Maison Office

Bản đồ hành chính quận Hoàng Mai Hà Nội chi tiết

Theo dõi Maison Office trên
Bản đồ quận Hoàng Mai Hà Nội chi tiết nhất

Quận Hoàng Mai là một trong những quận sở hữu vị trí chiến lược quan trọng của thủ đô Hà Nội. Đây được xem là cửa ngõ phía Nam của thành phố, tiếp giáp với nhiều quận huyện khác như: quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, huyện Thanh Trì,… Với vị trí giao thông thuận lợi, khu vực này được đánh giá cao về tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Maison Office khám phá bản đồ quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội mới nhất để biết thêm thông tin về địa lý, hành chính của khu vực này!

1. Giới thiệu về quận Hoàng Mai Hà Nội

Hoàng Mai được biết đến là một quận nội thành của thành phố Hà Nội, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là quận có diện tích lớn thứ tư của thành phố (xếp sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm), đồng thời là quận có dân số đông nhất trong 30 quận, huyện, thị xã của thủ đô Hà Nội.

Hình ảnh quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội
Hình ảnh quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội

Quận Hoàng Mai chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày nay, khu vực này nổi tiếng với nhiều làng nghề ẩm thực trứ danh đất Hà Thành. Bên cạnh đó cũng có nhiều di tích lịch sử – văn hóa quan trọng không chỉ với thủ đô mà còn với đất nước Việt Nam. 

BẢNG THÔNG TIN TỔNG QUAN QUẬN HOÀNG MAI
Vùng Đồng bằng sông Hồng
Thành phố Hà Nội
Thành lập 2003
Diện tích 41,04 km2
Dân số (năm 2021) 534.600 người
Mật độ dân số (năm 2021) 13.026 người/km2
Mã hành chính 008
Trụ sở UBND Ngõ 6 phố Bùi Huy Bích, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Đơn vị hành chính trực thuộc 14 phường
Biển số 29-H1-H2
Website hoangmai.hanoi.gov.vn

 

>>> Xem ngay: Các tòa nhà cho thuê văn phòng Quận Hoàng Mai

2. Bản đồ hành chính quận Hoàng Mai 

Quận Hoàng Mai là một quận nội thành sôi động của thủ đô Hà Nội, tọa lạc ở phía Đông Nam thành phố. Nhìn trên bản đồ quận Hoàng Mai, có thể thấy khu vực này có vị trí tiếp giáp các quận, huyện như sau:

Bản đồ hành chính quận Hoàng Mai mới nhất
Bản đồ hành chính quận Hoàng Mai mới nhất

Qua nhiều lần thay đổi, điều địa giới hành chính, quận Hoàng Mai có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.104,1 ha (tương đương 41,04 km2). Tính đến năm 2021, dân số của quận Hoàng Mai là 534.600 người, mật độ dân số đạt 13.026 người/km2. 

Hiện nay, bản đồ quận Hoàng Mai được chia thành 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 14 phường: Tân Mai, Vĩnh Hưng, Đại Kim, Hoàng Văn Thụ, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Yên Sở, Lĩnh Nam, Định Công, Mai Động, Thanh Trì, Trần Phú, Tương Mai. 

Bản đồ các phường quận Hoàng Mai
Bản đồ các phường quận Hoàng Mai

Dưới đây là thông tin chi tiết về các phường quận Hoàng Mai:

STT Đơn vị cấp xã trực thuộc quận Hoàng Mai Diện tích (km²) Dân số (người) Mật độ (người/km²)
1 Phường Đại Kim 2,73 52.926 19.387
2 Phường Định Công 2,7 47.847 17.721
3 Phường Giáp Bát 0,59 18.474 31.312
4 Phường Hoàng Liệt 4,85 94.415 19.467
5 Phường Hoàng Văn Thụ 1,7 43.189 25.405
6 Phường Lĩnh Nam 5,6 30.095 5.374
7 Phường Mai Động 0,81 48.476 59.847
 8 Phường Tân Mai 0,51 26.664 52.282
 9 Phường Thanh Trì 3,34 25.600 7.665
 10 Phường Thịnh Liệt 2,94 38.738 13.176
 11 Phường Trần Phú 3,96 14.072 3.554
 12 Phường Tương Mai 0,74 30.005 40.547
 13 Phường Vĩnh Hưng 1,8 39.873 22.152
 14 Phường Yên Sở 7,25 24.226 3.342

 

>>> Xem thêm: Bản đồ Việt Nam

3. Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai chi tiết

Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai mới nhất
Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai mới nhất

Nhìn trên bản đồ quy hoạch Hoàng Mai, địa bàn quận đã được phân chia thành 3 khu vực với các mục tiêu quy hoạch cụ thể như sau:

Khu vực 1:

Khu vực 1 gồm tuyến đường Lĩnh Nam và khu đất phía Tây đường Vành đai 3,  thuộc địa bàn phường Hoàng Liệt và phường Yên Sở. Theo kế hoạch, khu vực này sẽ được cấp phép sử dụng đất và xây dựng mới cho các dự án: khu nhà ở, khu chung cư cao cấp; hệ thống trường học; khu tổ hợp thể thao; khu chế xuất tiểu thủ công nghiệp;… Các dự án phải được đảm bảo bố trí đồng bộ các cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, điện lực, nước sạch, an ninh trật tự, hạ tầng giao thông đồng thời đảm bảo yếu tố về môi trường 

Khu vực 2:

Khu vực 2 bao gồm khu đất phía Đông đường vành đai 3 và phía đông của đường Lĩnh Nam, nằm trên địa bàn phường Thanh Trì. Khu vực này được cấp phép sử dụng đất để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, dịch vụ thương mại, tổ hợp thể thao, khu dân cư thấp tầng và các chung cư cao tầng. Đặc biệt, bố trí đồng bộ cơ sở hạ tầng, khuôn viên cây xanh và hệ thống đường giao thông để thuận tiện cho cư dân trong việc di chuyển và giao thương.

Khu vực 3:

Khu vực 3 thuộc địa bàn phường Hoàng Văn Thụ và phường Đại Kim, nằm về phía Đông của khu vực 1. Theo kế hoạch, khu vực này được phân bổ đất để tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, khu dân cư, khu nhà ở liên kết thấp tầng, chung cư cao tầng và khu đất nông nghiệp phát triển du lịch sinh thái. 

Chi tiết bản đồ quy hoạch Hoàng Mai, Hà Nội
Chi tiết bản đồ quy hoạch Hoàng Mai, Hà Nội

Sau 20 năm hình thành và phát triển, bộ mặt đô thị của quận Hoàng Mai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thời kỳ đầu, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của quận. Song cho đến nay, cơ cấu kinh tế của địa phương đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa, đô thị hóa của thành phố Hà Nội.  

4. Bản đồ giao thông quận Hoàng Mai 

Nhìn trên bản đồ giao thông quận Hoàng Mai, có thể thấy đây là khu vực có mạng lưới giao thông đa dạng. Trong đó bao gồm các tuyến đường chính trọng điểm như:  Quốc lộ 1A, đường Giải Phóng, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Vành đai 3, Vành đai 2,  trục đường Yên Duyên – Lĩnh Nam, Tam Trinh,… Với hệ thống đường giao thông liên kết dày đặc, cư dân quận Hoàng Mai có thể dễ dàng kết nối với các khu vực lân cận và trung tâm thành phố.

Bản đồ giao thông quận Hoàng Mai
Bản đồ giao thông quận Hoàng Mai

Cơ sở hạ tầng giao thông của quận Hoàng Mai cũng được đầu tư và mở rộng liên tục.  Trong đó nổi bật là:

  • Tuyến đường thủy trên sông Hồng;
  • Các tuyến đường bộ: Quốc lộ 1A, Vành đai 2, Vành đai 3, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ;
  • Các tuyến đường sắt đô thị số 1, 3, 4 và 8;
  • Hệ thống xe buýt đa dạng, kết nối linh hoạt với các điểm dừng như: bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm, Mai Động, KĐT Linh Đàm, KĐT Pháp Vân Tứ Hiệp, KĐT Gamuda,…
Quận Hoàng Mai có tuyến giao thông thủy trên sông Hồng
Quận Hoàng Mai có tuyến giao thông thủy trên sông Hồng

Hiện nay, quy hoạch giao thông quận Hoàng Mai tập trung vào việc mở rộng và nâng cấp các tuyến đường đô thị, cũng như các tuyến đường đối ngoại, liên khu vực. Nhiều dự án quan trọng đang được tập trung triển khai như mở rộng đường Ngọc Hồi, Tam Trinh, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ,… không chỉ làm giảm áp lực giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân trong khu vực.

5. Một số địa điểm nổi bật tại quận Hoàng Mai 

Với vị trí thuận lợi và giao thông phát triển, quận Hoàng Mai là nơi tập trung nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và trung tâm thương mại lớn. Bên cạnh đó, khu vực này cũng nổi tiếng với nhiều địa điểm tham quan mang đậm giá trị lịch sử – văn hóa của thủ đô. Nếu bạn đang tìm kiếm “tọa độ” tham quan, vui chơi hấp dẫn trên bản đồ Hoàng Mai Hà Nội, hãy tham khảo ngay những gợi ý dưới đây: 

  • Bảo tàng Tiền tệ: Đây được biết đến là bảo tàng tiền tệ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, nơi lưu giữ những đồng tiền hiện vật qua các thời kỳ, triều đại. Khi bước chân vào bảo tàng này, bạn chắc chắn sẽ phải choáng ngợp trước khối tài sản “cổ” khổng lồ lên đến 10 tấn 3 tạ tiền kim loại. Những đồng tiền xu với đa dạng hình dáng, kích thước được bày trang trọng trong các tủ kính. Mỗi đồng tiền cổ chứa đựng trong đó những giá trị lịch sử, phản ánh bức tranh thịnh suy của nền kinh tế, giao thương qua các thời kỳ. 
Bảo tàng Tiền tệ Việt Nam đầu tiên và duy nhất
Bảo tàng Tiền tệ Việt Nam đầu tiên và duy nhất
  • Công viên Yên Sở: Đây được biết đến là công viên lớn nhất tại Hà Nội, sở hữu diện tích lên đến hơn 320 ha. Nằm cách trung tâm thành phố không quá xa, công viên Yên Sở là điểm hẹn cuối tuần được rất nhiều người yêu thích. Khi đến đây, bạn có thể được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp giữa lòng thủ đô. Đó là mặt hồ rộng thoáng, rừng cây xanh mát, thảm cỏ mượt mà cùng bầu không khí trong lành, dễ chịu giúp tâm hồn thư thái. Nhiều người chọn đến đây vào dịp cuối tuần cùng bạn bè, gia đình để tổ chức picnic, nướng thịt hay tham gia hoạt động teambuilding. 
  • Đền Lừ: Ngôi đền này được xây dựng vào năm 1399, nằm trên đoạn đường Hoàng Mai chạy dọc bờ sông Kim Ngưu. Ban đầu, nơi đây được biết đến là nơi thờ 2 vị tướng nhà Trần: Phạm Ngưu Tất và Phạm Tổ Thu. Về sau còn thờ thêm công chúa Thủy Tinh và thờ vọng nguyên soái Trần Hưng Đạo. Khi đặt chân đến ngôi đền này, bạn sẽ cảm nhận được không khí trang nghiêm, bề thế, tránh xa mọi ồn ào của cuộc sống đô thị. Bên trong đền Lừ hiện còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có giá trị, phải kể đến như: 3 bộ long ngai bài vị, 7 bức hồng phi, 4 tấm bia đá thời Lê và thời Nguyễn, 3 đạo sắc cho vua Nguyễn phong cho Mẫu Liễu, 2 quả chuông đồng đúc vào thời Nguyễn, 8 khám thờ gỗ sơn son thếp vàng,… Đền Lừ được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1994. 
Đền Lừ đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1994
Đền Lừ đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1994

6. Lời kết

Như vậy, Maison Office đã vừa giúp bạn khám phá bản đồ quận Hoàng Mai cũng như các thông tin liên quan về vị trí địa lý, địa giới hành chính, giao thông trong khu vực. Trong tương lai, quận Hoàng Mai hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành một quận trung tâm của thủ đô Hà Nội. 

Tham khảo thêm:

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo