[Cập nhật] Sơ đồ các tuyến Metro TPHCM mới nhất 2025
Theo dõi Maison Office trênTuyến Metro TPHCM không chỉ là một dự án hạ tầng quan trọng mà còn là biểu tượng của sự phát triển đô thị và kỳ vọng về một thành phố thông minh, bền vững. Với vai trò kết nối các khu vực trọng điểm và giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, tuyến đường Metro hứa hẹn sẽ mang lại diện mạo mới cho TP.HCM. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, dự án này cũng đặt ra nhiều thách thức về tiến độ, chi phí và khả năng vận hành hiệu quả trong tương lai.
Nội dung chính
- Thông tin tổng quan về tuyến Metro TPHCM
- Bản đồ Metro TPHCM chi tiết nhất
- Các tuyến Metro TPHCM cập nhật mới nhất hiện nay
- Tuyến Metro số 1 : Bến Thành – Suối Tiên
- Tuyến Metro số 2: Bến Thành – Tham Lương
- Tuyến Metro số 3A: Bến Thành – Depot Tân Kiên
- Tuyến Metro số 3B: Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước
- Tuyến Metro số 4: Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước, Nhà Bè
- Tuyến Metro số 4B: Công viên Gia Định – Công viên Hoàng Văn Thụ
- Tuyến Metro số 5: Depot Đa Phước – Cần Giuộc – Cầu Sài Gòn
- Tuyến Metro số 6: Đầm Sen – Phú Lâm
- 5 Tòa nhà văn phòng kết nối trực tiếp tuyến Metro số 1
- Vai trò của các tuyến Metro Sài Gòn
Thông tin tổng quan về tuyến Metro TPHCM
Tuyến Metro TPHCM còn được biết đến là hệ thống đường sắt đô thị TPHCM, là dự án quy mô lớn và quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị bền vững của thành phố. Hệ thống tàu điện Metro TPHCM có khả năng vận hành cả dưới lòng đất và trên cao thông qua các cầu vượt xây dựng trên một phần đường giao thông sẵn có.
THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ TUYẾN METRO TPHCM
Đơn vị vận hành | Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (MAUR) |
Loại tuyến | Tàu điện ngầm |
Số lượng tuyến | 2 (đang thi công)
10 (kế hoạch) |
Số nhà ga | 25 (đang thi công)
171 (kế hoạch) |
Chiều dài hệ thống | 225,5 km |
Khổ đường sắt | 1.435 mm |
Tốc độ cao nhất | 110 km/h |
Bắt đầu vận hành | 22/12/2024 |
Website | maur.hochiminhcity.gov.vn |
Tính đến nay, TPHCM đang triển khai và xây dựng 08 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài lên đến 169km. Bên cạnh đó còn có 01 tuyến xe điện dài 12,8 km và 02 tuyến đường ray đơn dài 43,7 km. Tổng chiều dài hệ thống là 225,5km, bao gồm 175 nhà ga.
Hệ thống Metro TP.HCM được thiết kế với hạ tầng riêng biệt, không bị ảnh hưởng bởi giao thông mặt đất. Do đó, tốc độ vận hành sẽ cao hơn đồng thời cũng tăng tính ổn định và hiệu quả hơn. Khác với các phương tiện giao thông thông thường, Metro không có sự giao cắt với các phương tiện khác, nhờ đó cũng hạn chế được tình trạng ùn tắc và đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Tương tự như hệ thống xe buýt công cộng, tuyến Metro TPHCM cũng có các trạm dừng và nhà ga được bố trí khoa học, thuận tiện cho hành khách tiếp cận và sử dụng dịch vụ.
Bản đồ Metro TPHCM chi tiết nhất
Theo quy hoạch của Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM, Hệ thống Metro TP.HCM được quy hoạch với 8 tuyến chính, kết nối các quận huyện trên địa bàn thành phố. Trong đó bao gồm:
- Tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên (dài gần 20km).
- Tuyến số 2: Thủ Thiêm – Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi (dài 48km).
- Tuyến 3A: Bến Thành – Tân Kiên (dài 19,8km).
- Tuyến 3B: Ngã sáu Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước (dài 12,2km).
- Tuyến số 4A: Thạnh Xuân (Quận 12) – Khu đô thị Hiệp Phước (dài khoảng 35,75 km).
- Tuyến 4B: Ga Công viên Gia Định – Ga Lăng Cha Cả (dài khoảng 3,2km).
- Tuyến số 5: Cầu Sài Gòn – Bến xe Cần Giuộc (dài 23,39km).
- Tuyến số 6: Bà Quẹo – Vòng xoay Phú Lâm (dài 6,8km).
Tìm hiểu thêm: Bản đồ 24 quận huyện TP.HCM
Các tuyến Metro TPHCM cập nhật mới nhất hiện nay
Theo quy hoạch tổng thể, TP.HCM sẽ đầu tư xây dựng hệ thống tàu điện ngầm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thành phố. Đây được xem là một bước quan trọng trong việc cải thiện hạ tầng giao thông công cộng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng sống cho người dân. Dự án được quy hoạch với 8 tuyến chính bao gồm:
Tuyến Metro số 1 : Bến Thành – Suối Tiên
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là dự án đầu tiên được triển khai trong hệ thống các tuyến Metro HCM. Tuyến đường này có tổng chiều dài khoảng 19.7 km với lộ trình chính kết nối từ trung tâm TPHCM đến thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) và tỉnh Bình Dương.
Tổng toàn tuyến có 14 nhà ga và 1 nhà Depot. Trong đó bao gồm 3 ga ngầm là Bến Thành, Nhà hát Thành phố, Ba Son (dài khoảng 2.6 km) và 11 ga trên cao từ ga Văn Thánh đến ga bến xe Miền Đông mới (dài khoảng 17.1 km). Depot của tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên được đặt tại phường Long Bình, thành phố Thủ Đức, đóng vai trò điều khiển và bảo dưỡng tàu cho tuyến Metro này.
Tuyến Metro số 1 đang trong giai đoạn hoàn thiện với hơn 95% khối lượng công việc đã hoàn thành. Dự kiến sẽ vận hành thử nghiệm trong năm 2024 và chính thức đưa vào khai thác thương mại đầu năm 2025.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
- Tổng mức đầu tư: 2,491 tỷ USD (Khoảng 43.700 tỷ đồng).
- Chiều dài: 19,7 km.
- Nhà tài trợ: Nhật Bản (JICA).
- Ga Depot: Long Bình (20 ha).
- Số ga: 14 ga.
- Lộ trình: Bến Thành – Lê Lợi – Nguyễn Siêu – Ngô Văn Năm – Tôn Đức Thắng – Ba Son – Nguyễn Hữu Cảnh – Văn Thánh – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn – xa lộ Hà Nội và kết thúc tại Depot Long Bình (TP. Thủ Đức).
Tuyến Metro số 2: Bến Thành – Tham Lương
Tuyến Metro số 2 được kỳ vọng sẽ giảm áp lực giao thông cho khu vực trung tâm và các quận phía Tây Bắc thành phố. Theo quy hoạch, tuyến đường Metro số 2 được chia thành 03 giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn 1 (Bến Thành – Tham Lương): Đoạn tuyến này có điểm bắt đầu là ga Bến Thành, toàn bộ đi ngầm theo lộ tuyến Phạm Hồng Thái – Ngã sáu Phù Đổng – Cách Mạng Tháng 8 – Trường Chinh và kết thúc tại ga Depot Tham Lương (Quận 12).
- Giai đoạn 2 (Bến Thành – Thủ Thiêm và Tham Lương – Bến xe Tây Ninh): Điểm bắt đầu phía Nam là ga Bến Thành, theo đường Hàm Nghi chạy ngang qua sông Sài Gòn, đi tiếp theo đường Mai Chí Thọ và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức). Ở phía Bắc, điểm bắt đầu là ga Tân Bình, chạy theo đường Trường Chinh và kết thúc tại Bến xe Tây Ninh.
- Giai đoạn 3 (Bến xe Tây Ninh – Khu Tây Bắc Củ Chi): Kéo dài từ Bến xe Tây Ninh đến Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi, tạo điều kiện phát triển vùng ngoại ô và giảm tải cho trung tâm TP.HCM.
Tuyến Metro số 2 dự kiến có 42 nhà ga, trong đó có khoảng 16 nhà ga ngầm và hơn 10 nhà ga trên cao. Tuy nhiên, tính đến hiện nay mới chỉ có 26 nhà ga được quy hoạch, 16 nhà ga còn lại vẫn chưa được đưa vào bản vẽ dự án.
THÔNG TIN CHI TIẾT:
- Chiều dài: 48km.
- Ga Depot: Tham Lương (25.47 ha).
- Lộ trình: Thủ Thiêm – Quận 2 – Huyện Củ Chi.
- Dự kiến hoàn thành: Năm 2026.
Tuyến Metro số 3A: Bến Thành – Depot Tân Kiên
Tuyến Metro số 3A được quy hoạch với tổng chiều dài 19.58 km, bao gồm 17 nhà ga (bao gồm các ga trên cao và ga ngầm). Tuyến đường này có nhiệm vụ kết nối trung tâm thành phố với khu vực phía Tây Nam, góp phần giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1 và các tuyến đường lân cận.
Dự án xây dựng tuyến Metro số 3A được chia thành 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (Bến Thành – Bến xe Miền Tây): Chiều dài tuyến khoảng 9.89 km, bao gồm 10 nhà ga. Tổng chi phí đầu tư dự kiến khoảng 1,82 tỷ USD.
- Giai đoạn 2 (Bến xe Miền Tây – Tân Kiên): Chiều dài tuyến khoảng 9.69 km, bao gồm 7 nhà ga. Dự kiến tổng chi phí đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và kêu gọi vốn đầu tư, dự kiến sẽ triển khai thi công sau khi hoàn thành các tuyến Metro số 1 và số 2.
Tuyến Metro số 3B: Cộng Hòa – Hiệp Bình Phước
Tuyến Metro số 3B được quy hoạch để kết nối khu Đông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) với TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương). Tổng chiều dài của tuyến đường khoảng 12.2km, được chia thành 8 ga ngầm và 2 ga trên cao.
Lộ trình của tuyến Metro 3B bắt đầu từ Ngã 6 Cộng Hòa đi qua trục đường Nguyễn Thị Minh Khai – Xô Viết Nghệ Tĩnh – Quốc lộ 13 và cuối cùng kết thúc tại ga Depot Hiệp Bình Phước (TP. Thủ Đức).
Việc triển khai tuyến đường Metro TPHCM số 3B hướng đến mục tiêu giảm thiểu áp lực giao thông cho các tuyến đường trọng điểm như Quốc lộ 13 và Phạm Văn Đồng. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ phát triển các khu đô thị mới, đồng thời gia tăng giá trị bất động sản dọc tuyến.
Tuyến Metro số 4: Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước, Nhà Bè
Tuyến Metro số 4 là một trong những tuyến Metro dài nhất trong hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM, đóng vai trò kết nối khu vực phía Bắc và phía Nam thành phố. Tổng chiều dài của tuyến đường Metro này lên đến 35.75 km, bắt đầu từ Thạnh Xuân (Quận 12) đến Hiệp Phước (Huyện Nhà Bè). Dự án được đầu tư xây dựng với tổng chi phí dự kiến khoảng 4.57 tỷ USD, bao gồm 14 ga ngầm và 18 ga trên cao.
Đây là một trong các tuyến Metro có lộ trình dài và phức tạp, dự kiến được triển khai theo 04 giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn 1: Gia Định – Hoàng Diệu (dài khoảng 6.37 km).
- Giai đoạn 2: Gia Định – Thạnh Xuân (dài khoảng 6.97 km).
- Giai đoạn 3: Hoàng Diệu – Phước Kiển (dài khoảng 6.97 km).
- Giai đoạn 4: Phước Kiển – Hiệp Phước (dài khoảng 17.35 km).
Sau khi hoàn thành, tuyến Metro số 4 sẽ đi qua nhiều khu vực dân cư đông đúc, khu đô thị mới và khu công nghiệp, góp phần kết nối hiệu quả giữa các vùng trọng điểm.
Tuyến Metro số 4B: Công viên Gia Định – Công viên Hoàng Văn Thụ
Tuyến Metro số 4B là tuyến Metro ngắn với chiều dài chỉ khoảng 3.2 km, đóng vai trò kết nối giữa tuyến Metro số 4 và số 5. Đây được xem như một tuyến nhánh hỗ trợ, giúp cải thiện khả năng di chuyển giữa các quận nội thành, đặc biệt là trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.
Tìm hiểu thêm: Cho thuê văn phòng khu vực Sân Bay Tân Sơn Nhất
Tuyến đường Metro số 4B có điểm bắt đầu là ga Công viên Gia Định, chạy theo lộ tuyến Nguyễn Thái Sơn – Hồng Hà – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Trường Sơn – Công viên Hoàng Văn Thụ và kết thúc tại ga Lăng Cha Cả.
Dự kiến khi đưa vào vận hành, dự án này sẽ góp phần giảm tải áp lực giao thông cho cửa ngõ sân bay, đồng thời tạo nên một hệ thống vận tải đa phương thức và hiện đại. Tuy nhiên, tính đến nay, tuyến Metro 4B vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị các thủ tục pháp lý nên chưa thể tiến hành thi công.
Tuyến Metro số 5: Depot Đa Phước – Cần Giuộc – Cầu Sài Gòn
Với tổng chiều dài lên đến 23,39km, tuyến Metro số 5 sẽ đi qua một loạt các khu vực trọng điểm của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giao thông liên vùng. Dự án dự kiến được xây dựng với 16 ga ngầm và 6 ga trên cao, lộ trình bắt đầu từ Bến xe Cần Giuộc mới và kết thúc tại ga cầu Sài Gòn.
Lộ trình chi tiết như sau: Bến xe Cần Giuộc mới – Quốc lộ 50 – Tùng Thiện Vương – Phù Đổng Thiên Vương – Lý Thường Kiệt – Hoàng Văn Thụ – Phan Đăng Lưu – Bạch Đằng – Điện Biên Phủ – cầu Sài Gòn. Trong đó có tất cả 16 ga ngầm và 6 ga trên cao.
Theo quy hoạch, dự án được triển khai thành 02 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Cầu Sài Gòn – Ngã 4 Bảy Hiền (dài khoảng 8.9 km với 9 nhà ga).
- Giai đoạn 2: Ngã 4 Bảy Hiền – Bến xe Cần Giuộc mới (dài khoảng 14.5 km với 13 nhà ga).
Tuyến Metro số 6: Đầm Sen – Phú Lâm
Nằm cuối cùng trong bản đồ Metro TPHCM là tuyến Metro số 6: Đầm Sen – Phú Lâm. Đây là tuyến đường được kỳ vọng sẽ giảm tải giao thông cho các trục đường chính trong khu vực và tăng cường khả năng tiếp cận các tuyến Metro khác. Chiều dài của tuyến Metro số 6 là khoảng 6.8 km, bao gồm 7 ga toàn bộ chạy ngầm.
Lộ trình chính bắt đầu từ khu vực Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11), đi qua các tuyến đường Bà Quẹo – Âu Cơ – Lũy Bán Bích – Tân Hòa Đông và kết thúc tại ga Vòng xoay Phú Lâm.
Tuyến Metro số 6 hiện đang được nghiên cứu khả thi và tích hợp với các tuyến Metro khác. Dự kiến đây sẽ là tuyến đường Metro được hoàn thành sau cùng trong hệ thống các tuyến Metro Sài Gòn.
5 Tòa nhà văn phòng kết nối trực tiếp tuyến Metro số 1
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang dần đi vào hoạt động và hứa hẹn sẽ thay đổi mạnh mẽ hệ thống giao thông của TP.HCM, đặc biệt là tại khu vực trung tâm thành phố. Với sự ra mắt của tuyến Metro, các tòa nhà văn phòng nằm gần các ga Metro cũng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp.
Theo quy hoạch, có 5 tòa nhà kết nối trực tiếp với tuyến đường Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), bao gồm:
- The Spirit of Saigon: Đây là tòa nhà văn phòng cao cấp với thiết kế hiện đại, tọa lạc ngay trung tâm Quận 1, gần ga Bến Thành. Tòa nhà mang phong cách kiến trúc hiện đại, là địa điểm lý tưởng cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
- Union Square Tower: Union Square Tower là một trong những tòa nhà văn phòng hàng đầu tại khu vực trung tâm TP.HCM. Tòa nhà này có vị trí đắc địa, dễ dàng tiếp cận với các khu vực thương mại, tài chính và các địa điểm quan trọng khác.
- Riverfront Financial Centre: Riverfront Financial Centre là tòa nhà văn phòng cao cấp tọa lạc tại vị trí trung tâm, gần ga Bến Thành của tuyến Metro số 1. Tòa nhà này nổi bật với thiết kế kiến trúc hiện đại và không gian làm việc linh hoạt, tiện nghi.
- Marina Central Tower: Đây là tòa nhà văn phòng hiện đại với thiết kế ấn tượng, tọa lạc tại vị trí đắc địa gần khu vực Bến Thành, kết nối trực tiếp với tuyến Metro số 1. Marina Central Tower được xem là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp công nghệ và các công ty đa quốc gia.
- Vinhomes Golden River: Vinhomes Golden River là một khu phức hợp cao cấp bao gồm căn hộ, văn phòng và trung tâm thương mại, tọa lạc tại vị trí thuận lợi gần ga Ba Son. Tòa nhà có thiết kế sang trọng, hiện đại với đầy đủ các tiện ích cao cấp như bể bơi, khu thể thao, trung tâm mua sắm và an ninh 24/7.
Tìm hiểu thêm: Top 50+ Tòa Văn Phòng Gần Tuyến Metro Số 1 TP.HCM
Vai trò của các tuyến Metro Sài Gòn
Các tuyến Metro tại TP.HCM đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một hệ thống giao thông công cộng hiện đại, góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế và xã hội:
Đối với kinh tế
Việc xây dựng và triển khai hệ thống Metro góp phần tăng hiệu quả vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh. Các khu vực xung quanh các ga Metro hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến thu hút đầu tư, đặc biệt là trong các ngành bất động sản, thương mại và dịch vụ.
Hơn nữa, các tuyến Metro còn tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm trong quá trình xây dựng, vận hành và bảo trì. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
Đối với xã hội
Việc phát triển hệ thống các tuyến Metro TPHCM góp phần to lớn vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Theo đó, nó có thể giúp giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, tạo ra môi trường di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng, từ người lao động, học sinh, sinh viên cho đến du khách.
Hệ thống Metro cũng góp phần vào việc giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng không khí và giảm tiếng ồn trong thành phố, mang lại lợi ích cho sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, các tuyến Metro cũng giúp kết nối nhanh chóng các khu vực ngoại ô với trung tâm thành phố, tạo cơ hội để người dân tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và các tiện ích xã hội khác.
Có thể thấy, tuyến Metro TPHCM không chỉ giải quyết vấn đề về ùn tắc giao thông mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Dự án này không chỉ là một bước tiến lớn trong việc phát triển hạ tầng đô thị mà còn là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của TP.HCM.
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Office.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản và thiết kế nội thất. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.