Bảo tàng Tiền tệ, du khách có thể khám phá bức tranh thịnh suy của nền kinh tế hay văn hóa giao thương của một triều đại, một thời kỳ nhất định. Ngoài trưng bày các đồng tiền cổ của Việt Nam, bảo tàng này còn sưu tập tiền đồng và tiền giấy của 185 quốc gia khác trên thế giới. Những xâu tiền cổ được đặt trên các mâm hoặc vun cao tạo nên hình ảnh như một “kho báu” đồ sộ giữa lòng thủ đô. 
Bảo tàng Tiền tệ Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều hiện vật giá trị qua các triều đại
Bảo tàng Tiền tệ Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều hiện vật giá trị qua các triều đại

Ngoài những địa danh kể trên, quận Hoàng Mai (Hà Nội) còn nổi tiếng với nhiều làng nghề ẩm thực truyền thống như: làng rượu Hoàng Mai, làng nghề bánh cuốn Thanh Trì, làng bún Tứ Kỳ, làng đậu phụ Mơ,… 

2. Các tuyến đường giao thông Quận Hoàng Mai Hà Nội

Cùng với quá trình đô thị hóa, cơ sở hạ tầng giao thông quận Hoàng Mai cũng được đầu tư mở rộng và nâng cấp ngày càng hoàn thiện. Ngoài các tuyến đường nội khu, trên địa bàn quận Hoàng Mai còn có nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm giúp kết nối khu vực với trung tâm thành phố và quận, huyện lân cận khác. 

Dưới đây là một số tuyến đường giao thông chính của khu vực Hoàng Mai: 

  • Quốc lộ 1A
  • Đường vành đai 2,5
  • Đường vành đai 3
  • Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
  • Giải Phóng
  • Tam Trinh
  • Minh Khai
  • Tân Mai
  • Kim Đồng
  • Lĩnh Nam
  • Nam Dư
  • Tân Khai
  • Nguyễn Khoái
  • Vĩnh Hưng
  • Trương Định
  • Nguyễn Hữu Thọ
  • Kim Giang
Hệ thống giao thông trên địa bàn quận Hoàng Mai
Hệ thống giao thông trên địa bàn quận Hoàng Mai

Với diện tích rộng lớn cùng nhiều cụm dân cư lâu đời, khu vực Hoàng Mai cũng có nhiều lối ngõ, đường tắt quanh co. Mật độ dân cư đông đúc cũng là yếu tố khiến giao thông khu vực trở nên sầm uất, nhộn nhịp. 

3. Các tòa nhà nổi tiếng tại Quận Hoàng Mai

Trong số các quận huyện của thành phố Hà Nội, Hoàng Mai được đánh giá là một trong các khu vực có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng. Theo đó, cơ sở hạ tầng và giao thông của quận không ngừng được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Bên cạnh đó còn có hàng loạt khu đô thị quy mô cùng nhiều dự án tòa nhà cao ốc hiện đại.

Dưới đây là một số tòa nhà cho thuê văn phòng Quận Hoàng Mai nổi bật:

  • Tòa nhà Osaka Complex: Osaka Complex là tổ hợp dự án căn hộ, văn phòng cho thuê hiện đại với quy mô 35 tầng nổi và 2 tầng hầm. Dù chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2020, công trình này lại được đánh giá rất cao từ hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất cho đến các tiện nghi, tiện ích nội khu. Với vị trí đắc địa ngay trung tâm quận Hoàng Mai, khách thuê có thể dễ dàng kết nối đến các khu vực trọng điểm của thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận. Đặc biệt, khu vực văn phòng được tại các tầng cao nhất của tòa nhà, mang đến không gian làm việc yên tĩnh, chuyên nghiệp hàng đầu.
Osaka Complex là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp thuê văn phòng
Osaka Complex là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp thuê văn phòng
  • Tòa nhà CDA Tam Trinh: Tòa nhà văn phòng CDA Tam Trinh có vị trí nằm giữa khu vực trung tâm Hoàng Mai, Hà Nội, nơi giao thoa của các tuyến đường giao thông trọng điểm. Từ tòa nhà, khách thuê có thể nhanh chóng di chuyển đến các địa điểm như: Vincom Bà Triệu, Metro Hoàng Mai, AEON Long Biên,… Quy mô tòa nhà bao gồm 6 tầng nổi và 1 tầng hầm với tổng diện tích mỗi sàn lên đến 3.300m2. Không gian cho thuê cũng được phân chia linh hoạt nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. 
  • Tòa nhà Helios Tower: Tọa lạc tại số 75 Nguyễn Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Helios Tower thừa hưởng được ưu thế về vị trí gần các trung tâm thương mại, tòa nhà, trường học, bệnh viện,… Nhờ vậy, các doanh nghiệp chọn thuê văn phòng tại đây sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội để phát triển lâu dài. Tổng diện tích xây dựng của tòa nhà là 3.000 m2, được phân chia thành 4 tầng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, 30 tầng căn hộ cao cấp và 3 tầng hầm để xe. Diện tích mặt bằng cho thuê đa dạng từ 66m2 đến 1.900m2 (nguyên sàn), tăng khả năng tiếp cận đến nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng quy mô hoạt động. 
Helios Tower đáp ứng linh hoạt nhu cầu thuê văn phòng của các doanh nghiệp
Helios Tower đáp ứng linh hoạt nhu cầu thuê văn phòng của các doanh nghiệp
  • T&T Định Công Complex: Tòa nhà có vị trí đắc địa ngay ngã 3 kinh tế Hoàng Mai – Thanh Xuân – Hai Bà Trưng. Đây là khu vực có tốc độ kinh tế phát triển, dân cư trình độ cao cùng chất lượng cuộc sống ổn định. Quy mô tòa nhà bao gồm 26 tầng nổi và 4 tầng hầm, trong đó khu vực tầng 1 đến tầng 5 dành riêng cho khối văn phòng và thương mại dịch vụ. Doanh nghiệp thuê văn phòng tại đây không chỉ được làm việc trong môi trường hiện đại, chuyên nghiệp mà còn được thừa hưởng những tiện ích xung quanh như: hệ thống ngân hàng, trung tâm thương mại, khu công viên, shophouse,… 

Như vậy, Maison Office đã vừa tổng hợp đến bạn những thông tin khái quát về lịch sử hình thành, địa lý, hành chính cũng như những điểm đến hấp dẫn của quận Hoàng Mai. Với tốc độ phát triển nhanh chóng và ổn định, khu vực Hoàng Mai hứa hẹn sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp to lớn vào quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội. 

Tìm hiểu thêm thông tin các quận huyện Hà Nội: 

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo