Maison Office

Địa chỉ văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội: Thông tin liên lạc 

Theo dõi Maison Office trên

Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội được thành lập vào ngày 31/03/2015 theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, đơn vị sự nghiệp này đã được thành lập nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết các thủ tục liên quan. 

>> TÌM HIỂU THÊM: Bảng tra ký hiệu các loại đất theo quy định

Địa chỉ văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội 

Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 1358/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội. Dưới đây là thông tin tổng quan về VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội: 

  • Tên giao dịch chính thức: Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội 
  • Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 12 tầng, Số 1 Hoàng Đạo Thuý, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội (Ngã tư Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thuý).
  • Đơn vị trực thuộc: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội.
  • Số điện thoại: (024) 3734 4996
  • Giờ làm việc: 8h30 – 11h30 và 13h00 – 16h30 (Thứ 2 – Thứ 6); 8h30 – 11h30 (Thứ Bảy).
Địa chỉ văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội
Địa chỉ văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội

Theo quy định pháp luật, văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng. Tính đến nay, văn phòng đất đai Hà Nội có 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 28 chi nhánh tại khắp các quận, huyện, giúp rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân địa phương. 

Chức năng pháp lý của văn phòng đất đai thành phố Hà Nội

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, văn phòng đất đai Hà nội có những chức năng chính sau đây:

  • Thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất;
  • Thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo ủy quyền;
  • Thực hiện công tác xây dựng, quản lý, đo đạc, cập nhật và chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai của thành phố;
  • Thực hiện công tác thống kê và kiểm kê đất đai;
  • Cung cấp thông tin liên quan đến đất đai cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện các chức năng khác phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đất đai Hà Nội có chức năng gì?
Văn phòng đất đai Hà Nội có chức năng gì?

>> THAM KHẢO NGAY: Cách check quy hoạch đất đai trực tuyến

Nhiệm vụ và quyền hạn văn phòng đăng ký đất đai HN

Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai HN được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC như sau: 

  • Thực hiện các thủ tục đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Thực hiện các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận). 
  • Thực hiện đăng ký tình hình biến động đất đai đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Lập, lưu trữ, chỉnh lý, cập nhật và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận.
  • Chỉnh lý, cập nhật, đồng bộ hóa và khai thác hiệu quả dữ liệu đất đai; thiết lập và quản lý hệ thống thông tin đất đai của thành phố.
  • Thực hiện các công tác kiểm kê, thống kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính và trích lục bản đồ địa chính.
Nhiệm vụ và quyền hạn của VPĐKĐĐ Hà Nội
Nhiệm vụ và quyền hạn của VPĐKĐĐ Hà Nội
  • Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra và xác nhận sơ đồ nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất do cá nhân, tổ chức cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
  • Thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Cung cấp thông tin cho các cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm hồ sơ, thông tin, bản đồ, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Thu phí và lệ phí theo quy định của pháp luật. 
  • Thực hiện các dịch vụ khác phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật. 
  • Quản lý đội ngũ viên chức, người lao động, tài chính và tài sản của VPĐKĐĐ; báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và báo cáo theo quy định hiện hành. 

Cơ chế hoạt động của văn phòng đất đai Hà Nội

Điều 4 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định cụ thể, văn phòng đăng ký đất đai thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nguồn kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai bao gồm:

(1) Kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo, bao gồm:

  • Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VPĐKĐĐ theo quy định của pháp luật;
  • Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được đặt hàng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
  • Kinh phí khác.
Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Hà Nội hoạt động theo cơ chế tự chủ
Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Hà Nội hoạt động theo cơ chế tự chủ

(2) Nguồn thu sự nghiệp, bao gồm: 

  • Khoản thu phí, lệ phí được để lại cho VPĐKĐĐ sử dụng theo quy định của Nhà nước;
  • Khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của đơn vị;
  • Khoản thu khác (nếu có).

(3) Nội dung các khoản chi bao gồm:

  • Chi trả tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương;
  • Chi trả các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn;
  • Chi mua văn phòng phẩm, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa tài sản cố định của văn phòng;
  • Chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật;
  • Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị văn phòng.
  • Các khoản chi khác.

>> BẬT MÍ: Ý nghĩa và cách đọc các ký hiệu trên bản đồ quy hoạch đất

Danh sách địa chỉ chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội

Ngày 29/09/2016, Quyết định 2136/QĐ-STNMT-VP về việc tổ chức bộ máy của Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã được ban hành. Theo đó, các chi nhánh văn phòng đất đai tại các quận, huyện thuộc Hà Nội bao gồm: 

Chi nhánh VPĐKĐĐ tại Hà Nội Địa chỉ
Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Ba Đình – Hoàn Kiếm – Đống Đa Số 10 Phố Đặng Dung, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình
Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Tây Hồ 657 Lạc Long Quân, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ
Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Long Biên Số 3 Phố Vạn Hạnh, KĐT Việt Hưng, Phường Giang Biên, Quận Long Biên
Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Hai Bà Trưng Số 38 Lê Đại Hành, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng
Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Hoàng Mai Số 8, Ngõ 6, Phố Bùi Huy Bích, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai
Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Cầu Giấy 36 Đường Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy
Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Nam Từ Liêm Số 1 Đường Liên Cơ, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm
Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Bắc Từ Liêm TDP Phúc Lý 4, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm
Chi nhánh VPĐKĐĐ Quận Hà Đông Lô N01 Khu Trung tâm hành chính mới, Phường Hà Cầu, Quận Hà Đông
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Thường Tín Số 35 Tiểu Khu Nguyễn Du, Thị trấn Thường Tín, Huyện Thường Tín
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Thanh Oai Số 135 Tổ 3, Thị trấn Kim Bài, Huyện Thanh Oai
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Mỹ Đức Số 4 Phố Đại Đồng, Thị trấn Đại Nghĩa, Huyện Mỹ Đức
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Thạch Thất Đường 419, Thị trấn Liên Quan, Huyện Thạch Thất
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Đan Phượng 105 Tây Sơn, Thị trấn Phùng, Huyện Đan Phượng
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Mê Linh Khu TTHC huyện, thôn Nội Đồng, Xã Đại Thịnh, Huyện Mê Linh
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Đông Anh Số 2 Đường Cao lỗ, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Thanh Trì 375 Đường Ngọc Hồi, Thị trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Quốc Oai Thị trấn Quốc Oai, Huyện Quốc Oai
Chi nhánh VPĐKĐĐ Huyện Chương Mỹ 102 Khu Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Huyện Chương Mỹ

Những câu hỏi thường gặp về văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội

Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cần những giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp Sổ đỏ lần đầu bao gồm các giấy tờ:

  • Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo Mẫu số 04/ĐK);
  • Giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất;
  • Giấy tờ chứng minh về nghĩa vụ tài chính;
  • Giấy tờ khác chứng minh về tài sản trên đất;
  • Bản sao CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của người xin cấp;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận (nếu có);

Lưu ý: Đối với từng trường hợp cụ thể, hồ sơ xin cấp Sổ đỏ lần đầu có thể phát sinh một số loại giấy tờ khác. Làm sao để khiếu nại hoặc phản ánh về dịch vụ?Khi người dân muốn khiếu nại quyết định của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, quy trình giải quyết khiếu nại sẽ được thực hiện theo các cấp như sau:

  • Khiếu nại lần đầu: Người khiếu nại gửi đơn trực tiếp đến Văn phòng đăng ký đất đai. Thủ trưởng Văn phòng đăng ký đất đai sẽ là người chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại này. 
  • Khiếu nại lần hai: Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp lên Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ là người trực tiếp giải quyết khiếu nại.

Văn phòng có làm việc vào thứ Bảy, Chủ Nhật không?

Lịch làm việc của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội được quy định như sau:

  • Thứ Hai – Thứ Sáu: Buổi sáng: 8h30 – 11h30; Buổi chiều: 13h00 – 16h30.
  • Thứ Bảy: 8h30 – 11h30.

Như vậy, Văn phòng đất đai Hà Nội có lịch làm việc đến sáng thứ Bảy, nghỉ chiều thứ Bảy, ngày Chủ nhật và các ngày lễ, tết. Người dân cần nắm rõ thông tin này để thuận tiện cho việc thực hiện thủ tục.Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển hệ thống đất đai của thủ đô. Với những nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, văn phòng đã từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

>> CÓ THỂ BẠN CẦN

5/5 - (1 bình chọn)
Contact Me on Zalo