Maison Office

Brainstorming là gì? Phương pháp Brainstorm nhóm hiệu quả

Theo dõi Maison Office trên
Brainstorming

“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao“, dù bạn là người có nhiều ý tưởng phong phú thì cũng đến lúc nó cạn kiệt, đó là lúc bạn cần Brainstorming cùng với đội nhóm  của mình. Khi đi học hoặc đi làm, bạn đã nhiều lần nghe câu: “Chúng ta cần Brainstorming cho dự án sắp tới” hay “vấn đề này cần mọi người Brainstorming trước khi thực hiện”… Vậy Brainstorming là gì? Tại sao lại quan trọng đến vậy? Brainstorming hiệu quả mang đến điều gì?

1. Brainstorm là gì? 

Brainstorming là một phương pháp tư duy sáng tạo để tạo ra những ý tưởng mới và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho một vấn đề cụ thể. Trong quá trình Brainstorm, mọi người được khuyến khích đóng góp suy nghĩ và quan điểm một cách tự do, không bị phán xét, nhằm khuyến khích sự cởi mở và đổi mới. 

Phương pháp này giúp tận dụng tối đa sức mạnh của các thành viên, không bị hạn chế về khả năng thực hiện hay tính khả thi. Các ý tưởng được đưa ra trong quá trình Brainstorming sau đó sẽ được sàng lọc và đánh giá để tìm ra phương án tốt nhất cho vấn đề. Brainstorming là một cách làm việc hiệu quả nhằm tạo ra những ý tưởng mới và sáng tạo trong một môi trường hợp tác.

Mục tiêu của Brainstorming là kết nối ý tưởng, bằng cách nhóm các ý tưởng lại với nhau hoặc xây dựng từ những ý tưởng hiện có, và tiếp cận vấn đề từ một góc nhìn mới để tạo ra vô số ý tưởng mới.

Brainstorm là gì?
Brainstorm là gì?

Brainstorming là một phương pháp tư duy sáng tạo để tạo ra những ý tưởng mới và đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả cho một vấn đề cụ thể. Trong quá trình này, mọi người được khuyến khích đóng góp suy nghĩ và quan điểm một cách tự do, không bị phán xét, nhằm khuyến khích sự cởi mở và đổi mới. Brainstorming thường liên quan đến làm việc nhóm, nhưng cũng có thể được thực hiện riêng lẻ bởi từng cá nhân.

Phương pháp này giúp tận dụng tối đa sức mạnh của các thành viên, không bị hạn chế về khả năng thực hiện hay tính khả thi. Các ý tưởng được đưa ra trong quá trình Brainstorming sau đó sẽ được sàng lọc và đánh giá để tìm ra phương án tốt nhất cho vấn đề. Brainstorming là một cách làm việc hiệu quả nhằm tạo ra những ý tưởng mới và sáng tạo trong một môi trường hợp tác.

Mục tiêu của Brainstorming là kết nối ý tưởng, bằng cách nhóm các ý tưởng lại với nhau hoặc xây dựng từ những ý tưởng hiện có, và tiếp cận vấn đề từ một góc nhìn mới để tạo ra vô số ý tưởng mới.

>>> Tìm hiểu thêm: 10 khó khăn khi làm việc nhóm: Hướng giải quyết hiệu quả

2. Nguồn gốc của phương pháp Brainstorm

Brainstorming được giới thiệu vào năm 1953 bởi doanh nhân và nhà lý thuyết sáng tạo Alex Osborn. Ông đã sáng tạo thuật ngữ “Thinking up” từ năm 1938, để chỉ quá trình hình thành ý tưởng sáng tạo. Sách “Applied Imagination” của Osborn, xuất bản vào năm 1953, đã lan truyền rộng rãi và trong vòng 5 năm tiếp theo, 8 trong số 10 công ty lớn nhất tại Mỹ đã áp dụng phương pháp Brainstorming.

Nguồn gốc của Brainstorm
Nguồn gốc của phương pháp Brainstorm

Kể từ đó, Brainstorming đã được phát triển đáng kể và trở thành một chủ đề nghiên cứu phổ biến, đồng thời được cải tiến liên tục. Phương pháp này thường là điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi tạo ra ý tưởng. Mặc dù đã tồn tại từ nhiều thập kỷ trước, nhưng bản chất cốt lõi của phương pháp này vẫn không thay đổi.

3. Brainstorming được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Phương pháp Brainstorming được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Brainstorming được sử dụng phổ biến trong một số lĩnh vực:

  • Kinh doanh và quản lý: Brainstorming có thể được áp dụng để tạo ra chiến lược kinh doanh mới, phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và quản lý, giải quyết vấn đề tài chính và nhiều vấn đề khác liên quan.
  • Tiếp thị và quảng cáo: Sử dụng Brainstorming để đưa ra những ý tưởng sáng tạo cho các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo.
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Tạo ra các ý tưởng mới cho việc phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có.
  • Giáo dục và đào tạo: Khuyến khích sự sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.
  • Nghệ thuật và thiết kế: Sử dụng Brainstorming để đưa ra những ý tưởng mới trong thiết kế đồ họa, trang web, sản phẩm, kiến trúc và các lĩnh vực nghệ thuật khác.
  • Khoa học và công nghệ: Tìm ra giải pháp cho các vấn đề phức tạp thông qua Brainstorming.

Brainstorming là một công cụ linh hoạt và có thể được áp dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, giúp tạo ra những ý tưởng đa dạng và sáng tạo.

4. Vai trò của phương pháp Brainstorm

Brainstorming là một kỹ thuật tư duy sáng tạo để nảy ra nhiều ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo cho một vấn đề cụ thể. Brainstorming thường được sử dụng trong các nhóm, nhưng cũng có thể được sử dụng bởi các cá nhân.

4.2 Brainstorm nhóm 

Brainstorming theo nhóm là phương pháp phù hợp để tìm ý tưởng cho bài thuyết trình, kế hoạch hoặc dự án quan trọng. Đây là thời điểm tạo ra những ý tưởng đột phá. Vì vậy, hãy tận dụng mọi cơ hội để nhóm ngồi lại và Brainstorm một cách hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình Brainstorming nhóm:

  • Chọn thời điểm phù hợp để Brainstorm: Nếu không có trạng thái thể chất và tinh thần tốt, cố gắng ép buộc mọi người để tạo ra ý tưởng sẽ trở nên vô ích. Hãy dành từ 30 đến 60 phút trong khoảng thời gian mà mọi người có đủ năng lượng tích cực để cùng nhau Brainstorm.
  • Chọn địa điểm lý tưởng cho hoạt động Brainstorm nhóm: Các công ty thường trang bị các phòng họp cách âm. Nếu không có, hãy chọn một nơi yên tĩnh để tránh ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến quá trình Brainstorming. Hãy tạm thời rời xa các thiết bị điện tử để tránh sự xao lạc.
  • Ghi chép ý tưởng từ mỗi thành viên: Hãy ghi lại tất cả những ý tưởng được đề xuất sau quá trình Brainstorm của mỗi thành viên. Sau đó, cả nhóm có thể thảo luận và lựa chọn ý tưởng tốt nhất.
  • Tôn trọng ý kiến của mỗi thành viên: Hãy lắng nghe, bình luận và đóng góp ý kiến để tạo sự sôi nổi và phát huy tinh thần nhóm.
  • Khuyến khích sự giao tiếp trong nhóm: Trong quá trình nhóm tham gia Brainstorming, một số người sẽ dễ dàng chia sẻ ý kiến, trong khi người khác có thể không. Vai trò của người lãnh đạo là khuyến khích, tạo một môi trường thoải mái, tôn trọng và bình đẳng để làm việc nhóm.

4.3 Brainstorm cá nhân

Khi cần tìm lời giải cho bất kỳ câu hỏi nào mà bạn đang đối mặt, Brainstorming là một phương pháp hữu ích để tạo ra những ý tưởng mới. Trong quá trình Brainstorming cá nhân, bạn có thể áp dụng những hướng dẫn sau:

  • Chọn một không gian yên tĩnh, không bị xao lạc bởi yếu tố bên ngoài. Tắt các thiết bị điện tử để giúp bạn tập trung dễ dàng.
  • Nghiên cứu kỹ các thông tin và dữ liệu liên quan đến vấn đề hoặc câu hỏi bạn muốn giải đáp. Từ đó, bạn có thể kết nối các điểm liên quan, sử dụng gợi ý và nhanh chóng Brainstorm ra câu trả lời. Phương pháp này rất hiệu quả khi bạn đã có hướng đi và biết cách hình thành ý tưởng.
  • Đôi khi, hãy chấp nhận và mở lòng với mọi suy nghĩ và ý tưởng nảy ra trong đầu. Ghi chép lại những ý tưởng này để sau đó bạn có thể sử dụng chúng như các dấu vết, tiếp tục phân tích, kết hợp và phát triển thành một ý tưởng hữu ích, giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải.

TÌM HIỂU THÊM: Những kỹ năng cần thiết trong công việc bạn nhất định phải biết

5. Quy trình 5 bước để Brainstorming hiệu quả

Có thể thực hiện quá trình Brainstorming theo các bước sau đây:

5.1 Bước 1: Xác định vấn đề cần được Brainstorm

Trước khi bắt đầu quá trình Brainstorming, cả nhóm hoặc cá nhân cần thực hiện các bước sau:

  • Xác định vấn đề cần được Brainstorming: Điều quan trọng là đặt ra câu hỏi về vấn đề cần giải quyết. Nếu bạn đang cố gắng giải một bài toán, hãy xác định rõ đề bài và các khía cạnh gây khó khăn. Nếu nhóm của bạn đang tìm kiếm một tagline cho chiến dịch quảng cáo, hãy xác định rõ câu hỏi về tagline nào sẽ tạo nên sự lan truyền.
  • Mục tiêu của brainstorming là tìm ra giải pháp hoặc câu trả lời cho những câu hỏi đã đặt ra. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định vấn đề, hãy đặt thêm câu hỏi để làm rõ.

5.2 Bước 2: Tìm hiểu và đưa ra các quy định khi Brainstorming

Trong quá trình Brainstorming nhóm, hãy xác định rõ vai trò của từng thành viên, bao gồm trưởng nhóm và thư ký ghi chép ý tưởng và cuộc thảo luận. Trưởng nhóm sẽ đảm nhiệm vai trò chỉ đạo hoạt động Brainstorming.

đưa ra các quy định khi Brainstorming
Tìm hiểu và đưa ra các quy định khi Brainstorming

Trước khi bắt đầu, có một số quy tắc cần thống nhất như:

  • Tôn trọng lẫn nhau.
  • Mỗi thành viên đều có quyền nêu lên suy nghĩ và ý kiến của mình.
  • Tránh làm ồn đỡ khi mọi người đang suy nghĩ.
  • Xác định thời gian cho quá trình Brainstorming.
  • Lắng nghe và phản hồi ý kiến của những người khác.
  • Không nên quá tự mãn khi thực hiện Brainstorming cá nhân. Hãy đặt ra các quy tắc giúp tập trung động não.

5.3 Bước 3: Chia sẻ và ghi chép lại ý kiến 

Trong quá trình Brainstorming nhóm, hãy tạo cơ hội để từng thành viên lần lượt chia sẻ suy nghĩ và ý tưởng của họ. Thư ký được giao nhiệm vụ ghi chép tất cả các ý kiến từ mọi người. Các thành viên cũng có thể ghi chú để sau đó có thể bình luận về ý kiến của người khác.

Việc ghi chép cũng quan trọng trong quá trình Brainstorming cá nhân.

5.4 Bước 4: Sàng lọc ý tưởng

Sau khi mọi người hoặc từng cá nhân đã hoàn thành việc chia sẻ ý kiến, hãy xem xét cẩn thận các ý kiến đó và tiến hành gộp những ý giống nhau, đồng thời loại bỏ những ý tưởng không khả thi.

Sàng lọc ý tưởng
Sàng lọc ý tưởng

5.6 Bước 5: Đánh giá và kết luận

Ở bước này, mọi người cần tiếp tục đánh giá các ý tưởng để xác định ý tưởng nào cuối cùng là hợp lý nhất. Bước này đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra câu trả lời cuối cùng.

6. Các kỹ thuật nên áp dụng trong Brainstorming

Các kỹ thuật phổ biến được áp dụng trong quá trình Brainstorming tại nhiều doanh nghiệp bao gồm:

  • Kỹ thuật suy nghĩ ngược: Đảo ngược suy nghĩ so với ý tưởng ban đầu để tạo ra các giải pháp độc đáo hơn.
  • Starbursting: Tập trung vào việc đặt câu hỏi và đánh giá ý kiến thay vì chỉ tập trung vào việc đưa ra câu trả lời.
  • Kỹ thuật bậc thang (The stepladder technique): Khuyến khích các thành viên ít năng động trong nhóm có thể tham gia vào quá trình suy nghĩ và thảo luận một cách tích cực hơn.
  • Round-Robin Brainstorming: Cho phép mỗi người tham gia vào quá trình thảo luận mà không bị ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân.
  • Rolestorming: Thành viên tham gia đóng vai trò của một người khác để đưa ra quan điểm và ý kiến khác biệt.
  • Phương pháp Crawford: Kỹ thuật khuyến khích mỗi cá nhân tham gia đóng góp quan điểm và nhận được sự đồng thuận từ các thành viên khác để tạo động lực.

Trưởng nhóm cần nắm vững các kỹ thuật này để điều hành quá trình brainstorming một cách hiệu quả, khích lệ tinh thần của các thành viên và tạo ra những ý tưởng xuất sắc, giúp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

7. Những thách thức khi thực hiện Brainstorming

Dù Brainstorming mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gặp một số thách thức cần người tham gia lưu ý:

  • Tham gia không đồng đều: Một số người tham gia có thể tích cực hơn so với những người khác, trong khi có người sợ nói hoặc cảm thấy ý tưởng của mình không được chấp nhận. Điều này có thể gây thiếu tương tác hoặc tạo cảm giác bất hòa trong nhóm.
  • Quá nhiều ý tưởng: Khi có quá nhiều ý tưởng được đưa ra, người hướng dẫn Brainstorming có thể gặp khó khăn trong việc lọc và sắp xếp ý tưởng để đưa ra các hành động cụ thể.
  • Lạc đề: Ý tưởng đưa ra trong Brainstorming có thể không liên quan hoặc không phù hợp với mục tiêu hoặc vấn đề cần giải quyết, gây lãng phí thời gian và năng lượng.
  • Đánh giá tiêu cực: Ý tưởng mới có thể bị đánh giá tiêu cực hoặc từ chối ngay từ đầu, khiến người tham gia không muốn đưa ra ý tưởng khác hoặc tạo cảm giác tự ti.
  • Thiếu cảm giác thoải mái: Nếu không có sự tự do trong việc đưa ra ý tưởng, người tham gia có thể cảm thấy không thoải mái hoặc không muốn chia sẻ ý tưởng của mình.

Để giải quyết những thách thức này, người tham gia cần được đào tạo và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia Brainstorming. Đồng thời, người hướng dẫn cần tạo ra một môi trường thoải mái, khuyến khích sự tham gia của tất cả mọi người và thiết lập các quy tắc cần thiết để đảm bảo quá trình Brainstorming diễn ra một cách hiệu quả.

>>> Bạn có biết: Training là gì? Các hình thức training đào tạo nhân viên

7. Một số phần mềm hỗ trợ Brainstorming hiệu quả 

7.1 Mindmeister

Mindmeister là một ứng dụng trực tuyến để tạo sơ đồ tư duy, giúp người dùng hình dung, chia sẻ và tổ chức các ý tưởng của mình. Với nhiều tính năng được tích hợp sẵn, cả cá nhân và nhóm lớn có thể dễ dàng tạo ra bản phác thảo cho nội dung thảo luận nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.

Phần mềm Mindmeister
Phần mềm Mindmeister

Phần mềm này có nhiều ưu điểm, bao gồm khả năng trò chuyện trực tiếp và khả năng đồng bộ hóa sơ đồ trên Google Drive. Ngoài ra, phần mềm cũng cho phép xuất sơ đồ tư duy dưới dạng file ảnh GIF, PDF và nhiều định dạng khác. Tuy nhiên, với phiên bản miễn phí của Mindmeister, bạn chỉ có thể tạo được 3 sơ đồ tư duy.

7.3 Sketchboard

Bên cạnh Mindmeister, bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng trực tuyến Sketchboard để hỗ trợ việc phác thảo bản đồ tư duy. Tại đây, bạn và các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ ý tưởng và biểu hiện chúng trên một bảng kỹ thuật số có sẵn với đa dạng biểu tượng và khung hình. Tuy nhiên, trong phiên bản miễn phí, bạn chỉ có thể tạo 3 bảng sơ đồ riêng và mời thêm 5 thành viên để cộng tác.

>>> Tìm hiểu thêm: Các Phần Mềm Quản Lý Công Việc Cá Nhân Miễn Phí

7.4 OneNote

OneNote là một phần mềm do Microsoft phát triển, được thiết kế để ghi chú và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau dưới định dạng đa dạng như viết tay, đánh máy, âm thanh và hình ảnh. Người dùng có thể chia sẻ ghi chú của mình khi kết nối với Internet.

Phần mềm OneNote
Phần mềm OneNote

Vì vậy, Maison Office đã cung cấp khái quát chi tiết về phương pháp Brainstorming qua bài viết trên. Ngoài việc được áp dụng rộng rãi trong học tập, trong công việc, phương pháp này cũng giúp thúc đẩy phát triển tư duy và tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo và năng suất hơn. Dù bạn thực hiện Brainstorming theo nhóm hoặc cá nhân, những ý tưởng xuất sắc chính là thành quả đáng trân trọng mà bạn thu được nếu thực hiện quá trình này một cách hiệu quả.

TÌM HIỂU THÊM:

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo