Maison Office

Top 10 Tỉnh Thành Giàu Nhất Việt Nam Hiện Nay [Mới Nhất]

Theo dõi Maison Office trên
Hồ Chí Minh nằm trong top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, với nền kinh tế năng động và đầy tiềm năng. Trong đó, 10 tỉnh thành giàu có nhất nổi bật với sự đa dạng về các ngành kinh tế từ công nghiệp, dịch vụ đến nông nghiệp. Mỗi địa phương mang nét đặc trưng riêng, góp phần vẽ nên một bức tranh kinh tế phong phú, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cả nước.

DANH SÁCH 10 TỈNH THÀNH GIÀU NHẤT VIỆT NAM 
STT Tên tỉnh, thành phố  Tổng GRDP

(Tỉ VNĐ)

Tổng GRDP

(Tỉ USD)

1 Thành phố Hồ Chí Minh 1.690.010 68.98
2 Hà Nội 1.352.645 55.21
3 Bình Dương 506.905 20.69
4 Đồng Nai 479.465 19.57
 5 Hải Phòng 419.195 17.11
 6 Bà Rịa – Vũng Tàu 381.955 15.59
 7 Quảng Ninh 329.280 13.44
 8 Thanh Hóa 284.445 11.61
 9 Bắc Ninh 229.565 9.37
 10 Nghệ An 201.635 8.23

 

1. Thành phố Hồ Chí Minh

Dẫn đầu danh sách, Thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh thành giàu nhất nhất và là trung tâm kinh tế lớn nhất của nước ta. Tính đến năm 2023, mức GRDP thành phố đạt được là khoảng 1.690.000 tỷ VNĐ, hơn thống kê năm 2022 là 200.000 tỷ VNĐ.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhiều tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Nestlé, hay Samsung và hàng trăm ngàn doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Sự đa dạng trong nền kinh tế, từ thương mại, dịch vụ đến sản xuất công nghiệp đã giúp thành phố duy trì vị thế và tạo ra hàng triệu việc làm cho người dân.

Trung tâm kinh tế hàng đầu khu vực miền Nam - TP. Hồ Chí Minh
Trung tâm kinh tế hàng đầu khu vực miền Nam – TP. Hồ Chí Minh

Hệ thống cảng biển, sân bay và đường bộ tại địa phương cũng đã được phát triển để đáp ứng không chỉ nhu cầu của người dân mà còn nhu cầu giao thương trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, nhiều dự án quy hoạch lớn đang được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, nổi bật là khu đô thị Thủ Thiêm với mục tiêu xây dựng thành trung tâm tài chính mới. Dự án này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần hiện đại hóa hạ tầng đô thị, với sự xuất hiện của các tòa nhà văn phòng cao cấp và hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

>> Tìm hiểu thêm: Danh sách 22 quận huyện TPHCM và thành phố Thủ Đức 

2. Hà Nội

Hà Nội – thủ đô của Việt Nam, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm hàng đầu cả nước. Năm 2023, GRDP của Hà Nội đạt khoảng 55,21 tỷ USD, tương đương hơn 1.300.000 tỷ đồng, đưa thành phố trở thành tỉnh thành giàu thứ hai trên toàn quốc.

Hà Nội - trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia
Hà Nội – trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia

Kinh tế thủ đô tăng trưởng ổn định, tập trung vào các ngành mũi nhọn như công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, nơi đây còn là trung tâm thương mại và tài chính lớn của cả nước, là địa điểm đặt trụ sở của nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính và tập đoàn lớn như Vingroup, FPT, cùng nhiều doanh nghiệp hàng đầu khác.

Thành phố còn được xem là trung tâm văn hóa, giáo dục và nghiên cứu hàng đầu, là nơi tập trung nhiều trường đại học và viện nghiên cứu nổi tiếng như Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU), Đại học Bách Khoa (HUST), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) hay Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Nền giáo dục và y học hiện đại là một trong những lý do ngày càng nhiều người đến sinh sống tại Hà Nội.

>> Diện tích Hà Nội là bao nhiêu? Diện tích các quận huyện Hà Nội

3. Bình Dương

Bình Dương vươn lên mạnh mẽ nhờ vào các mô hình phát triển công nghiệp hiện đại, tiến tới vị trí thứ 3/10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam. Tỉnh là một trong những vùng công nghiệp phát triển nhanh nhất, với GRDP đạt hơn 500.000 tỷ đồng theo Tổng cục Thống kê năm 2023.

Thành phố mới Bình Dương với cơ sở hạ tầng hiện đại, đóng vai trò một trung tâm kinh tế trọng điểm
Thành phố mới Bình Dương với cơ sở hạ tầng hiện đại, đóng vai trò một trung tâm kinh tế trọng điểm

Tỉnh được biết đến nhiều với các khu công nghiệp hiện đại như VSIP, Sóng Thần, Đồng An, Nam Tân Uyên,… thu hút hàng triệu lao động và hàng ngàn doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và dịch vụ phát triển cũng tạo nên động lực tăng trưởng đáng kể cho địa phương.

Bình Dương đã và đang tiếp tục mở rộng các khu công nghiệp, đầu tư hạ tầng giao thông, hứa hẹn trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất khu vực.

>> Bạn đã biết: Bình Dương có mấy thành phố tính đến năm 2024 

4. Đồng Nai

Với nhiều khu công nghiệp lớn về chế biến và sản xuất như nhà máy sản xuất xe Honda, Đồng Nai giữ một vị trí qua trọng trong quy mô kinh tế của cả nước, là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu Việt Nam. Năm 2023, ước tính GRDP tỉnh đạt khoảng 20 tỷ USD, tương đương với 479.465 tỷ VNĐ.

Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai cũng là điểm đến hấp dẫn cho nhiều du khách
Văn miếu Trấn Biên ở Đồng Nai cũng là điểm đến hấp dẫn cho nhiều du khách

Sự hiện diện của nhiều khu công nghiệp lớn như Amata và Biên Hòa II đã giúp tỉnh thu hút một lượng lớn lao động từ khắp nơi tới làm việc. Ngoài ra, việc đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất hiện đại đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

Đồng Nai cũng là một điểm đến thu hút nhiều du khách tâm linh đến tham quan và du lịch, đóng góp phần nào vào nền kinh tế chung của tỉnh. Đồng Nai còn có được một vị trí địa lý chiến lược, nằm gần trung tâm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển và sân bay Long Thành (đang xây dựng), tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc xuất khẩu và giao thương quốc tế.

5. Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế chung của cả nước. GRDP năm 2023 của thành phố đạt khoảng 419.195 tỷ VNĐ, một phần nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu sôi nổi thông qua cảng Hải Phòng.

Cảng Hải Phòng - đầu mối giao thương quốc tế, góp phần phát triển kinh tế khu vực
Cảng Hải Phòng – đầu mối giao thương quốc tế, góp phần phát triển kinh tế khu vực

Với đặc quyền sở hữu một trong những cảng biển lớn nhất cả nước, Hải Phòng đã thực hiện giao thương hàng tấn hàng hóa mỗi năm và xây dựng quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa với hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bởi vậy, thành phố đang đầu tư mạnh mẽ vào các dự án phát triển hạ tầng cảng biển để tăng khả năng vận chuyển hàng hóa và nâng cao vị thế của Hải Phòng trong nền kinh tế khu vực.

Tuy nhiên, thành phố hoa phượng đỏ không chỉ là một thành phố công nghiệp, Hải Phòng còn nổi bật trong lĩnh vực du lịch. Nơi đây cung cấp nhiều dịch vụ giải trí, vui chơi như các bãi tắm, khu nghỉ dưỡng Đồ Sơn, Cát Bà…, và trải nghiệm ẩm thực đa dạng,… thu hút đông đảo khách du lịch cả trong và ngoài nước.

6. Bà Rịa Vũng Tàu

Nổi bật với ngành dầu khí và du lịch biển, Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có GRDP cao, đạt khoảng 381.955 tỷ VNĐ năm 2023.

Khai thác dầu khí là hoạt động kinh tế chủ yếu của Bà Rịa – Vũng Tàu với trữ lượng dầu mỏ chiếm khoảng 93% và trữ lượng khí thiên nhiên xấp xỉ 16% cả nước. Vũng Tàu cũng đang phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và mở rộng hệ thống cảng biển quốc tế.

Trung tâm thành phố Vũng Tàu nhìn từ trên cao
Trung tâm thành phố Vũng Tàu nhìn từ trên cao

Thêm vào đó, với tính chất địa lý đặc thù, tỉnh cũng nổi bật với vai trò là trung tâm du lịch biển – nơi tập trung nhiều bãi biển đẹp và resort cao cấp.

7. Quảng Ninh

Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long mà còn là một trong những trung tâm kinh tế phát triển nhanh và đa dạng của cả nước. Năm 2023, GRDP đạt khoảng 13,44 tỷ USD (khoảng 329.000 tỷ VNĐ) đã đưa tỉnh lên vị trí thứ 7 trên 10 tỉnh thành phát triển nhất Việt Nam.

Vịnh Hạ Long - địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam
Vịnh Hạ Long – địa điểm du lịch hàng đầu Việt Nam

Địa phương có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và xã hội. Với nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, đặc biệt là than đá, tỉnh là trung tâm khai thác than đá lớn nhất Việt Nam. Cùng với đó, Quảng Ninh thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm nhờ địa hình tự nhiên đặc biệt kết hợp giữa biển và núi đá vôi.

8. Thanh Hóa

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về cả nông nghiệp và công nghiệp, với mức GRDP đạt được trong năm 2023 khoảng 284.445 tỷ VNĐ.

Không những là vựa lúa lớn nhất thế giới, Thanh Hóa còn đang phát triển các khu công nghiệp trọng điểm như khu kinh tế Nghi Sơn. Những dự án đầu tư từ các tập đoàn trong nước và quốc tế đã góp phần quan trọng vào sự chuyển mình của tỉnh, tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Đồng lúa bạt ngàn, biểu tượng cho nền nông nghiệp phát triển của Thanh Hóa
Đồng lúa bạt ngàn, biểu tượng cho nền nông nghiệp phát triển của Thanh Hóa

Ngoài ra, ngành du lịch cũng là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng đóng góp không ít vào thu nhập địa phương; có thể kể đến những địa điểm du lịch nổi tiếng như bãi biển Sầm Sơn hay suối cá thần Cẩm Lương.

9. Bắc Ninh

Trung tâm công nghiệp điện tử Bắc Ninh, với GRDP năm 2023 đạt khoảng 230.000 tỷ đồng, đã trở thành “ngôi nhà” của nhiều tập đoàn điện tử hàng đầu như Samsung và LG,…

Nhà máy sản xuất linh kiện Samsung tại Bắc Ninh
Nhà máy sản xuất linh kiện Samsung tại Bắc Ninh

Bên cạnh việc chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp có giá trị cao và quy mô xuất khẩu lớn, ngành du lịch tại Bắc Ninh cũng rất nổi tiếng với khách du lịch. Tỉnh tập trung phát triển mạnh nền du lịch văn hóa với nhiều chùa, đình, các lễ hội và duy trì những di sản văn hóa phi vật thể như làn điệu dân ca Quan họ.

Bắc Ninh đang tiếp tục thu hút đầu tư và phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị thể của mình trong nền kinh tế nước nhà.

10. Nghệ An

Theo thống kê GRDP Nghệ An năm 2023 đạt 201.635 tỷ VNĐ, đang dần khẳng định vị thế của mình trong bức tranh kinh tế của Việt Nam. Tỉnh có tiềm năng lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm. Dự án kinh tế Đông Nam – Nghệ An đang được chú ý đến và đầu tư mạnh mẽ, tạo ra nhiều việc làm cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh cũng như đất nước.

Nghệ An không chỉ có nền kinh tế phát triển mà còn sở hữu tiềm năng du lịch lớn với nhiều đếm đến nổi tiếng, như bãi biển Cửa Lò – khu du lịch biển hàng đầu Bắc Trung Bộ, hay khu di tích Kim Liên – quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nam Đàn.

Khu di tích Kim Liên, điểm đến lịch sử không thể bỏ qua khi ghé thăm Nghệ An
Khu di tích Kim Liên, điểm đến lịch sử không thể bỏ qua khi ghé thăm Nghệ An

Hạ tầng giao thông của Nghệ An cũng ngày càng được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và phát triển du lịch. Cảng biển, sân bay quốc tế Vinh, và các tuyến đường cao tốc như tuyến cao tốc Bắc – Nam không chỉ giúp kết nối tỉnh với các vùng kinh tế trọng điểm trong nước mà còn tăng cường khả năng hội nhập quốc tế.

Top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam đều là những trung tâm kinh tế quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của cả nước. Mỗi tỉnh thành đều có những thế mạnh riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú cho nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển này không chỉ tạo ra cơ hội việc làm mà còn nâng cao chất lượng sống cho người dân. Những số liệu kinh tế cũng như minh chứng đã khẳng định vị thế giàu có hiện tại của các tỉnh thành và là động lực quan trọng mở ra những triển vọng mới cho tương lai.

THAM KHẢO THÊM: 

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo