Ambivert là gì? Dấu hiệu người vừa hướng nội vừa hướng ngoại
Theo dõi Maison Office trênMặc dù vẫn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng “Ambivert là gì?” vẫn là câu hỏi đang thu hút nhiều sự quan tâm đặc biệt trong thời gian gần đây. Hôm nay, Maison Office sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về tính cách người Ambivert cũng như những dấu hiệu để nhận biết người có xu hướng vừa hướng nội vừa hướng ngoại trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm: DISC – Hệ thống đánh giá tính cách cá nhân
Nội dung chính
- 1. Ambivert là gì?
- 2. Dấu hiệu nhận biết người vừa hướng nội vừa hướng ngoại
- 2.1 Tính cách vừa giống Introvert vừa giống Extrovert
- 2.2 Cần không gian riêng cho bản thân và thời gian bên người khác
- 2.3 Có thể làm việc nhóm hay làm việc độc lập
- 2.4 Nhiều bạn và các mối quan hệ xã hội
- 2.5 Gây những ấn tượng ban đầu trái ngược
- 2.6 Mang lại sự cân bằng trong các hội nhóm
- 2.7 Có thể nói chuyện phiếm hay tâm sự mỏng
- 2.8 Muốn tạo sự nổi bật nhưng không phải mọi lúc
- 2.9 Có mắt nhìn người khá chuẩn xác
- 2.10 Có thể vừa làm lãnh đạo, vừa làm người hỗ trợ
- 3. Ưu và nhược điểm của nhóm người Ambivert
- 4. Người Ambivert nên làm công việc gì?
- 5. So sánh Ambivert, Introvert và Extrovert
1. Ambivert là gì?
Ambivert là thuật ngữ dùng để chỉ những người có tính cách kết hợp giữa hướng nội và hướng ngoại. Họ có thể dễ dàng hòa mình trong các tình huống xã hội, thoải mái giao tiếp với nhiều người, nhưng đồng thời cũng trân trọng và thích thú với khoảng thời gian ở một mình.
Khái niệm Ambivert là gì
Ambivert là một dạng tính cách nằm ở giữa tính hướng nội hoàn toàn (người có xu hướng kín đáo, thích cô đơn và cảm thấy mệt mỏi sau các tương tác xã hội) và tính hướng ngoại hoàn toàn (người thích giao tiếp, hoạt bát và đầy năng lượng khi tham gia các tương tác xã hội).
2. Dấu hiệu nhận biết người vừa hướng nội vừa hướng ngoại
Khái niệm “Ambivert” vẫn còn khá mới mẻ và không quá phổ biến, làm cho việc xác định tính cách này cũng không dễ dàng. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn tự kiểm tra xem mình có phải là người vừa hướng nội vừa hướng ngoại hay không.
2.1 Tính cách vừa giống Introvert vừa giống Extrovert
Nếu bạn gặp khó khăn khi cố gắng miêu tả liệu mình là Introvert (người hướng nội) hay Extrovert (người hướng ngọai), và bạn thường thấy mình có khả năng linh hoạt, dễ thích nghi với nhiều tình huống khác nhau, thì khả năng cao bạn thuộc vào nhóm người Ambivert.
Người Ambivert thường có thể cân bằng giữa tính cách hướng nội và hướng ngoại, đồng thời rất khó để họ xác định chính xác bản thân thuộc một trong hai tính cách trên.
2.2 Cần không gian riêng cho bản thân và thời gian bên người khác
Đối với những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại thì cả không gian riêng cho bản thân và thời gian bên người khác đều rất cần thiết trong cuộc sống và cần được tôn trọng.
Người Ambivert luôn có thể cân bằng giữa không gian riêng và chung
Có những khoảnh khắc bạn chỉ muốn một mình và chìm đắm trong thế giới nội tâm chỉ có bạn mới có thể hiểu được. Tuy nhiên, có những giai đoạn bạn muốn thoát ly ra khỏi sự một mình đấy và tìm đến những người xung quanh để tận hưởng thời gian vui vẻ bên mọi người.
2.3 Có thể làm việc nhóm hay làm việc độc lập
Trong công việc, những người mang tính cách Ambivert thường có nhiều lợi thế hơn so với những người Introvert hay Extrovert. Bạn có thể linh hoạt và làm tốt cả khi làm việc độc lập hoặc làm việc cùng với đội nhóm.
Đây là một khả năng đặc biệt của người Ambivert bởi bạn có thể phát huy hết năng lực của mình trong mọi trường hợp.
2.4 Nhiều bạn và các mối quan hệ xã hội
Người hướng nội thường có ít mối quan hệ xã hội, còn người hướng ngoại thì thường có nhiều bạn bè. Nhưng Ambivert lại có cả hai, bạn vừa có nhiều mối quan hệ xã hội cũng có những người bạn thân thiết để trò chuyện và chia sẻ khi cần thiết.
Người Ambivert linh hoạt giữa khoảnh khắc vui vẻ cùng bạn bè hoặc khi ở một mình
2.5 Gây những ấn tượng ban đầu trái ngược
Nếu bạn sở hữu tính cách Ambivert, sẽ không quá ngạc nhiên khi bạn nhận được quá nhiều nhận xét trái chiều từ những người xung quanh. Sẽ có những người nhận xét bạn ít nói, tuy nhiên một số người khác sẽ thấy bạn cởi mỡ, quảng giao và dễ gần.
2.6 Mang lại sự cân bằng trong các hội nhóm
Người Ambivert thường mang đến sự cân bằng trong các hội nhóm vì tính cách linh hoạt và khả năng thích nghi của họ.
Hơn thế, người Ambivert thường có khả năng tốt trong việc hiểu và đồng cảm với mọi người, bao gồm cả những người hướng nội và hướng ngoại. Do đó, bạn sẽ biết cách khơi gợi chủ đề khi ở đang gần những người Introvert và lắng nghe nếu đang giao tiếp với người Extrovert.
2.7 Có thể nói chuyện phiếm hay tâm sự mỏng
Nếu bạn là người vừa hướng nội vừa hướng ngoại thì khi tham gia vào các cuộc trò chuyện phiếm bạn sẽ mang đến cho mọi người năng lượng tích cực bởi những tin tức mới, câu chuyện thú vị,..
Người Ambivert có thể nói chuyện phiếm với người hướng ngoại và tâm sự mỏng với người hướng nội
Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng trở thành đối tượng đáng tin cậy để những người xung quanh tìm đến để tâm sự, lúc này bạn sẽ biết cách lắng nghe và thường có sự nhạy bén để hiểu cảm xúc của người khác.
2.8 Muốn tạo sự nổi bật nhưng không phải mọi lúc
Sự linh hoạt của người Ambivert thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc sống, và điều này thường làm cho bạn không muốn giữ vai trò trung tâm của sự chú ý quá lâu.
Bạn cảm nhận rằng để hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và cả bản thân, bạn cần những khoảng lặng, thời gian để quan sát và phân tích.
Trong những khoảnh khắc này, bạn thường rút lui vào sâu bên trong để tự suy ngẫm, đánh giá các trải nghiệm, và xây dựng kiến thức.
2.9 Có mắt nhìn người khá chuẩn xác
Người Ambivert thường có khả năng đánh giá và nhìn người khá chuẩn xác vì bạn phải trải qua nhiều trạng thái và tương tác xã hội khác nhau trong cuộc sống của mình.
Bản tính linh hoạt của bạn cho phép bạn hiểu và nhìn thấu nhiều loại tính cách và phong cách giao tiếp khác nhau.
2.10 Có thể vừa làm lãnh đạo, vừa làm người hỗ trợ
Tính cách của người Ambivert thường cho phép họ linh hoạt trong việc đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong tình huống khác nhau. Bạn có khả năng vừa làm lãnh đạo, vừa làm người hỗ trợ một cách linh hoạt và hiệu quả.
Sự linh hoạt của người Ambivert giúp bạn vừa làm lãnh đạo, vừa làm người hỗ trợ
Sự linh hoạt này thường xuất phát từ bản tính của bạn, đặc biệt nếu bạn thuộc dạng người hướng trung. Bạn có khả năng nhạy bén trong việc đọc tình hình và hiểu được khi nào cần phải đảm nhận vai trò lãnh đạo, dẫn dắt, và khi nào cần phải làm người hỗ trợ, lắng nghe trong nhóm.
3. Ưu và nhược điểm của nhóm người Ambivert
Để phát triển bản thân một cách hiệu quả, việc hiểu rõ những ưu và nhược điểm mà mình sở hữu là vô cùng quan trọng giúp bạn xác định bản thân và bổ sung những thiếu sót một cách hiệu quả.
3.1 Ưu điểm của Ambivert
Tính cách Ambivert mang nhiều ưu điểm, giúp bạn có khả năng phát triển bản thân hiệu quả trong nhiều khía cạnh cuộc sống.
– Sự linh hoạt: Một trong những ưu điểm quan trọng của người Ambivert là khả năng thích nghi với nhiều tình huống khác nhau. Bạn có thể tự tin tham gia vào các tình huống xã hội nhiều người hoặc thư giãn một mình mà không gặp khó khăn lớn. Sự linh hoạt này giúp bạn tận dụng được nhiều cơ hội và tạo ra sự thích nghi trong môi trường sống đa dạng.
– Sự cân bằng: Người Ambivert thường tìm kiếm sự cân bằng giữa thời gian xã hội và thời gian riêng tư. Điều này giúp bạn duy trì sự cân nhắc và không bị quá tải, cảm giác thoải mái cả khi làm việc cùng nhóm và khi tận hưởng thời gian một mình.
– Khả năng tư duy linh hoạt: Ambivert thường có khả năng tư duy linh hoạt. Bạn có thể thích nghi với các tình huống phức tạp và đưa ra các quyết định dựa trên nhu cầu và bản chất của tình huống.
– Khả năng quản lý Stress: Tính cách Ambivert giúp bạn quản lý căng thẳng hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn các cách thư giãn và tái nạp năng lượng phù hợp với tình huống, từ việc tìm kiếm sự yên tĩnh một mình đến việc tham gia vào các hoạt động xã hội để giải trí.
– Có trực giác nhạy bén: Một số người Ambivert có trực giác nhạy bén và khả năng đọc người khác. Sự linh hoạt của tính cách này giúp bạn nhận biết tốt hơn cảm xúc và suy nghĩ của người khác, làm cho bạn trở thành người lắng nghe xuất sắc và thích hợp để giúp đỡ trong mọi tình huống.
3.2 Nhược điểm của Ambivert
Bên cạnh tính cách linh hoạt, dễ thích nghi với nhiều hoàn cảnh, người Ambivert vẫn có những nhược điểm cần được khắc phục để mang đến cuộc sống tốt hơn.
– Thiếu tính quyết đoán: Một trong những nhược điểm của người Ambivert là họ có thể dễ dàng bị lưỡng lự khi đưa ra quyết định. Bởi vì bạn thường đánh giá được cả hai mặt của một tình huống, bạn có thể mất thời gian để đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này có thể dẫn đến trễ hạn hoặc làm mất cơ hội trong một số trường hợp.
– Khó cân bằng cảm xúc: Người Ambivert có thể trải qua sự biến đổi cảm xúc lớn, từ hưng phấn đến buồn bã, tùy thuộc vào tình huống và môi trường. Sự biến đổi này có thể làm cho bạn khó khăn trong việc duy trì sự cân bằng tinh thần và ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc của họ.
– Làm mọi thứ dựa vào hứng và cảm xúc rất nhiều: Do tính cách hướng nội và hướng ngoại biến đổi tùy theo tình huống, người Ambivert có thể dễ bị cuốn theo hứng và cảm xúc hiện tại. Điều này có thể dẫn đến việc bạn đưa ra quyết định hoặc hành động dựa trên tình hứng, thay vì dựa vào sự tính toán hoặc lập kế hoạch.
4. Người Ambivert nên làm công việc gì?
Người Ambivert có tính cách linh hoạt và dễ thích nghi, điều này có nghĩa rằng bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng cụ thể của mình.
4.1 Giáo viên, giảng viên
Giáo viên, giảng viên là nghề đòi hỏi sự giao tiếp cao cũng như khả năng nắm bắt được tâm lý của học sinh, phụ huynh nhằm thúc đẩy tư duy học tập…
Khả năng tương tác tốt giúp người Ambivert phù hợp với nghề giáo viên, giảng viên
Do đó làm giáo viên, giảng viên rất phù hợp với người có xu hướng Ambivert, bởi vì bạn thường có khả năng tương tác tốt với học sinh hoặc sinh viên và có thể tạo ra môi trường học tập thoải mái.
4.2 Sales
Nghiên cứu được công bố trong tạp chí Psychological Science đã sáng tỏ rằng người Ambivert thường có khả năng bán hàng xuất sắc hơn cả introvert và extrovert.
Đồng thời, theo những kết quả nghiên cứu của Adam Grant thì trong các công việc liên quan đến bán hàng, người Ambivert thường đạt được mức thu nhập cao hơn 24% so với introvert và 32% so với extrovert.
Sự linh hoạt và khả năng tương tác xã hội là điểm mạnh của người Ambivert, giúp họ thành công trong công việc bán hàng và quảng cáo.
4.3 Nhà sản xuất
Các nhà sản xuất là những người chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức các hoạt động phía sau “hậu trường” của các đài truyền hình, chương trình giải trí, ngành điện ảnh, và nhiều lĩnh vực khác. Vai trò của họ là đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra theo kế hoạch hoặc ứng biến một cách nhanh chóng khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Người có tính cách Ambivert thường thích nghi và làm việc hiệu quả khi họ làm nhà sản xuất
Công việc này thường đòi hỏi sự hợp tác với nhiều người và tính cách Ambivert thường không gặp khó khăn khi làm việc trong lĩnh vực này. Sự linh hoạt và khả năng thích nghi của họ giúp họ tương tác hiệu quả với các thành viên trong đội ngũ sản xuất và đảm bảo sự suôn sẻ trong quá trình thực hiện dự án.
4.4 Giám đốc dự án
Khả năng quản lý, lãnh đạo, và tương tác trong công việc quản lý dự án thường phù hợp với tính cách linh hoạt của người Ambivert.
4.5 Diễn viên
Sự linh hoạt trong việc thể hiện cảm xúc và tương tác với đồng nghiệp là một lợi thế quan trọng cho người Ambivert trong nghề diễn xuất. Điều này cho phép họ thích nghi với các tình huống và vai diễn đa dạng, từ những vai diễn tĩnh lặng và nội tâm đến những vai diễn năng động và nhiều tương tác xã hội.
4.6 Thiết kế nội thất
Để trở thành một nhà thiết kế nội thất giỏi, bạn cần có sự lắng nghe để nắm bắt và hiểu được yêu cầu, sở thích của khách hàng mình. Đây cũng là những lợi thế của người Ambivert.
Thiết kế nội thất là một trong những nghề phù hợp với người Ambivert
Hơn thế, những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại còn sở hữu sự sáng tạo và khả năng và khả năng tập trung cao nên chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng nhiều sản phẩm vượt trội.
5. So sánh Ambivert, Introvert và Extrovert
Mỗi nhóm tính cách sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, sau đây là bản so sánh giữa ba nhóm tính cách Ambivert, Introvert và Extrovert mà bạn có thể tham khảo qua:
Đặc điểm | Ambivert | Introvert | Extrovert |
Đặc Điểm Tính Cách | Giữa hướng nội và hướng ngoại | Hướng nội | Hướng ngoại |
Sự Thích Môi Trường | Linh hoạt, có thể thích nghi với nhiều môi trường | Thích môi trường yên tĩnh | Thích môi trường xã hội |
Tương Tác Xã Hội | Thường thoải mái trong cả tình huống xã hội và cô đơn | Thường tránh tương tác xã hội | Thường tìm kiếm tương tác xã hội |
Năng Lực Giao Tiếp | Linh hoạt trong việc thể hiện cảm xúc và tương tác | Thường dè dặt hoặc thấp tiết kiệm trong việc giao tiếp | Thường hoạt bát và dễ giao tiếp |
Tương Tác Nhóm | Có khả năng làm việc cả độc lập và trong nhóm | Thích làm việc độc lập hoặc trong nhóm nhỏ | Thích làm việc trong nhóm lớn và tương tác xã hội |
Khả Năng Quản Lý Stress | Thường thích nghi tốt với áp lực và căng thẳng | Thích môi trường yên tĩnh để giảm căng thẳng | Thường tìm kiếm sự phấn khích để giảm căng thẳng |
Sự Tư Duy | Có khả năng tư duy linh hoạt và thích nghi | Tư duy sâu sắc và nội tâm | Tư duy nhanh chóng và hướng ngoại |
Khả Năng Lãnh Đạo | Có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo hoặc hỗ trợ | Thường thích hợp để đảm nhận vai trò hỗ trợ | Thường thích đảm nhận vai trò lãnh đạo |
Tóm lại, không quan trọng bạn thuộc tính cách là người Ambivert, Introvert, hay Extrovert, mỗi người đều có những đặc điểm riêng biệt và độc đáo. Điều bạn nên làm là khám phá và tận dụng những ưu điểm đặc trưng của mình, cũng như công nhận và cố gắng cải thiện những nhược điểm. Sự hiểu biết về tính cách của mình có thể giúp bạn phát triển và đạt được tiềm năng tối đa trong cuộc sống.
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Office.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản và thiết kế nội thất. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.