Maison Office

Chứng chỉ Green Star: Hệ thống tiêu chuẩn xanh hàng đầu

Theo dõi Maison Office trên
chứng chỉ green star

Xu hướng xây dựng bền vững đang trở thành một yêu cầu thiết yếu trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên. Trong bối cảnh đó, chứng chỉ Green Star nổi lên như một công cụ quan trọng giúp đánh giá hiệu suất môi trường của các công trình xây dựng. Việc đạt được chứng chỉ này không chỉ giúp cải thiện giá trị công trình mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững. 

Chứng chỉ Green Star là gì?

Chứng chỉ Green Star là một hệ thống đánh giá công trình xây dựng bền vững được phát triển bởi Hội đồng Công trình Xanh Úc (Green Building Council of Australia – GBCA). Đây là chứng nhận được cấp cho các công trình xây dựng đạt được tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững. 

green star là gì
Chứng chỉ Green Star là gì?

Chứng chỉ xanh Green Star có thể được áp dụng cho mọi loại hình công trình từ nhà ở, tòa nhà văn phòng cho đến trường học, bệnh viện và các công trình công cộng. Hệ thống này đánh giá các công trình dựa trên một vài tiêu chí như: hiệu quả năng lượng, tiết kiệm nước, chất lượng không khí trong nhà, vật liệu xây dựng, quản lý chất thải cũng như một vài tác động khác của công trình đến môi trường xung quanh. 

Hiện nay, tiêu chuẩn xanh Green Star không chỉ được áp dụng cho các công trình tại Úc mà còn mở rộng sang nhiều quốc gia khác như: Malaysia, New Zealand, South Africa,…

Tìm hiểu ngay các chứng chỉ công trình xanh khác:

Nguồn gốc của tiêu chuẩn xanh Green Star

Chứng chỉ Green Star được thiết lập và quản lý bởi Hội đồng Công trình Xanh Úc (Green Building Council of Australia – GBCA). Được thành lập vào năm 2002, GBCA được biết đến là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục tiêu khuyến khích và thúc đẩy các giải pháp xây dựng bền vững tại Úc. Và Green Star chính là công cụ chủ chốt trong việc đánh giá và chứng nhận các công trình xây dựng đạt tiêu chuẩn bền vững cao về năng lượng, tài nguyên và tác động môi trường. 

Tính đến nay, Green Star được xem là một trong những hệ thống đánh giá công trình xanh phổ biến nhất không chỉ tại Úc mà còn trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia cũng đã lựa chọn áp dụng Green Star như một thước đo hiệu quả nhằm đánh giá tính bền vững của các công trình xây dựng. 

Mục tiêu của hệ thống đánh giá Green Star là gì?

Được thiết lập như một cơ sở đánh giá và chứng nhận các công trình xanh, Green Star hướng đến các mục tiêu chính như sau: 

  • Bảo vệ môi trường: Green Star đặt ưu tiên hàng đầu vào việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của công trình xây dựng đối với môi trường tự nhiên. Theo đó, hệ thống này đánh giá các công trình xây dựng dựa trên hiệu quả tiêu thụ năng lượng, quản lý chất thải, sử dụng tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm,…
  • Tiết kiệm tài nguyên và năng lượng: Một mục tiêu quan trọng khác của Green Star là tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên thông qua các giải pháp thiết kế và vận hành hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí vận hành mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, hướng đến sự phát triển bền vững lâu dài.
chứng chỉ green star
Mục tiêu của hệ thống đánh giá Green Star
  • Tăng giá trị tài sản: Các công trình đạt chứng chỉ Green Star thường được định giá cao hơn nhờ hiệu quả sử dụng vượt trội và tiết kiệm chi phí vận hành. Điều này thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và người mua tiềm năng nhờ khả năng mang lại lợi ích kinh tế dài hạn. 
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: Hệ thống này không chỉ tập trung vào các yếu tố kỹ thuật mà còn chú trọng đến việc tạo ra môi trường sống và làm việc tốt hơn cho người dùng. Để đạt được chứng chỉ Green Star, các công trình phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng không khí bên trong tòa nhà, ánh sáng tự nhiên, thiết kế sáng tạo,… 
  • Thúc đẩy ngành xây dựng bền vững: Green Star đóng vai trò định hướng cho ngành xây dựng trong việc chuyển đổi sang các phương pháp bền vững. Bằng cách khuyến khích đổi mới và áp dụng các giải pháp công nghệ xanh, tiêu chuẩn này sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao tiêu chuẩn toàn ngành.

Các phiên bản cập nhật của chứng chỉ Green Star

Tính đến năm 2020, Green Star đã trải qua nhiều lần cập nhật với các phiên bản khác nhau, bao gồm: 

  • Green Star v1.0: Phiên bản đầu tiên được giới thiệu vào năm 2003, tập trung vào các tiêu chí cơ bản về tiết kiệm năng lượng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
  • Green Star v2.0: Ra mắt năm 2006, phiên bản này tập trung vào việc đánh giá các tòa nhà văn phòng.
  • Green Star Office v3.0: Phát hành vào năm 2009, phiên bản v3.0 cải tiến các tiêu chí đánh giá đồng thời bổ sung các yếu tố liên quan trong việc đánh giá tính bền vững của các văn phòng. 
  • Green Star Communities v1.0: Phiên bản này được giới thiệu vào năm 2008, đặt trọng tâm vào các dự án xây dựng phức hợp. 
  • Green Star Education v1.0: Đây là phiên bản ra mắt vào năm 2010, tập trung đánh giá và chứng nhận tính bền vững của các công trình giáo dục.
  • Green Star Healthcare v1.0: Ra mặt năm 2011, phiên bản này chú trọng vào các công trình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trong đó bao gồm cả bệnh viện và các cơ sở y tế. 
  • Green Star Design & As Built v1.3: Đây là phiên bản cải tiến được thiết kế đặc biệt để đánh giá các công trình từ giai đoạn thiết kế cho đến khi hoàn thành. Điều này đảm bảo các công trình không chỉ đạt được các tiêu chí bền vững trong thiết kế mà còn duy trì hiệu suất cao trong thực tế vận hành.

Mỗi phiên bản của Green Star đều được cải tiến và bổ sung so với các phiên bản trước đó nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu và thay đổi trong ngành xây dựng.

Các tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh Green Star

Green Star bao gồm một loạt các tiêu chí đánh giá về tính bền vững của các công trình xây dựng. Tổng điểm số có được từ các tiêu chí này sẽ quyết định phân hạng chứng chỉ mà mỗi công trình đạt được. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá cụ thể của hệ thống chứng nhận công trình xanh Green Star: 

Tiêu chí Nội dung đánh giá
Hiệu suất năng lượng Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của công trình, bao gồm việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo.
Tiết kiệm nước Đánh giá về việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm tài nguyên nước.
Quản lý chất thải Đánh giá các biện pháp xử lý, tái chế và giảm thiểu chất thải trong quá trình xây dựng và vận hành.
Vật liệu tái chế Đánh giá về việc sử dụng nguyên vật liệu tái chế, có nguồn gốc bền vững.
Chất lượng môi trường trong nhà Đánh giá chất lượng không khí bên trong tòa nhà, ánh sáng tự nhiên và môi trường làm việc.
Xanh hóa công trình Đánh giá các biện pháp kiến tạo không gian xanh, cảnh quan xanh, hệ thống thoát nước mưa,…
Cộng đồng và tương tác xã hội Đánh giá sự tương tác tích cực với cộng đồng xung quanh và các hoạt động xã hội bền vững.
Hiệu suất vận hành Đánh giá hiệu quả của công trình trong suốt quá trình vận hành, bao gồm việc quản lý và duy trì chất lượng công trình.

Hệ thống phân hạng của chứng nhận Green Star

Tiêu chuẩn xanh Green Star đánh giá và chứng nhận các công trình thông qua một hệ thống phân hạng với 06 cấp độ cụ thể. Việc phân hạng từ cấp độ thấp nhất đến cao nhất phản ánh mức độ bền vững của từng dự án đối với các tiêu chuẩn bền vững. 

Dưới đây là 06 cấp độ chứng nhận của Green Star (Australia): 

  • 1 Star Green Star (10 – 19 điểm): Đây là cấp độ “Thực hành tối thiểu” (Minimum Practice), ghi nhận các công trình đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về thực hành bền vững.
  • 2 Star Green Star (20 – 29 điểm): Công trình đạt cấp độ 2 Star thể hiện mức độ thực hành bền vững ở mức trung bình, bắt đầu áp dụng một số giải pháp để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
  • 3 Star Green Star (30 – 44 điểm): Cấp độ này công nhận những công trình đã áp dụng các giải pháp thiết kế và xây dựng bền vững đạt tiêu chuẩn tốt.
  • 4 Star Green Star (45 – 59 điểm): Công trình xây dựng đạt cấp độ này cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong việc sử dụng năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
  • 5 Star Green Star (60 – 74 điểm): Chứng chỉ này được cấp cho các công trình đạt hiệu suất vượt trội trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 
  • 6 Star Green Star – World Leadership (>75 điểm): Đây là cấp độ chứng chỉ cao nhất trong hệ thống đánh giá Green Star. Theo đó, các công trình này không chỉ đáp ứng mà còn vượt xa các tiêu chuẩn thông thường, đóng góp lớn vào mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.
chứng chỉ green star
6 cấp độ của chứng chỉ xanh Green Star

Ưu – nhược điểm của chứng chỉ Green Star

Chứng chỉ Green Star là một hệ thống đánh giá và chứng nhận công trình xanh nổi bật. Tuy nhiên, như bất kỳ hệ thống chứng nhận nào, Green Star cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm

Chứng chỉ xanh Green Star mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn đối với cả cộng đồng và môi trường. 

  • Thúc đẩy phát triển bền vững: Chứng chỉ Green Star thúc đẩy các dự án xây dựng bền vững, tiết kiệm tài nguyên và áp dụng giải pháp thân thiện với môi trường.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành: Các công trình đạt chứng chỉ Green Star thường có hiệu suất năng lượng cao hơn, do đó sẽ giúp cắt giảm chi phí vận hành trong dài hạn. 
  • Tăng cường giá trị tài sản: Chứng chỉ Green Star giúp tăng giá trị tài sản, thu hút nhiều nhà đầu tư và người mua tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản. 
  • Xây dựng uy tín: Việc đạt được chứng chỉ xanh Green Star cho thấy cam kết của chủ đầu tư đối với mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng uy tín và hình ảnh tích cực trong mắt cộng đồng. 
  • Cải thiện chất lượng sống: Các dự án đạt chứng chỉ Green Star tạo tác động tích cực đến cộng đồng, cải thiện môi trường sống và làm việc của người dân trong khu vực.
chứng chỉ green star
Ưu điểm nổi bật của chứng chỉ xanh Green Star

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, Green Star vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như: 

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Để được cấp chứng chỉ xanh Green Star, đòi hỏi các công trình phải đầu tư lớn vào công nghệ xanh, vật liệu bền vững và các giải pháp tiết kiệm năng lượng.  
  • Quy trình đánh giá phức tạp: Quá trình đánh giá và chứng nhận Green Star đòi hỏi nhiều tài liệu, thời gian và công sức. Điều này phần nào gây áp lực cho các chủ đầu tư và nhà thầu.
  • Đòi hỏi sự cam kết lâu dài: Green Star không chỉ yêu cầu công trình đáp ứng các tiêu chuẩn trong giai đoạn thiết kế và xây dựng mà còn đòi hỏi sự cam kết lâu dài trong quá trình vận hành. Điều này có thể gây áp lực về chi phí và nguồn lực cho các chủ đầu tư.
  • Không phù hợp cho một số dự án: Green Star có thể không phù hợp với các dự án nhỏ hoặc những công trình có ngân sách hạn chế do yêu cầu cao về chi phí đầu tư, tài liệu và nguồn lực kỹ thuật.

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận Green Star

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận Green Star được quản lý bởi GBCA, bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1 – Đăng ký dự án: Chủ đầu tư cần đăng ký dự án với GBCA, cung cấp thông tin cơ bản về công trình và lựa chọn loại chứng nhận Green Star phù hợp. Sau khi hoàn tất đăng ký, chủ đầu tư có thể chia sẻ mục tiêu của mình với mạng lưới đối tác liên quan.
  • Bước 2 – Chuẩn bị tài liệu: Chủ đầu tư cần thu thập, chuẩn bị và nộp các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của hệ thống, sau đó gửi tài liệu qua Green Star Online.
  • Bước 3 – Đánh giá dự án: GBCA hoặc đơn vị được ủy quyền sẽ thực hiện việc đánh giá chi tiết công trình dựa trên các tiêu chuẩn trong hệ thống Green Star. 
  • Bước 4 – Xét duyệt và phản hồi: Sau quá trình đánh giá, GBCA sẽ cung cấp phản hồi và yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa các hạng mục chưa đạt tiêu chuẩn (nếu cần thiết).
  • Bước 5 – Cấp giấy chứng nhận: Khi dự án đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, GBCA sẽ cấp chứng chỉ Green Star cho công trình dựa trên cấp độ bền vững mà công trình đạt được.
chứng chỉ green star
Quy trình xin cấp chứng nhận Green Star

Sau khi được cấp giấy chứng nhận, dự án cần duy trì và tuân thủ các tiêu chuẩn đã đạt được để đảm bảo tính bền vững lâu dài, đặc biệt là đối với các công trình vận hành.

Tiêu chuẩn Green Star đối với các tòa nhà văn phòng cho thuê

Tiêu chuẩn Green Star được áp dụng với các tòa nhà văn phòng cho thuê được gọi là “Green Star – Office Design & As Built”. Đây là phiên bản đặc biệt trong hệ thống đánh giá Green Star, tập trung vào các tiêu chí bền vững dành riêng cho các tòa nhà văn phòng.

Dưới đây là các tiêu chí đánh giá cơ bản trong hệ thống Green Star – Office Design & As Built: 

  • Hiệu suất năng lượng: Tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính thông qua các biện pháp như: hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa hệ thống điều hòa không khí, thiết bị tiết kiệm điện,…
  • Tiết kiệm nước: Áp dụng các công nghệ và thiết bị tiên tiến giúp giảm thiểu lãng phí nước như thiết bị vệ sinh tiết kiệm, hệ thống tái sử dụng nước mưa,…
  • Quản lý chất thải: Có kế hoạch rõ ràng về việc giảm thiểu chất thải, đồng thời tái chế tối đa các vật liệu có thể tái sử dụng trong quá trình xây dựng và vận hành. 
  • Vật liệu tái chế: Khuyến khích việc sử dụng vật liệu xây dựng tái chế và thân thiện với môi trường trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện công trình.
  • Chất lượng môi trường trong nhà: Đánh giá không gian làm việc từ góc độ sức khỏe và tiện nghi đối với người sử dụng. Đảm bảo các yếu tố như chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm, sự thoải mái,… 
  • Xanh hóa công trình: Cải thiện môi trường làm việc bằng cách đưa các mảng xanh vào không gian. 
  • Hiệu suất vận hành: Duy trì hệ thống cơ sở hạ tầng công trình, theo dõi và cải thiện hiệu suất năng lượng cũng như chất lượng không khí bên trong tòa nhà. 
chứng chỉ green star
Tiêu chuẩn Green Star đối với các tòa nhà văn phòng

Top các tòa nhà văn phòng đạt chứng chỉ xanh Green Star tại Việt Nam

Chứng chỉ xanh Green Star đang ngày càng trở thành một tiêu chuẩn quan trọng trong ngành xây dựng. Tại Việt Nam, nhiều tòa nhà văn phòng đã đạt được chứng chỉ Green Star nhằm khẳng định cam kết đối với mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Trong số đó nổi bật là:

  • Saigon Centre Office Tower 2: Đây là một trong những tòa nhà văn phòng nổi bật tại khu vực trung tâm Quận 1 TP.HCM, đã đạt được chứng chỉ 5 Star Green Star – Office Interiors v1.1 vào năm 2017. Đây là chứng chỉ 5 sao về thiết kế nội thất văn phòng, cho thấy sự đầu tư hiệu quả vào không gian làm việc bền vững.
  • Marina Central Tower: Tòa nhà văn phòng Marina Central Tower tự hào đạt được chứng chỉ 5 Star Green Star về thiết kế tối ưu hóa năng lượng. Với nhiều nỗ lực áp dụng các giải pháp thiết kế hiện đại, tòa nhà đã duy trì được tính bền vững trong cả giai đoạn xây dựng và vận hành. 
marina central tower đạt chứng chỉ green star
Marina Central Tower đạt chứng chỉ 5 Star Green Star
  • EDGE Office Building: Đây là một trong những tòa nhà văn phòng tiên phong tại Việt Nam đạt chứng chỉ 6 Star Green Star – Office Design & As Built v1.1. Đây là chứng chỉ cao nhất trong hệ thống Green Star, thể hiện sự cam kết của dự án đối với môi trường. Đồng thời cũng được xem là hình mẫu tiêu biểu cho một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả cao. 

Tìm hiểu thêm:

Có thể thấy, chứng chỉ Green Star đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành xây dựng, đặc biệt là đối với các công trình văn phòng. Với các tiêu chí đánh giá khắt khe, chứng chỉ này không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng. 

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo