Maison Office

Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp và các nguyên tắc

Theo dõi Maison Office trên
kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp

Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những công cụ quan trọng để giao tiếp hiệu quả, giải quyết vấn đề và thúc đẩy sự hợp tác. Trong nhiều tình huống, việc đặt câu hỏi đúng cách không chỉ giúp khai thác thông tin cần thiết mà còn thúc đẩy tư duy sáng tạo và xây dựng các mối quan hệ tích cực. Đây được xem là kỹ năng cần thiết trong cả môi trường làm việc và các mối quan hệ xã hội.

=> Tìm hiểu thêm: Những kỹ năng cần thiết trong công việc bạn nhất định phải có

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi là khả năng tạo ra và trình bày các câu hỏi một cách hiệu quả để thu thập thông tin, thúc đẩy tư duy phản biện, bày tỏ sự quan tâm hay giải quyết một vấn đề cụ thể. Hiểu theo cách khác, đây là cách dẫn dắt một cuộc trò chuyện bằng việc đặt ra những câu hỏi phù hợp, đảm bảo khai thác đúng thông tin theo mục tiêu đã đặt ra. 

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?
Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi thường được sử dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau, từ công việc, học tập cho đến giao tiếp hàng ngày. Thế nhưng, không phải ai cũng có kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả và đúng trọng tâm. 

Tại sao cần có kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả?

Kỹ năng đặt câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, từ công việc, học tập cho đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Việc phát triển kỹ năng này có thể mang đến nhiều lợi ích quan trọng như sau: 

  • Đặt câu hỏi hiệu quả giúp thu thập thông tin một cách đầy đủ và chính xác để đưa ra các quyết định đúng đắn.
  • Các câu hỏi hay giúp kích thích tư duy và các ý tưởng mới, khuyến khích người nghe suy nghĩ sâu sắc hơn về vấn đề.
  • Kỹ năng đặt câu hỏi giúp phân tích tình huống rõ ràng hơn và đề xuất giải pháp hợp lý.
  • Biết cách đặt câu hỏi trong giao tiếp còn giúp tạo ra môi trường thảo luận tích cực, khuyến khích sự tham gia từ nhiều phía.
  • Đặt câu hỏi cũng là cách bày tỏ sự quan tâm, giúp củng cố các mối quan hệ cá nhân và công việc. 
tại sao cần đặt câu hỏi hiệu quả
Tầm quan trọng của kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp

Nguyên tắc đặt câu hỏi trong giao tiếp

Việc đặt câu hỏi trong giao tiếp không chỉ đơn thuần là để thu thập thông tin mà còn thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. Để đạt được những mục tiêu này, người đặt câu hỏi cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như sau: 

Mục đích của câu hỏi

Nguyên tắc đầu tiên cần chú trọng là xác định rõ mục đích của câu hỏi trước khi trình bày với người nghe. Việc xác định mục đích của câu hỏi sẽ quyết định cách sử dụng ngôn từ, cách diễn đạt và dẫn dắt quá trình giao tiếp theo đúng hướng. Câu hỏi có thể nhằm các mục đích: thu thập thông tin, giải quyết vấn đề hoặc tạo sự tương tác, kết nối với người đối diện.

Ví dụ:

  • Câu hỏi thu thập thông tin: “Anh/chị có thể cho tôi biết quy trình làm việc của công ty?”
  • Câu hỏi giải quyết vấn đề: “Chúng ta có thể làm gì để cải thiện quy trình và hiệu suất làm việc?”
  • Câu hỏi xây dựng mối quan hệ: “Bạn thường làm gì để thư giãn sau giờ làm việc?”

Sử dụng ngôn từ phù hợp với ngữ cảnh

Một người có kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả sẽ biết cách sử dụng ngôn từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh và thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, việc sử dụng từ ngữ trang trọng, lịch sự sẽ là yếu tố cần thiết. Trong khi đó, với các tình huống thường ngày, ngôn từ có thể được sử dụng tự nhiên hơn để tạo sự thoải mái. 

sử dụng ngôn từ phù hợp vơi ngữ cảnh
Sử dụng ngôn từ phù hợp trong từng ngữ cảnh giao tiếp

Ngoài ra, cách đặt câu hỏi trong giao tiếp còn phụ thuộc vào đối tượng người nghe. Chẳng hạn, khi đặt câu hỏi cho một người không phải là chuyên gia về công nghệ, ta không nên sử dụng thuật ngữ “giao thức mạng” mà nên sử dụng cụm từ “cách kết nối internet”. Điều này đảm bảo người nghe dễ hiểu và có thể tham gia vào cuộc trò chuyện hiệu quả. 

Đặt câu hỏi phù hợp dựa trên mối quan hệ

Dựa trên mối quan hệ giữa người hỏi và người nghe mà cách đặt câu hỏi trong giao tiếp sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt. 

  • Với những mối quan hệ gần gũi và thân thiết, bạn có thể đặt câu hỏi một cách thoải mái, sử dụng ngôn ngữ thân mật và tự nhiên. 
  • Với những mối quan hệ xã giao, câu hỏi nên được điều chỉnh để giữ mức độ lịch sự và tôn trọng, tăng tính tương tác và kết nối mà không gây áp lực.
  • Với các mối quan hệ trong công việc, kỹ năng đặt câu hỏi cần thể hiện được sự chuyên nghiệp và tập trung vào các mục đích rõ ràng. 

Như vậy, tùy thuộc vào mối quan hệ với đối phương mà người đặt câu hỏi cần điều chỉnh ngôn ngữ và giọng điệu sao cho phù hợp. Đối với những người chưa quen, cần hạn chế hỏi về những vấn đề quá riêng tư để tránh gây khó chịu. Ngoài ra, hãy đặt câu hỏi mang tính xây dựng, tránh chỉ trích để duy trì môi trường giao tiếp tích cực. 

Lắng nghe nhiều hơn nói

Mặc dù đặt câu hỏi là yếu tố quan trọng để phát triển kỹ năng đặt câu hỏi, thế nhưng lắng nghe hiệu quả cũng rất quan trọng. Khi lắng nghe một cách tích cực, bạn có thể hiểu sâu hơn về suy nghĩ và cảm xúc của người đối diện. Từ đó có thêm nhiều thông tin cần thiết để đưa ra phản hồi phù hợp và đặt câu hỏi tiếp theo. 

lắng nghe nhiều hơn nói
Lắng nghe tích cực để đưa ra phản hồi phù hợp

Dù đưa ra câu hỏi với bất kỳ mục đích gì, bạn cũng cần dành ra một khoảng thời gian để người nghe suy nghĩ về câu trả lời. Việc này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với ý kiến của đối phương mà còn khuyến khích họ chia sẻ nhiều hơn về quan điểm, ý nghĩ của bản thân. 

Các loại câu hỏi trong giao tiếp phổ biến hiện nay

Trong thực tế, các loại câu hỏi trong giao tiếp rất đa dạng, có thể được sử dụng phù hợp cho từng mục đích và ngữ cảnh giao tiếp. Mỗi loại câu hỏi đều có những đặc điểm và công dụng riêng, giúp người giao tiếp tối ưu hóa quá trình tương tác và đạt được kết quả mong đợi. 

Câu hỏi đóng

Câu hỏi đóng là loại câu hỏi yêu cầu người nghe trả lời bằng một từ hoặc một cụm từ ngắn, thường là “Có” hoặc “Không” hoặc một vài lựa chọn đơn giản. Loại câu hỏi này thường được sử dụng để xác nhận thông tin, thu thập dữ liệu nhanh chóng hoặc định hướng cuộc trò chuyện.

Ví dụ:

  • Bạn có thích xem phim không?
  • Chúng ta có thể họp vào thứ Hai không?
  • Tên của bạn là gì? 

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng câu hỏi đóng thường nhằm mục đích kiểm soát cuộc trò chuyện, tránh những câu trả lời dài dòng, lan man. Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi này lại thường hạn chế sự phát triển của cuộc thảo luận, làm giảm tính tương tác và kết nối giữa đôi bên. Do đó, nó thường được sử dụng kết hợp với các loại câu hỏi khác để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất.

Câu hỏi mở

Câu hỏi mở là loại câu hỏi cho phép người nghe tự do trình bày ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ của mình mà không bị giới hạn bởi các lựa chọn có sẵn. Dạng câu hỏi này thường bắt đầu bằng các từ ngữ như “Tại sao”, “Như thế nào”, “Bạn nghĩ gì về”,… Điều này khuyến khích người nghe đưa ra câu trả lời dài hơn, giúp khơi gợi cuộc trò chuyện và khám phá sâu hơn về vấn đề.

câu hỏi mở trong giao tiếp
Câu hỏi mở khuyến khích người nghe chia sẻ nhiều thông tin hơn

Ví dụ: 

  • Tại sao bạn lại chọn công ty này để làm việc?
  • Bạn nghĩ gì về cách thức và quy trình làm việc hiện tại của tổ chức?
  • Theo bạn, đâu là thách thức lớn nhất mà chúng ta đang đối mặt?

Việc đặt câu hỏi mở cũng giúp người hỏi thu thập thông tin đa dạng và sâu sắc hơn, phục vụ cho việc ra quyết định và giải quyết vấn đề hiệu quả.

Câu hỏi thăm dò

Dạng câu hỏi thăm dò thường được sử dụng để khai thác thêm thông tin hoặc hiểu rõ hơn về suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của người nghe. Những câu hỏi này thường không yêu cầu câu trả lời chính xác mà nhằm khuyến khích người nghe chia sẻ ý kiến, giúp người hỏi có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề.

Tùy thuộc vào mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi thăm dò có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi thang đo, câu hỏi nhiều lựa chọn,… 

Ví dụ: 

  • Bạn nghĩ gì về sản phẩm mới của chúng tôi?
  • Bạn có thể giải thích thêm về quan điểm của bạn đối với vấn đề đó?
  • Có điều gì cụ thể mà bạn mong muốn cải thiện trong môi trường làm việc?

Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi không yêu cầu câu trả lời cụ thể mà thường nhằm mục đích nhấn mạnh quan điểm, thể hiện cảm xúc hoặc khơi gợi suy nghĩ. Những câu hỏi này thường được đặt ra với giọng điệu nghi vấn, thế nhưng lại mang hàm ý khẳng định hoặc phủ định một vấn đề. Việc sử dụng câu hỏi tu từ trong giao tiếp giúp tạo ra sự quan tâm, kích thích sự tò mò và hấp dẫn đối với người nghe. 

Ví dụ: 

  • Ai mà không muốn có một công việc lý tưởng chứ?
  • Tại sao chúng ta lại không thử một cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề này?
  • Liệu có ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc lắng nghe trong giao tiếp?
câu hỏi tu từ trong giao tiếp
Câu hỏi tu từ là một trong những loại câu hỏi thường gặp trong giao tiếp

Câu hỏi phễu

Câu hỏi phễu là một trong những câu hỏi trong giao tiếp thường gặp, được sử dụng để dẫn dắt người nghe cung cấp những thông tin chung đến thông tin cụ thể hơn. Theo đó, các cuộc trò chuyện thường bắt đầu với một câu hỏi tổng quát và dần thu hẹp lại phạm vi, tập trung vào các chi tiết cụ thể hơn. 

Ví dụ: 

Câu hỏi tổng quát: Bạn nghĩ gì về xu hướng công nghệ hiện tại trong ngành của chúng ta?

Câu hỏi chi tiết

  • Theo bạn, công nghệ nào có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp?
  • Có những thách thức nào mà chúng ta cần đối mặt khi áp dụng công nghệ mới này?
  • Bạn có nghĩ rằng nhân viên của chúng ta đã sẵn sàng để thích ứng với các thay đổi công nghệ?

Cách sử dụng câu hỏi phễu giúp tạo ra một cuộc trò chuyện mạch lạc và có chiều sâu. Từ đó, người đặt câu hỏi có thể thu thập thông tin chi tiết và chính xác hơn.

Cách rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả

Có thể nói, kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả là một trong những yếu tố quan trọng để giao tiếp thành công. Để phát triển kỹ năng này, mỗi cá nhân cần có phương pháp tiếp cận phù hợp và thực hành liên tục. Trong đó bao gồm các khía cạnh: 

Lắng nghe tích cực hơn

Trong các cuộc trò chuyện, hãy tập trung sự chú ý vào người nói và lắng nghe một cách tích cực. Thay vì làm gián đoạn suy nghĩ và ngắt lời người khác, hãy để họ trình bày hết quan điểm của mình trước khi đưa ra câu hỏi tiếp theo. Điều này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến ý kiến của đối phương, thúc đẩy một cuộc thảo luận thoải mái và hiệu quả. 

cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe tích cực là cách để đưa ra câu hỏi phù hợp cho cuộc trò chuyện

Kỹ năng lắng nghe tích cực cũng giúp bạn hiểu hơn về những gì người khác đang trình bày. Dựa vào đó, bạn có thể đưa ra những câu hỏi cụ thể, phù hợp hơn với ngữ cảnh giao tiếp và đạt được mục đích của cuộc trò chuyện. 

Sử dụng đa dạng loại câu hỏi

Để có kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả, bạn nên sử dụng kết hợp các loại câu hỏi trong giao tiếp. Bao gồm cả câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi thăm dò, câu hỏi phễu,… Việc kết hợp các loại câu hỏi khác nhau sẽ giúp bạn khai thác được nhiều thông tin hơn, đồng thời duy trì sự tương tác hiệu quả trong mọi tình huống. 

Cụ thể hóa câu hỏi

Cách đặt câu hỏi cụ thể và rõ ràng có thể giúp người nghe hiểu rõ hơn về những gì bạn đang tìm kiếm, từ đó đưa ra phản hồi đầy đủ và chính xác hơn. Điều này cũng giúp tiết kiệm thời gian cho cả đôi bên trong quá trình trao đổi thông tin và giải quyết các vấn đề. 

cụ thể hóa câu hỏi
Đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng cho từng tình huống giao tiếp

Dưới đây là một số cách để cụ thể những câu hỏi trong giao tiếp:

  • Đưa ra bối cảnh rõ ràng, cung cấp thông tin nền tảng cho câu hỏi.
  • Lựa chọn từ ngữ cụ thể, chính xác để tránh sự mơ hồ.
  • Yêu cầu phản hồi cụ thể từ người nghe.
  • Chia nhỏ câu hỏi lớn, phức tạp thành nhiều câu hỏi đơn giản hơn.

Không phán xét bất kỳ câu trả lời nào

Đây là một nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp, giúp xây dựng lòng tin và tạo dựng mối quan hệ tích cực giữa người hỏi và người nghe. Khi đưa ra phản hồi về câu trả lời của người khác, bạn hãy cân nhắc sử dụng các từ ngữ phù hợp và không mang tính phán xét. Bởi mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề. Việc chấp nhận sự khác biệt về quan điểm là cơ hội để khám phá các góc nhìn mới và giải quyết vấn đề một cách toàn diện hơn. 

Sử dụng ngôn từ và thái độ thích hợp

Sử dụng ngôn từ và thái độ thích hợp trong giao tiếp là yếu tố then chốt giúp tạo ra một môi trường tương tác tích cực. Theo đó, bạn cần sử dụng các từ ngữ rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng người nghe để truyền đạt câu hỏi một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy giữ thái độ tích cực và cởi mở để khuyến khích đối phương chia sẻ nhiều góc nhìn hơn. 

Kỹ năng đặt câu hỏi trong phỏng vấn tuyển dụng

Một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu của một nhà tuyển dụng đó chính là kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả. Bằng cách phát triển kỹ năng này, nhà tuyển dụng có thể khai thác thêm nhiều thông tin để đánh giá chính xác năng lực và tiềm năng của ứng viên. 

kỹ năng đặt câu hỏi trong phỏng vấn
Kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả trong phỏng vấn tuyển dụng

Để áp dụng hiệu quả kỹ năng đặt câu hỏi trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần: 

  • Chuẩn bị bộ câu hỏi phù hợp cho vị trí cần tuyển dụng.
  • Sử dụng kết hợp các loại câu hỏi: câu hỏi mở, câu hỏi đóng, câu hỏi tình huống,… 
  • Đưa ra các câu hỏi cụ thể, rõ ràng, tránh dài dòng hoặc gây khó hiểu. 
  • Tập trung lắng nghe câu trả lời của ứng viên để có thể đưa ra câu hỏi khai thác và làm rõ các điểm chưa rõ ràng. 
  • Đặt câu hỏi với thái độ thân thiện, cởi mở, cung cấp đủ thời gian để ứng viên đưa ra câu trả lời. 
  • Khuyến khích ứng viên chia sẻ thêm về bản thân trong quá trình phỏng vấn.
  • Không đưa ra nhận xét tiêu cực, duy trì thái độ thân thiện và cởi mở. 
  • Khuyến khích ứng viên đặt câu hỏi về công ty và vị trí công việc, tạo ra cuộc trao đổi hai chiều.

Bằng cách thực hiện những điều này, nhà tuyển dụng có thể tối ưu hóa quy trình phỏng vấn và tìm ra những ứng viên phù hợp nhất cho tổ chức.

Kỹ năng đặt câu hỏi trong hoạt động bán hàng

Trong lĩnh vực bán hàng, kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả là một trong những yếu tố cần có ở đội ngũ nhân viên bán hàng. Kỹ năng này cho phép nhân viên thu thập thông tin từ khách hàng, đồng thời nắm bắt tâm lý, nhu cầu và mong muốn của họ. Dựa vào đó, nhân viên có thể đưa ra giải pháp cá nhân hóa và thuyết phục khách hàng chốt sale. 

kỹ năng đặt câu hỏi trong hoạt động bán hàng
Cách đặt câu hỏi hiệu quả trong lĩnh vực bán hàng

Dưới đây là một vài lưu ý để áp dụng kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả trong bán hàng: 

  • Sử dụng câu hỏi mở để tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Tập trung vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng thay vì cố gắng bán sản phẩm/dịch vụ. 
  • Bắt đầu bằng những câu hỏi chung, sau đó đi vào tìm hiểu chi tiết.
  • Tránh sử dụng thuật ngữ chuyên ngành quá nhiều.
  • Tạo không khí giao tiếp thoải mái, thân thiện để khuyến khích khách hàng chia sẻ thông tin. 
  • Tập trung lắng nghe câu trả lời từ khách hàng và đưa ra phản hồi phù hợp, nhanh chóng.
  • Không nên đặt quá nhiều câu hỏi cùng một lúc. 
  • Khuyến khích khách hàng đặt câu hỏi về sản phẩm, dịch vụ.

Tóm lại, kỹ năng đặt câu hỏi không chỉ là một công cụ giao tiếp mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự hiểu biết và kết nối. Trong môi trường làm việc hiện đại, nơi thông tin và tương tác đóng vai trò then chốt, kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả sẽ là một trong những yếu tố không thể thiếu ở đội ngũ nhân viên. 

Tìm hiểu ngay:

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo