Xu hướng thiết kế văn phòng sau đại dịch COVID-19

Theo dõi Maison Office trên
xu hướng thiết kế văn phòng sau COVID-19

Sau đợt đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn cầu, các công ty hiện đang tận dụng thời gian này để làm mới không gian văn phòng theo hướng đẩy mạnh sự tương tác với nhân viên và tinh thần của họ. Nhờ đó nhân viên có thể tăng hiệu suất làm việc, việc giữ chân nhân viên tăng cao, và tuyển dụng suôn sẻ hơn.

> 10 Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng

Tổng quan

Khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bước sang năm thứ 3 và biến thể Omicron gia tăng, các tổ chức trên khắp thế giới đang cân nhắc cách thức, thời gian và thậm chí liệu có nên để nhân viên văn phòng của họ tiếp tục làm việc thường xuyên trong giờ hành chính.

Một nghiên cứu gần đây của McKinsey cho thấy sức khỏe, sự linh hoạt và cân bằng giữa công việc và cuộc sống là những điều cần quan tâm hàng đầu.

văn phòng sau đại dịch COVID 19

Microsoft cũng thực hiện khảo sát năm ngoái rằng 41% lực lượng lao động toàn cầu sẽ cân nhắc chuyển đổi công việc trong năm tới, với 55% lưu ý rằng môi trường làm việc sẽ đóng một vai trò trong các quyết định của họ.

Trụ sở của tập đoàn tài chính Hàn Quốc Hana Bank trong thời kỳ đại dịch đã buộc các nhà lãnh đạo phải suy nghĩ về mục đích của văn phòng.

chú trọng sức khỏe của nhân viên

Cuộc khủng hoảng đã đẩy nhanh xu hướng thay đổi không gian văn phòng, bao gồm việc chú trọng sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên, nhu cầu của lực lượng lao động đa thế hệ, chú trọng chuyển hướng sang mô hình làm việc từ xa.

Đại dịch đã giúp các công ty giữ chân nhân viên cấp cao và xây dựng nền văn hóa thịnh vượng. Dưới đây là một số nguyên tắc thiết kế văn phòng để thu hút mọi người quay lại làm việc trực tiếp hậu đại dịch.

> 5 Ý tưởng cho không gian linh hoạt văn phòng

Tận dụng đúng không gian làm việc và đặt tên phù hợp

Đối với nhân viên, văn phòng không nên chỉ là nơi để giải quyết danh sách việc cần làm. Đó là nơi hợp tác, sáng tạo và học hỏi, nơi nhân viên cảm thấy được nuôi dưỡng tư duy và có cảm giác thân thuộc.

Vì vậy, từ tên của tòa nhà, khu vực làm việc hoặc văn phòng riêng phải phản ánh được điều này. Các thuật ngữ như “trung tâm giáo dục” hoặc “không gian đổi mới” sẽ truyền đạt cảm hứng tích cực và ảnh hưởng đến hành vi con người.

tận dụng không gian làm việc

Ví dụ như:

– Ngân hàng Hana Bank đặt tên trụ sở mới của mình là “Mindmark” để ghi nhận công việc sáng tạo đang diễn ra bên trong.

– Facebook và Google cũng có các “trường học” vì lý do tương tự. Họ muốn các kỹ sư của họ thử nghiệm giống như họ đã làm khi còn là sinh viên.

– Ngay cả UPs gần đây cũng đã đổi tên trụ sở chính từ Plaza thành Casey Hall. CEO Carol Tome đã nhấn mạnh cái tên này như một môi trường hợp tác ấm áp, cuốn hút hơn.

> Sử dụng văn phòng mở tại doanh nghiệp

Lắng nghe những nhu cầu và mong muốn của nhân viên

Hãy xem Covid như một chất xúc tác để lắng nghe các nhân viên giỏi nhất mong muốn từ nơi làm việc hiện tại, ngay cả khi bạn không thể đáp ứng mọi ý tưởng.

Đối với hầu hết các tổ chức, mọi người sẽ mong đợi điều gì đó linh hoạt hơn sau đợt giãn cách biến động. Chẳng hạn như đầu tư công nghệ tốt hơn có thể khuyến khích việc đến văn phòng cho nhân viên.

lắng nghe mong muốn của nhân viên

Ví dụ như:

– Salesforce đã giảm 40% diện tích bàn làm việc và áp dụng sơ đồ mặt bằng có nhiều không gian làm việc nhóm hơn nhằm khuyến khích sự cân bằng giữa công việc cá nhân và cộng tác.

– Trụ sở của Hana Bank cung cấp đa dạng loại hình làm việc, từ cá nhân với bàn làm việc riêng, chỗ ngồi linh hoạt khi cần sự đổi mới, không gian cộng tác khuyến khích sự tương tác nhóm và giao lưu. Sự kết hợp những trải nghiệm này đáp ứng các nhu cầu của nhân viên trong khi vẫn giữ nguyên cấu trúc.

> Mẹo tối ưu không gian làm việc

Không gian thư giãn và trang thiết bị thông minh

Rất nhiều công ty có xu hướng chuyển sang toà nhà và văn phòng mới sau đại dịch. Bởi điều này dễ dàng để công ty thử nghiệm những mô hình làm việc và trang thiết bị phù hợp cho nhân viên.

VD: Trụ sở mới của WarnerMedia cung cấp trải nghiệm truyền thông đa dạng để tạo ra bản sắc thương hiệu và tính cộng đồng.

Nhiều công ty cũng đã đầu tư vào công nghệ kết hợp thông minh nhưng vẫn đảm bảo tập trung vào yếu tố an toàn và bền vững bằng cách xây dựng không gian xanh.

không gian thư giãn trong văn phòng

VD: Hana Bank xây dựng phòng họp linh động 1-1 ở lối vào toà nhà, quầy rượu và sân hiên ngoài trời với nhiều cây xanh để nhân viên được refresh đúng nghĩa.

Đối với những nhân viên văn phòng trẻ tuổi, văn phòng là nơi để học hỏi và giao lưu cũng như là nơi chạy deadline. Gần 60% người thuộc Gen Y cho rằng cơ hội khám phá vô cùng quan trọng khi nộp đơn xin việc và họ cũng có thể ở lại công ty lâu hơn nếu họ được tham gia vào các hoạt động xã hội.

Các công ty thông minh biến điều này thành hiện thực bằng cách hợp tác với các tổ chức bên ngoài để cung cấp những chương trình như vậy.

Các hoạt động như yoga hoặc thiền, dịch vụ cộng đồng hoặc giáo dục thường xuyên là những nơi hay để bắt đầu.

Ngay cả không gian triển lãm của các nghệ sĩ, đồ ăn tại các xe minivan hoặc xe bán thức ăn pop-up bên ngoài cũng có thể là nơi giao lưu tuyệt vời cho nhân viên.

> Thiết kế văn phòng thu hút nhân sự Gen Z

Sau cùng, việc tận dụng thời điểm này để cải thiện môi trường làm việc theo cách tăng cường sự gắn bó và hạnh phúc của nhân viên chính là xu hướng được khuyến khích nhất ở thời điểm hiện tại. Bởi không chỉ khiến nhân viên làm việc năng suất hơn mà còn tăng tỷ lệ giữ chân và thu hút nhân tài mới hiệu quả.

Nếu bạn có nhu cầu tìm đơn vị thiết kế thi công nội thất văn phòng, liên hệ ngay Maison Office.

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo