7 Phương Pháp Đánh Giá Nhân Viên: Hiệu Quả & Thái Độ

Theo dõi Maison Office trên
phương pháp đánh giá nhân viên

Nhân lực chính tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp. Năng suất lao động của họ càng cao, doanh nghiệp càng phát triển thịnh vượng. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để đo lường và đánh giá được hiệu suất làm việc của nhân viên?  Liệu người lao động có thấu hiểu mục tiêu và kỳ vọng mà bạn đặt ra cho họ?

> HR là gì? Nhiệm vụ & vai trò của HR trong doanh nghiệp

1. Sự đúng giờ

Những người nhân viên thường xuyên đến trễ hay có xu hướng vắng mặt trong các buổi họp quan trọng. Thậm chí, những người này còn không hoàn thành đúng hạn những công việc mà bạn giao phó cho họ.

Tất nhiên mọi việc không đơn giản chỉ dừng lại ở nguyên nhân: Họ quá lười biếng. Có nhiều lý do ẩn chứa đằng sau hành vi đó. Người nhân viên ấy có nắm rõ nội quy trong doanh nghiệp? Anh ấy / cô ấy có khúc mắc gì với đồng nghiệp hay cấp trện không?

sự đúng giờ

Việc bạn nắm chắc nguyên do của vấn đề sẽ hạn chế những tác động tiêu cực của hành vi này tới hiệu suất công việc của những người nhân viên khác.

2. Chất lượng công việc

Chất lượng công việc chính là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả công việc của người nhân viên. Liệu người nhân viên đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vượt chỉ tiêu hay đơn giản là chỉ làm tròn vai? Họ có sẵn lòng cống hiến hết sức mình vì mục tiêu chung của tập thể?

chất lượng của công việc

Người nhân viên ấy có thấu hiểu những mục tiêu mà họ phải đạt được khi giải quyết công việc chung? Lời giải đáp cho những câu hỏi kể trên sẽ giúp bạn tìm ra nguồn gốc của mọi vấn đề.

3. Quan sát thói quen thường ngày

Những thói quen xấu có tác động không nhỏ tới hiệu suất công việc của người nhân viên. Trốn phép đi làm việc riêng, nói chuyện riêng, trong giờ làm mua đồ online, lướt mạng xã hội,… là những thói quen xấu cần ngăn ngừa trong môi trường làm việc.

Việc đề ra nội quy, vạch rõ những điều nên / không nên trong văn phòng, thậm chí là việc thưởng phạt đều là những giải pháp tôt để hạn chế thói quen xấu của nhân viên, khiến họ tập trung vào công việc của mình hơn.

4. Đánh giá thái độ làm việc

Những nhân viên tỏ thái độ không tốt với đồng nghiệp thường có năng suất làm việc kém. Đầu tiên, việc không hợp tác với đồng nghiệp khiến công việc của họ bị đình trệ (vì chẳng ai muốn hợp tác với họ). Thứ hai, những người này rất hiếm khi tuân thủ đúng những quy định được đề ra trong văn phòng.

đánh giá thái độ làm việc

Hậu quả là hiệu suất làm việc của những nhân viên này thường đứng bét bảng và sự ra đi của họ chỉ là vấn đề thời gian.

5. Vấn đề về trang phục của nhân viên

Thông thường các doanh nghiệp có quy định rõ về những bộ trang phục được chấp nhận trong môi trường công sở (hay còn được gọi là dress code). Những người nhân viên không tuân thủ thường có xu hướng không quan tâm tới những quy tắc cần thực hiện trong văn phòng.

Với những viêc nhỏ nhặt như trang phục họ đã thiếu coi trọng, chắc chắn những nhiệm vụ và mục tiêu phức tạp hơn họ sẽ khó có thể hoàn thành một cách suôn sẻ.

6. Tham khảo đánh giá từ khách hàng

Những người nhân viên tốt thường nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng. Bạn có thể sử dụng những bảng đánh giá nhanh từ khách để dễ dàng nhận diện xem ai là người nhân viên đáng để bạn đầu tư phát triển trong thời gian sắp tới.

7. Kiểm tra nhân viên một cách ngẫu nhiên

Có thể những người nhân viên đó tỏ thái độ tốt trước mặt bạn, nhưng liệu anh ta / cô ta sẽ giữ vững sự tích cực đó trong suốt 8 tiếng làm việc? Bạn có thể trả lời cho câu hỏi trên thông qua những cuộc điện thoại bất chợt, những cuộc kiểm tra đột xuất,… Những người nhân viên tốt luôn giữ thái độ làm việc nghiêm túc, tinh thần cầu tiến vào bất kỳ thời điểm nào, dù có ai giám sát hay không.

kiểm tra nhân viên một cách ngẫu nhiên

Đánh giá hiệu suất làm việc của một nhân viên là một quá trình dài hơi, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau cả về khía cạnh đạo đức lẫn chất lượng công việc. Đây cũng là công việc bạn nên cẩn trọng khi thực hiện. Vì nếu đưa ra nhận định sai, hậu quả có thể sẽ vô cùng khủng khiếp.

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ là kim chỉ nam hữu ích giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc đánh giá nhân viên và quản trị người tài.

> 9 Chiến lược giữ chân nhân sự tài năng

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo