Maison Office

Thừa phát lại là gì? Chức năng của văn phòng thừa phát lại

Theo dõi Maison Office trên

Thừa phát lại là một chức danh tư pháp độc lập, có nhiệm vụ hỗ trợ Cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các công việc pháp lý. Vai trò của thừa phát lại là đảm bảo tính minh bạch, khách quan và hợp pháp trong các giao dịch dân sự. Việc nắm rõ thừa phát lại là gì cũng như chức năng văn phòng thừa phát lại sẽ giúp cá nhân, tổ chức tận dụng tốt hơn dịch vụ này trong các tranh chấp, giao dịch pháp lý.

Thừa phát lại là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành:

Thừa phát lại (hay chấp thế lại) là người có đủ các tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, lập vi bằng, tống đạt giấy tờ và các công việc khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan. 

Thừa phát lại là gì?
Thừa phát lại là gì?

*Giải thích thêm từ ngữ: 

  • Vi bằng: là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận lại một cách khách quan, trung thực các sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.
  • Tống đạt: là việc thông báo, giao nhận hồ sơ, tài liệu, giấy tờ cho các cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan.

Điều kiện để được cấp phép hành nghề thừa phát lại

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, để trở thành thừa phát lại, người hành nghề phải đáp ứng một loạt các điều kiện, bao gồm:  

  • Là công dân Việt Nam dưới 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật; 
  • Có bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Sau đại học chuyên ngành luật;
  • Có thời gian công tác pháp luật tối thiểu 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp;
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Điều kiện để được hành nghề thừa phát lại
Điều kiện để được hành nghề thừa phát lại

Cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện trên đây có thể nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự và được cấp phép hành nghề theo đúng quy định của pháp luật. 

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. 

Tên gọi của tổ chức này được quy định bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và tên riêng của văn phòng viết liền sau. Người đứng đầu văn phòng phải là Thừa phát lại, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. 

Văn phòng thừa phát lại là gì?
Văn phòng thừa phát lại là gì?

Để thành lập Văn phòng Thừa phát lại thì phải căn cứ vào các tiêu chí được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau: 

  • Điều kiện kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện, nơi Văn phòng Thừa phát lại dự kiến thành lập;
  • Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện, nơi dự kiến đặt trụ sở văn phòng;
  • Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
  • Thành lập tối đa 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; tối đa 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Chức năng của văn phòng thừa phát lại

Trong phạm vi trách nhiệm, Văn phòng Thừa phát lại có các chức năng chính như sau: 

  • Thực hiện việc tống đạt hồ sơ, quyết định, thông báo, văn bản từ Cơ quan nhà nước đến các cá nhân, tổ chức liên quan.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức làm căn cứ cho các tranh chấp hoặc thủ tục pháp lý.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật. 
  • Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự (trừ các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành).
Chức năng của văn phòng thừa phát lại
Chức năng của văn phòng thừa phát lại

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại theo quy định

Việc thành lập văn phòng thừa phát lại phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, minh bạch và tuân theo hệ thống tư pháp. Dưới đây là trình tự thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại: 

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại
Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại

Bước 1: Lập đề án phát triển văn phòng thừa phát lại

Sở Tư Pháp và các sở, ban, ngành có trách nhiệm cùng phối hợp làm việc để xây dựng Đề án phát triển văn phòng thừa phát lại tại địa phương. Đề án sau đó được trình cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. 

Bước 2: Thủ tục đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại

Căn cứ vào đề án đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ra thông báo về việc thành lập văn phòng thừa phát lại tại địa phương. Trên cơ sở đó, các bước tiếp theo cần thực hiện bao gồm: 

(1) Lựa chọn loại hình thành lập VP thừa phát lại

Văn phòng thừa phát lại có thể được đăng ký thành lập theo 1 trong 2 loại hình doanh nghiệp: 

  • Loại hình doanh nghiệp tư nhân: Đối với văn phòng được thành lập bởi 01 Thừa phát lại.
  • Loại hình công ty hợp danh: Đối với văn phòng được thành lập bởi 02 Thừa phát lại.

(2) Soạn thảo hồ sơ thành lập VP thừa phát lại

Hồ sơ chi tiết thành lập VP thừa phát lại bao gồm các giấy tờ:

  • Đơn đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại (theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định);
  • Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở chính, điều kiện vật chất, nhân sự và kế hoạch triển khai thực hiện;
  • Bản sao chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
  • Bằng cấp liên quan của người đại diện theo pháp luật của văn phòng thừa phát lại. 

(3) Nộp hồ sơ thành lập đến Sở Tư pháp

Sở Tư pháp nơi dự kiến thành lập văn phòng thừa phát lại sẽ là cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Theo đó, hồ sơ có thể được gửi trực tiếp đến Sở Tư pháp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính. 

Hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp
Hồ sơ được nộp tại Sở Tư pháp nơi VPTPL đăng ký thành lập

(4) Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ

Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ trình hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại cho UBND cấp tỉnh xem xét và quyết định. Trường hợp hồ sơ bị từ chối, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do và nội dung cần sửa đổi, bổ sung. 

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ trình của Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh sẽ tiến hành xem xét và quyết định thành lập văn phòng thừa phát lại. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì phải gửi thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do. 

Bước 3: Đăng ký giấy phép con

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp quyết định cho phép thành lập văn phòng thừa phát lại, tổ chức phải thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép con để có thể đi vào hoạt động hợp pháp. 

Giấy phép hoạt động của văn phòng thừa phát lại
Giấy phép hoạt động của văn phòng thừa phát lại

Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại bao gồm: 

  • Đơn đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại;
  • Bản sao công chứng hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép thành lập văn phòng thừa phát lại của UBND cấp tỉnh;
  • Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 17 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP;
  • Giấy đề nghị đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại (theo Mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định);
  • Hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại, bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp thẻ thừa phát lại;
  • Bản sao chứng thực Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại;
  • 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm của Thừa phát lại, chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp sẽ cấp Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng thừa phát lại. Trường hợp hồ sơ bị từ chối phải kèm theo thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. 

Danh sách các văn phòng thừa phát lại tại Hà Nội và TP.HCM

Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm kinh tế, hành chính lớn nhất cả nước. Do đó, nhu cầu cao về dịch vụ pháp lý và các hoạt động tư pháp tại đây cũng không ngừng tăng cao. Điều này đòi hỏi sự phát triển của các văn phòng thừa phát lại để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân và doanh nghiệp. 

Danh sách văn phòng thừa phát lại tại Hà Nội (Kẻ bảng)

Dưới đây là tổng hợp danh sách văn phòng thừa phát lại tại Hà Nội mà người dân và doanh nghiệp có thể tham khảo: 

 
Tên văn phòng thừa phát lại Địa chỉ

VPTPL Ba Đình

Số 12 Phố Phan Kế Bính kéo dài, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình
VPTPL Đông Dương Số 75 Phố Xã Đàn, Phường Phương Liên, Quận Đống Đa
VPTPL Quận Hà Đông B14 Khu đấu giá quyền sử dụng đất Vạn Phúc, Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông
VPTPL Hà Nội 65 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm
VPTPL Hai Bà Trưng Số 3A11 Khu Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng
VPTPL Hoàn Kiếm Số 16A/3 Phố Lý Nam Đế, Phường Hàng Mã, Quận Hoàn Kiếm
VPTPL Quận Nam Từ Liêm Số 134 Đường Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân
VPTPL Thủ Đô Số 6A, Phố Vũ Phạm Hàm, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy
VPTPL Thanh Xuân Số 101 Phố Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân

Danh sách văn phòng thừa phát lại TP.HCM (Kẻ bảng)

Dưới đây là danh sách địa chỉ các văn phòng thừa phát lại tại TP.HCM: 

 
Tên văn phòng thừa phát lại Địa chỉ

VPTPL Quận 1

87 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1
VPTPL Quận 5 805 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5
VPTPL Quận 8 789A Tạ Quang Bửu, Phường 5, Quận 8
VPTPL Quận 10 137 Đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10
VPTPL TP. HCM 19R Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 19, Q. Bình Thạnh
VPTPL Việt Nam 526A Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình
VPTPL Quận Bình Tân 179 Tên Lửa, phường Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân
VPTPL Quận Gia Định 22A Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Quận Gò Vấp
VPTPL Sài Gòn 24 Khổng Tử, Phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức
VPTPL Quận Bình Chánh E5/6A Nguyễn Hữu Trí, TT. Tân Túc, Bình Chánh
VPTPL Huyện Hóc Môn 1/9 Ấp Đình, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn

Những thắc mắc thường gặp về thừa phát lại

Thừa phát lại có được công chứng văn bản không?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, Thừa phát lại không được phép kiêm nhiệm hành nghề công chứng. Như vậy, Thừa phát lại không được phép công chứng văn bản mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ lập vi bằng, tống đạt hồ sơ, giấy tờ, xác minh điều kiện thi hành án,… 

Chi phí lập vi bằng thừa phát lại là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, chi phí lập vi bằng được xác định theo thỏa thuận của người yêu cầu và văn phòng thừa phát lại, dựa trên công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Trong thực tế, chi phí lập vi bằng thừa phát lại thường dao động từ 3 – 5 triệu đồng/vi bằng. 

Điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại gồm những gì?

Để được bổ nhiệm là thừa phát lại, cá nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 

  • Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, không quá 65 tuổi;
  • Chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Có bằng tốt nghiệp Đại học/Sau đại học chuyên ngành luật và có ít nhất 03 năm công tác trở lên tại các cơ quan, tổ chức;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại;
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Qua việc tìm hiểu Thừa phát lại là gì cũng như chức năng của định chế này, có thể thấy Thừa phát lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tư pháp Việt Nam. Sự phát triển của hệ thống Văn phòng Thừa phát lại ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ pháp lý, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. 

>> TÌM HIỂU NGAY:

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo