99+ Bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc đẹp và hiện đại
Theo dõi Maison Office trênTrong thời đại hiện nay, không gian văn phòng không chỉ là nơi làm việc mà còn là biểu tượng cho văn hóa doanh nghiệp. Một văn phòng được thiết kế đẹp và hiện đại không dừng ở việc nâng cao hiệu quả công việc mà hơn thế còn giúp thu hút nhân tài đồng thời tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Trong bài viết này, Maison Office sẽ giúp bạn khám phá “tất tần tật” về bản vẽ văn phòng làm việc – một yếu tố không thể thiếu trước khi thi công hoàn thiện văn phòng!
Nội dung chính
1. Bản vẽ văn phòng làm việc là gì?
Bản vẽ văn phòng làm việc (hay bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc) là bản thiết kế được tạo ra để mô tả các yếu tố cơ bản của một không gian văn phòng. Nói một cách cụ thể, các bản vẽ này sử dụng hình ảnh đồ họa để thể hiện những hạng mục cần được thi công văn phòng, bao gồm: các không gian chức năng, nội thất, nguyên vật liệu, hệ thống cửa ra vào, cửa sổ,…
Bản vẽ thiết kế văn phòng cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng. Đây đồng thời là một phần quan trọng trong hợp đồng làm việc giữa nhà thầu và chủ đầu tư, là căn cứ để thực hiện quy định của pháp luật. Một bản vẽ thiết kế văn phòng phải đảm bảo tính ngắn gọn và dễ hiểu, tránh gây nhầm lẫn trong quá trình thi công xây dựng.
2. Tầm quan trọng của bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc
Bản vẽ văn phòng làm việc được xem là cơ sở trao đổi thông tin giữa nhà thầu và chủ đầu tư trong quá trình thiết kế, thi công văn phòng. Theo đó, trước khi đi vào các bước thi công, các bên liên quan phải thống nhất về hệ thống bản vẽ, bao gồm: bản vẽ thiết kế mặt bằng, bản vẽ thiết kế kỹ thuật 2D, bản vẽ phối cảnh 3D, bản vẽ sơ đồ hệ thống điện, nước,…
Thông qua các bản vẽ này, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng có thể:
- Tận dụng tối đa diện tích sàn xây dựng: Bản vẽ thiết kế văn phòng là cơ sở để kiến trúc sư bố trí không gian và công năng văn phòng một cách hài hòa. Từ đó tận dụng tối đa diện tích sẵn có, tăng không gian chức năng sử dụng và giảm thiểu lãng phí phát sinh.
- Giảm thiểu rủi ro: Trong mỗi bản vẽ văn phòng, các yếu tố như lối thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy, bố trí lối đi, hệ thống đường điện,… đều được xem xét một cách kỹ lưỡng. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được những thiệt hại do nguy cơ tai nạn hoặc cháy nổ.
- Tăng tính nhận diện thương hiệu: Việc chuẩn bị sẵn bản vẽ thiết kế văn phòng giúp chủ đầu tư đảm bảo tính thống nhất về nhận diện thương hiệu. Từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu, nội thất cho đến phong cách trang trí văn phòng, tất cả đều được tùy chỉnh linh hoạt trên bản vẽ theo mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này góp phần tăng tính nhận diện đồng thời tạo sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và thúc đẩy phát triển.
- Tạo môi trường làm việc lý tưởng: Một không gian văn phòng hiện đại, đẹp mắt sẽ là môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất làm việc mà hơn thế còn thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp theo hướng tích cực. Ngoài ra, đây cũng là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân viên.
- Dự trù ngân sách đầu tư: Bản vẽ văn phòng làm việc đóng vai trò quan trọng trong việc dự trù ngân sách cho một dự án văn phòng. Thông qua các thông tin chi tiết trên bản vẽ, chủ đầu tư có thể ước lượng chi phí cần thiết cho việc xây dựng mới hoặc cải tạo không gian. Từ đó đảm bảo các khoản đầu tư được phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả.
=> Tìm hiểu thêm: Cách tính diện tích văn phòng cho thuê
3. 200+ Mẫu bản vẽ thiết kế văn phòng làm việc đẹp
Có thể thấy, việc đầu tư thiết kế bản vẽ văn phòng ngay từ ban đầu là rất quan trọng. Để có được bản vẽ văn phòng làm việc hiện đại, đầy đủ tiện nghi và đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động, bạn có thể tham khảo một vài mẫu thiết kế dưới đây:
2.1. Mẫu bản vẽ cho văn phòng diện tích nhỏ
Việc thiết kế văn phòng quy mô nhỏ đòi hỏi sự sáng tạo nhằm tối ưu hóa không gian và đáp ứng tốt nhu cầu làm việc. Theo đó, có một vài yếu tố mà bạn cần xem xét khi thiết kế bản vẽ cho văn phòng diện tích nhỏ như sau:
- Ưu tiên thiết kế không gian mở để tạo cảm giác rộng rãi, thoáng mát. Bên cạnh đó, hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên và cửa kính để mở rộng không gian văn phòng.
- Sử dụng các món nội thất đa năng như bàn gấp gọn, kệ tủ kết hợp bàn làm việc,… để tiết kiệm không gian.
- Trang trí không gian với các gam màu sáng và trang nhã để tạo cảm giác thoáng đãng, dễ chịu.
- Tận dụng không gian trên cao và dưới sàn để tạo ra nhiều không gian lưu trữ.
- Bố trí các khu vực làm việc một cách gọn gàng, ngăn nắp, sắp xếp vị trí nội thất một cách khoa học.
Với một vài gợi ý trên đây, không gian văn phòng dù nhỏ vẫn đảm bảo sự thông thoáng, tạo nên môi trường làm việc tích cực cho nhân viên.
2.2. Sơ đồ bản vẽ văn phòng diện tích lớn
Với diện tích rộng lớn, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều không gian để bố trí các khu vực chức năng. Tuy nhiên cũng cần có một bản vẽ thiết kế chi tiết nhằm đảm bảo phân chia không gian một cách khoa học.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn cách bố trí không gian mở để tăng cường tính tương tác giữa các phòng ban, bộ phận trong tổ chức. Hoặc có thể sử dụng vách ngăn giữa các phòng để tạo không gian làm việc riêng tư, yên tĩnh. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng bản vẽ nội thất văn phòng để bố trí nội thất sao cho phù hợp với nhu cầu của từng phòng ban. Đừng quên tạo điểm nhấn với cây xanh hoặc tranh treo tường để mang đến không gian làm việc sáng tạo và đầy cảm hứng.
2.3. Mẫu bản vẽ văn phòng hiện đại
Một mẫu bản vẽ văn phòng hiện đại thường có các đặc điểm nổi bật như không gian mở, thiết kế tối giản, tận dụng nhiều ánh sáng tự nhiên và đầu tư vào trang thiết bị hiện đại. Các đặc điểm này giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, sáng tạo và hiệu suất cao. Dưới đây là một số mẫu bản vẽ văn phòng làm việc hiện đại, sáng tạo mà bạn có thể tham khảo:
2.4. Mẫu bản vẽ thiết kế văn phòng đa năng
Văn phòng làm việc đa năng thường được thiết kế với nhiều không gian chức năng khác nhau. Trong đó bao gồm: khu vực làm việc chung, khu vực làm việc riêng tư, khu vực phòng họp, sảnh đón tiếp khách hàng, khu vực nghỉ ngơi cho nhân viên,… Không gian làm việc đầy đủ công năng giúp đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi cá nhân, thúc đẩy sự giao tiếp, hợp tác và nâng cao hiệu suất làm việc.
2.5. Bản vẽ thiết kế không gian làm việc xanh
Bên cạnh việc mang đến không gian làm việc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, hiện nay các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn vào vấn đề sức khỏe của nhân viên. Kiến tạo không gian xanh là một trong những giải pháp hàng đầu giúp cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, doanh nghiệp có thể trang trí nhiều mảng xanh trong không gian làm việc, từ cây xanh để bàn, đặt dọc các lối đi cho đến những ban công xanh mát.
Dưới đây là một vài bản vẽ văn phòng xanh được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn:
3. Bản vẽ thiết kế văn phòng gồm những phần nào?
Trong quá trình xây dựng một văn phòng mới hoặc cải tạo không gian làm việc, bản vẽ thiết kế đóng vai trò quan trọng để phác thảo ý tưởng cho dự án. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hoàn thiện cho công trình, chủ đầu tư cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ thiết kế bao gồm các thành phần: sơ đồ mặt bằng bố trí nội thất, bản vẽ kỹ thuật 2D, bản vẽ phối cảnh 3D, bản vẽ sơ đồ điện, bản vẽ sơ đồ hệ thống ống nước,…
3.1. Bản vẽ sơ đồ mặt bằng văn phòng
Bố trí mặt bằng là bước đầu quan trọng trong quy trình thiết kế không gian văn phòng. Một bản vẽ sơ đồ mặt bằng văn phòng thường cung cấp các thông tin sau:
- Số lượng khu vực chức năng, bao gồm khu vực làm việc chung, phòng họp, khu vực nghỉ ngơi,…
- Thông tin về kích thước, diện tích của mỗi khu vực.
- Vị trí sắp xếp các khu vực khác nhau trong văn phòng.
- Vị trí và kích thước của các lối đi chính, cửa ra vào và cửa sổ.
- Vị trí và kích thước của các món đồ nội thất (bàn ghế làm việc, tủ đựng hồ sơ,…) và thiết bị văn phòng (máy in, máy photo, máy scan,…).
Các yếu tố này tạo nên một hình ảnh tổng thể, giúp chủ đầu tư dễ dàng phác họa ý tưởng về không gian văn phòng.
3.2. Bản vẽ kỹ thuật kết cấu 2D
Bản vẽ kỹ thuật kết cấu 2D là loại bản vẽ được sử dụng để mô tả các chi tiết kỹ thuật của một công trình trong không gian hai chiều. Trong đó bao gồm các thông tin về hình dạng, kích thước, chi tiết cấu trúc, vật liệu và đặc biệt là các thành phần tải trọng như: vật liệu khung, thép dầm, thanh chống,… Thông qua đây, chủ đầu tư có thể ước tính chi phí sơ bộ để xây dựng hoặc cải tạo văn phòng.
3.3. Bản vẽ phối cảnh 3D
Phối cảnh 3D là loại bản vẽ trực quan, xây dựng hình ảnh văn phòng dưới dạng không gian 3 chiều. Đây là một công cụ mạnh mẽ cho phép khách hàng có cái nhìn rõ ràng và trực quan nhất về không gian văn phòng sau khi hoàn thiện. Mỗi chi tiết trong bản vẽ 3D đều được tái hiện một cách chân thực, dựa trên màu sắc và vật liệu như trong thực tế. Nhờ đó, chủ đầu tư công trình có thể nhanh chóng đưa ra những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
3.4. Bản vẽ sơ đồ hệ thống ống nước
Hệ thống ống nước là một phần không thể thiếu của cơ sở hạ tầng cơ bản. Theo đó, hệ thống nước cung cấp nước sạch để uống, rửa tay và vệ sinh cá nhân, giúp đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của đội ngũ nhân viên.
Để thiết kế đường nước một cách khoa học, chủ đầu tư cần quan tâm đến sơ đồ hệ thống ống nước của công trình. Bản vẽ này mô tả các thông tin như: vị trí ống nước, thông số kích thước, các phụ kiện kết nối, hệ thống bộ lọc,… Với những thông tin này, quá trình thiết kế, xây dựng và bảo trì hệ thống sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
3.5. Bản vẽ sơ đồ điện
Bản vẽ sơ đồ điện cung cấp thông tin về hệ thống dây điện, nguồn điện, hệ thống chiếu sáng và mạch điện chi tiết của một dự án. Bên cạnh đó là cách bố trí đường điện kết nối giữa các khu vực chức năng hoặc giữa văn phòng và tòa nhà. Các ký hiệu trên bản vẽ cũng cho biết vị trí của các phụ kiện: dây cáp, cầu dao, tủ điều khiển, máy biến áp,…
4. Các bước để thiết kế bản vẽ văn phòng làm việc
Để có được một bản vẽ văn phòng làm việc phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư, dưới đây sẽ là các bước cơ bản cần thực hiện:
- Khảo sát yêu cầu KH và hiện trạng công trình: Bước đầu tiên quan trọng cần thực hiện là xác định yêu cầu của khách hàng. Tiếp đó là khảo sát hiện trường công trình, đo đạc diện tích chính xác để có thể đưa ra ý tưởng thiết kế cũng như giải pháp về nguyên vật liệu, cách bố trí các không gian chức năng.
- Thiết kế bản vẽ bố trí mặt bằng: Sau bước khảo sát, kiến trúc sư sẽ phác thảo sơ bộ bản vẽ bố trí mặt bằng trên giấy hoặc máy tính. Bước này tập trung vào việc sắp xếp các không gian chức năng như khu vực làm việc chung, văn phòng riêng, phòng họp, phòng nghỉ,… Tiếp đó, kiến trúc sư sẽ tiến hành trao đổi và đưa ra bản vẽ kỹ thuật 2D với đầy đủ các thông số về kết cấu, vật liệu, hệ thống điện, nước,…
- Thiết kế phối cảnh 3D: Dựa trên yêu cầu của chủ đầu tư về phong cách thiết kế, màu sắc, ánh sáng, mẫu mã nội thất,… kiến trúc sư sẽ tạo ra bản vẽ phối cảnh 3D phù hợp. Song song với đó, khách hàng sẽ đưa ra những điều chỉnh, thay đổi nhất định để hoàn thiện bản vẽ cuối cùng.
- Thống nhất và tiến hành thi công: Sau khi các bên đã thống nhất về phương án thiết kế, đơn vị chủ thầu sẽ tiến hành thi công xây dựng. Quá trình thi công được giám sát chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng theo bản vẽ công trình.
Có thể nói, bản vẽ văn phòng làm việc là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng của mỗi công trình văn phòng. Bằng cách đầu tư thiết kế bản vẽ chuyên nghiệp, doanh nghiệp của bạn có thể tiết kiệm chi phí, thời gian thi công đồng thời giảm thiểu rủi ro không đáng có. Hy vọng với những thông tin mà Maison Office chia sẻ, bạn đã có thể hiểu rõ về tầm quan trọng của các loại bản vẽ văn phòng làm việc.
>>> Tìm hiểu ngay các dịch vụ thiết kế văn phòng tại Maison Office:
Maison Office là đơn vị cho thuê văn phòng chuyên nghiệp, đội ngũ tư vấn kinh nghiệm 10+ năm sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp nhất ✅ Liên hệ 0988.902.468 ngay!