Maison Office

Làm Thế Nào Để Sa Thải Nhân Viên Khéo Léo?

Theo dõi Maison Office trên
sa thải nhân viên khéo léo

Dù bạn sử dụng cách tiếp cận nào đi chăng nữa, sa thải nhân viên chưa bao giờ là công việc đơn giản.

“Chẳng ai thích phải đuổi việc nhân viên của mình cả”, đó là lời bộc bạch của Kristi Hedges, chuyên gia tư vấn và là tác giả của cuốn sách “The Power of Presence” nổi tiếng. Nhưng sa thải vẫn là công việc bắt buộc phải làm, dù bạn có muốn hay không.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để sa thải nhân viên một cách khéo léo? Dưới đây là một vài lời khuyên của Maison Office dành riêng cho bạn để câu chuyện ra đi trở nên nhẹ nhàng hơn cho cả đôi bên.

> Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự hiệu quả


tìm thuê văn phòng tại TP.HCM tìm thuê văn phòng tại Hà Nội

1. Đừng làm người nhân viên của bạn bất ngờ

Nếu người nhân viên bị đuổi việc đơn giản vì hiệu suất làm việc quá kém, nó chẳng phải là điều gì quá bất ngờ.

Nhưng tất nhiên, bạn vẫn cần cho họ khoảng thời gian để nỗ lực phấn đấu dù về lý bạn có quyền sa thải người nhân viên ấy tại bất kỳ thời điểm nào.

Nếu kết quả không được cải thiện thì bạn biết rồi đấy: Đến chính người nhân viên đó cũng nhận ra rằng đây là thời điểm thích hợp để họ dừng cuộc chơi. Cuộc chia tay của đôi bên cũng vì thế mà nhẹ nhàng và đơn giản hơn đối với cả 2 bên.

2. Đối mặt với trực tiếp với người nhân viên

Thật chẳng thoải mái một chút nào khi đối diện với một người để nói quyết định sa thải. Nhưng nếu né tránh vấn đề bằng cách gọi điện thoại, gửi mail hay buông vài dòng ngắn ngủi trên Zalo, Viber thì đó cũng không phải là lựa chọn sáng suốt.

Theo chuyên gia tư vấn Kristi Hedge: “Ta có thể có được rất nhiều thông tin về người đối diện khi trò chuyện một đối một với họ, từ ngôn từ cơ thể cho tới cách mà họ phản ứng lại với lời thông báo. Đó là lý do việc sa thải nên được trao đổi thông qua những cuộc gặp mặt trực tiếp”.

đối mặt trực tiếp với người nhân viên

Cũng theo Kristi: “Việc thông báo trực tiếp cũng là cách thân mật và lịch sự nhất có thể để nói lời sa thải tới một ai đó”. Nếu bạn chỉ đơn giản là thông báo gián tiếp qua email hoặc qua dòng chat, phản ứng của nhân viên khi tiếp nhận thông tin có thể sẽ hoàn toàn khác.

Ngoài ra, khi truyền đạt thông tin tới người nhân viên, bạn nên đi cùng với một thành viên khác trong tổ chức (có thể là nhân viên phòng HR) để phòng ngừa trường hợp người tiếp nhận đưa ra những câu hỏi khó hoặc nảy sinh những hành vi bất thường sau khi nghe thông báo.

> 7 Phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả

3. Thông báo có luận chứng rõ ràng

Cách mà bạn đưa ra lời thông báo và giải thích lý do sa thải cũng có tác động quan trọng tới thái độ của người nhân viên khi nhận được tin.

Hãy chắc chắn rằng bạn có lý do chính đáng để nói lời chia tay với người nhân viên đó. Những số liệu cho thấy hiệu suất làm việc dưới ngưỡng cho phép của người nhân viên đó hoặc feedback từ đồng nghiệp là những bằng chứng cần thiết để đưa ra khi đi kèm với lời thông báo.

Và bạn cũng nên nhớ, lời giải thích thiếu rõ ràng có thể dẫn tới một cuộc tranh cãi tưởng như không có hồi kết sau đó giữa bạn và người nhân viên. Điều này chỉ khiến cuộc “chia tay” trở nên khó khăn hơn mà thôi.

4. Chuẩn bị đón nhận cảm xúc từ nhân viên

Nhận được thông tin “sấm sét” từ bộ phận HR, chắc chắn người nhân viên sẽ thể hiện những cảm xúc mà bình thường bạn chẳng bao giờ được thấy từ họ: shock, buồn rầu, thậm chí là tức giận.

Trong những trường hợp này thì sự cảm thông tới từ bạn là điều mà người nhân viên muốn được nhận nhất.

chuẩn bị đón nhận cảm xúc từ nhân viên

Có thể bạn cũng sẽ cảm thấy hơi khó chịu trước những phản ứng tiêu cực như trên tới từ người nhân viên. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn cứ thế mà khiến mọi chuyện trở nên khó khăn hơn bằng những lời trách móc không cần thiết.

5. Đem đến cho họ những cơ hội mới

Trong trường hợp sự ra đi của nhân viên xuất phát từ công tác cắt giảm nhân sự, bạn đừng để họ chơi vơi giữa khoảng không không xác định.

Hãy gợi ý một vài vị trí nhân sự còn trống từ những nguồn thông tin mà bạn có được, hoặc chí ít là đưa ra một vài lời tư vấn để họ có thể sớm tìm được công việc mới thích hợp hơn.

6. Thận trọng khi sa thải với số lượng lớn nhân viên

Trong những đợt cắt giảm nhân viên với số lượng lớn, bạn nên thực hiện công việc này trong cùng 1 thời điểm, đừng thực hiện theo từng giai đoạn.

Ngoài ra, với những nhân viên ở lại, điều bạn nên làm là thể hiện sự tường minh về thông tin tới họ. Cách tốt nhất để ngăn chặn những tin đồn thất thiệt đó chính là đưa ra những thông báo chính thức. Bạn chẳng thể hình dung được sức ảnh hưởng của tin đồn có thể khiến hiệu suất lao động giảm xuống đáy nhanh tới thế nào đâu.

> 9 Chiến lược giữ chân nhân sự tài năng

Sa thải nhân viên không phải là công việc đơn giản. Nếu bạn khéo léo trong việc đưa ra quyết định khó khăn này, sự ra đi sẽ trở nên dễ dàng hơn với cả 2 bên. Còn không, rất có thể bạn sẽ còn vướng mắc phải những lùm xùm liên quan tới vấn đề pháp lý từ người nhân viên cũ nữa. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích qua bài viết vừa rồi.

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo