Maison Office

13 Loại chi phí thuê văn phòng cần biết

Theo dõi Maison Office trên
các loại chi phí thuê văn phòng

Khi tìm kiếm văn phòng làm việc, chi phí thuê văn phòng luôn là yếu tố quyết định được cân nhắc kỹ càng khi thuê văn phòng. Tuy nhiên trong tổng chi phí vận hành 1 không gian văn phòng không chỉ có tiền thuê văn phòng theo m2/tháng. Hãy cùng Maison Office tìm hiểu trong bài viết này:

I. Chi phí thuê văn phòng là gì?

Chi phí thuê văn phòng là số tiền mà một doanh nghiệp phải thanh toán cho chủ nhà thuê để có quyền sử dụng một không gian làm văn phòng.

Chi phí thuê văn phòng là gì
Chi phí thuê văn phòng là những khoản chi cố định mà doanh nghiệp phải chi trả để đảm bảo văn phòng hoạt động ổn định

Những khoản chi này thường được xem là cố định và doanh nghiệp phải thanh toán theo chu kỳ quy định, thường là hàng quý hoặc hàng tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê ban đầu. Chi phí thuê văn phòng của công ty là một trong những chi phí quan trọng nhất cần được chi trả để duy trì hoạt động của văn phòng làm việc.

II. 13 loại chi phí thuê văn phòng, mặt bằng hiện nay

Việc thuê văn phòng đòi hỏi bạn cần cân nhắc nhiều loại chi phí để đảm bảo ngân sách hoạt động hiệu quả. Dưới đây là các loại chi phí phổ biến:

a) Nhóm 1 – Chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản chi phí thường xuyên và không thay đổi theo thời gian, bất kể doanh nghiệp sử dụng văn phòng nhiều hay ít.

1. Tiền thuê văn phòng

Chi phí thuê mặt bằng văn phòng hay còn gọi là tiền thuê mặt bằng văn phòng là chi phí thuê văn phòng được tính theo m2, thanh toán theo quý hoặc năm tùy vào thương lượng hợp đồng của 2 bên.

2. Phí dịch vụ

Là khoản chi phí mà khách thuê trả cho các dịch vụ, tiện ích tòa nhà cung cấp gồm: Lễ tân, an ninh, vệ sinh, nước trong khu vực WC, chiếu sáng và điều hòa khu vực công cộng, vận hành thang máy, diệt côn trùng, chăm sóc cây xanh.

Phí dịch vụ cũng là chi phí trong thuê văn phòng
Phí dịch vụ văn phòng (phí quản lý văn phòng) là một trong những khoản phí mà các doanh nghiệp phải chi trả cho chủ tòa nhà

Phí dịch vụ thông thường không bao gồm: Tiền điện trong diện tích thuê, tiền đỗ ô tô, xe máy.

Tìm hiểu thêm: Các tính diện tích văn phòng cho thuê

3. Thuế VAT

Thuế VAT trong thuê văn phòng là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho Nhà nước khi thuê văn phòng. Mức thuế VAT đối với dịch vụ cho thuê văn phòng là 10%.

Thuế VAT đối với dịch vụ cho thuê văn phòng được tính theo công thức sau:

Thuế VAT = Giá thuê văn phòng * Thuế suất VAT

b) Nhóm 2 – Chi phí biến đổi, theo thực tế sử dụng

Nhóm chi phí này bao gồm các khoản chi phí phát sinh dựa trên mức độ sử dụng thực tế của văn phòng. Các khoản chi phí này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

4. Tiền điện điều hòa

Tiền điện điều hòa đã bao gồm trong phí dịch vụ đối với các tòa nhà hạng A, hạng B. Thông thường chưa bao gồm trong phí dịch vụ đối với các tòa nhà hạng C. Thống kê theo thực tế, nếu bạn phải trả tiền điện điều hòa theo đồng hồ, thì chi phí bình quân là 1-1,5 usd/m2/tháng phụ thuộc thời gian sử dụng, loại điều hòa, độ cũ mới của điều hòa.

5. Tiền điện tiêu thụ trong văn phòng

Tất nhiên, doanh nghiệp phải trả tiền cho lượng điện năng đã tiêu thụ và sử dụng trong tháng.

6. Phí đỗ ô tô xe máy

Một số tòa nhà có chính sách miễn phí chỗ đỗ tùy theo diện tích thuê, tuy nhiên nhiều tòa nhà không có chính sách ưu đãi này. Cần đàm phán khi ký hợp đồng.

c) Nhóm 3 – Chi phí bất thường

Ngoài các chi phí cố định và biến đổi, doanh nghiệp cần lưu ý đến các chi phí bất thường khi thuê văn phòng. Các chi phí này có thể phát sinh do nhu cầu thay đổi hoặc các sự kiện bất ngờ.

7. Phí làm ngoài giờ

Đây là khoản chi phí mà khách thuê trả cho những chi phí phát sinh của chủ tòa nhà như: Tiền điện thang máy, tiền điện khu vực công cộng, tiền nước WC, tiền lương ngoài giờ của nhân viên vận hành v.v. và khoản lớn nhất là tiền điện cho hệ thống điều hòa trung tâm. Khi làm việc ngoài giờ, nếu không sử dụng điều hòa trung tâm, có tòa nhà thu, có tòa nhà không thu phí.

Phí ngoài giờ là một trong số những chi phí khi thuê văn phòng
Phí ngoài giờ là chi phí quan trọng cần xem xét khi thuê văn phòng

Có 03 cách tính phí làm ngoài giờ:

  • Tính theo văn phòng: Ví dụ 300.000 đồng/văn phòng/giờ
  • Tính theo diện tích thuê: Ví dụ 0.02 usd/m2/giờ * Diện tích thuê
  • Tính theo thiết bị: Ví dụ 10 usd/tổ máy/giờ, thông thường một tổ máy (FCU – Fan Coil Unit) làm mát cho diện tích 40 – 70m2 tùy loại thiết bị.

Với những doanh nghiệp thường xuyên làm ngoài giờ, có thể đàm phán một gói chi phí hợp lý. Hoặc lắp thêm điều hòa cục bộ (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép) để giảm chi phí làm ngoài giờ.

d) Nhóm 4 – Chi phí trả một lần trong suốt thời gian thuê

Các chi phí trả một lần trong suốt thời gian thuê thường liên quan đến việc thiết lập văn phòng ban đầu hoặc chấm dứt hợp đồng thuê.

8. Phí dịch vụ trong thời gian thi công nội thất

Trong thời gian thi công nội thất văn phòng, các chủ tòa nhà sẽ miễn phí tiền thuê, nhưng vẫn thu phí dịch vụ: Các tòa nhà hạng A, B thường thu ở mức 3 – 7 usd/m2/tháng; Các tòa nhà hạng C thu ở mức trên dưới 1 usd/2m/tháng, một số tòa nhà chỉ thu tiền điện tiêu thụ thực tế theo đồng hồ.

Phí dịch vụ trong thời gian thi công nội thất văn phòng
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị phí dịch vụ trong thời gian thi công nội thất văn phòng

Kinh nghiệm thiết kế và thi công nội thất văn phòng

9. Chi phí hoàn trả mặt bằng

Các hợp đồng thuê văn phòng đều có quy định: Khi chấm dứt hợp đồng thuê văn phòng, người thuê chịu chi phí hoàn trả mặt bằng như đã nhận từ chủ tòa nhà trừ các hao mòn hợp lý. Bao gồm các chi phí phá dỡ, dọn dẹp tất cả các vách ngăn, hạng mục trang trí nội thất đã xây dựng và lắp đặt.

e) Nhóm 5 – Quy định trong Hợp đồng có ảnh hưởng đến chi phí thuê văn phòng

Hợp đồng thuê văn phòng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả. Các quy định trong hợp đồng có thể ảnh hưởng đến chi phí thuê văn phòng.

10. Xác định diện tích phải trả tiền

Các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp hạng A, B, C chỉ tính tiền thuê cho những diện tích khách hàng thực tế sử dụng. Có 03 phương pháp đo diện tích như sau: Đo thông thủy, trong lòng văn phòng; Đo theo tim tường và vách bao quanh văn phòng; Đo theo mép ngoài của tường và vách bao quanh văn phòng.

Chi phí cần trả cho diện tích cần thuê
Chi phí cho diện tích thuê là chi phí lớn nhất mà doanh nghiệp cần chi trả

Thông thường cột trong diện tích thuê vẫn được cộng vào diện tích phải trả tiền. Một vài tòa nhà khi diện tích cột quá lớn, có xem xét khấu trừ một phần hoặc toàn bộ diện tích.

11. Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá đến số tiền thuê tại mỗi kỳ thanh toán

Đa số các tòa nhà văn phòng chuyên nghiệp hạng A, B, C tại Hà Nội đều chào giá theo USD. Tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước, giá thuê và phí dịch vụ được quy đổi sang VNĐ để ký Hợp đồng.

> Xem ngay cách soạn thảo hợp đồng thuê văn phòng

Một số tòa nhà có điều khoản điều chỉnh tiền thuê và phí dịch vụ tại mỗi kỳ thanh toán (03 tháng) theo tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán. Một số tòa nhà thì không có quy định này, mà giá thuê bằng VNĐ được cố định trong suốt thời hạn Hợp đồng.

Trong 10 năm trở lại đây tỷ giá usd/vnd tăng năm cao năm thấp, nhưng tính bình quân là 4% năm.

12. Điều chỉnh đơn giá thuê

Với hợp đồng thuê văn phòng thời hạn 03 năm, thông thường chủ tòa nhà sẽ có quy định giá thuê văn phòng sẽ được điều chỉnh sau 02 năm, tăng hoặc giảm tùy thuộc sự biến động của thị trường.

Điều chỉnh đơn giá thuê
Thông thường giá thuê văn phòng sẽ được điều chỉnh tùy theo số năm doanh nghiệp gia hạn với tòa nhà

Trên thực tế thì quy định này ít khi được thực hiện, chủ tòa nhà cũng khó tăng giá với khách hàng vì ảnh hưởng đến toàn bộ khách thuê trong tòa nhà. Và khách hàng thì càng khó để chứng minh mặt bằng giá thị trường giảm để yêu cầu giảm giá.

> Kinh nghiệm đàm phán giá thuê văn phòng

f) Nhóm 6 – Chi phí khác

13. Chi phí bảo hiểm thuê văn phòng

Bên cạnh những khoản chi phí thuê văn phòng thông thường, doanh nghiệp cần lưu ý thêm một khoản đầu tư quan trọng khác, đó là bảo hiểm tài sản văn phòng. Giả sử, nếu xảy ra hỏa hoạn và thiệt hại toàn bộ tài sản trong văn phòng, bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp bồi thường một phần hoặc toàn bộ số tiền thiệt hại, giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi hoạt động kinh doanh.

Dưới đây là những loại bảo hiểm văn phòng mà doanh nghiệp có thể tham khảo và cân nhắc tham gia:

  • Bảo hiểm tài sản văn phòng
  • Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
  • Bảo hiểm tiền
  • Bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng
  • Bảo hiểm trách nhiệm người thuê

Việc đầu tư vào bảo hiểm văn phòng là một quyết định thông minh để bảo vệ doanh nghiệp của bạn trước các rủi ro không lường trước.

III. Điều kiện chi phí văn phòng là chi phí hợp lệ trong hạch toán

Hạch toán chi phí thuê văn phòng không phải là một quá trình đơn giản. Trước khi thực hiện việc thuê văn phòng, công ty cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và xác định chính xác các khoản chi phí.

Điều kiện hạch toán chi phí thuê văn phòng hợp lý
Hạch toán chi phí thuê văn phòng rất phức tạp và cần tuân thủ theo đúng quy định

Để hạch toán chi phí thuê văn phòng một cách hợp lệ, mỗi bộ phận của công ty cần tuân thủ và thực hiện đúng theo quy định. Điều này bao gồm việc ghi nhận các khoản chi phí thuê văn phòng chỉ khi có đầy đủ thông tin như hóa đơn, chứng từ thanh toán, và hợp đồng cho thuê văn phòng.

Đối với trường hợp công ty thuê lại cơ sở hạ tầng từ một doanh nghiệp khác, việc hạch toán yêu cầu thông tin chi tiết như hợp đồng thuê và các chứng từ thanh toán. Nếu công ty là người cho thuê, bộ hồ sơ cần bao gồm chứng từ nộp tiền thuế đối với cơ quan thuế địa phương.

Hạch toán chi phí thuê văn phòng yêu cầu nhiều thông tin chi tiết
Để hạch toán chi phí thuê văn phòng hợp lý bạn cần cung cấp hợp đồng thuê văn phòng, chứng từ thanh toán,…

Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí thuê văn phòng từ 20 triệu trở lên, các doanh nghiệp cần có hóa đơn giá trị gia tăng. Ngoài ra, tiền thuê phải được chuyển khoản từ bên thuê sang bên cho thuê và phải được kèm theo giấy chứng nhận được cung cấp bởi ngân hàng liên quan.

IV. Cách hạch toán chi phí văn phòng vào chi phí hợp lý

Dưới đây là một số trường hợp về chi phí hạch toán mà chúng tôi muốn chia sẻ, mang đến thông tin hữu ích về việc quản lý chi phí:

1. Thanh toán trước toàn bộ chi phí

Dựa vào hợp đồng thuê và các chứng từ thanh toán, bộ phận kế toán sẽ xác định số tiền đã được thanh toán trước cho bên cho thuê văn phòng. Quy trình hạch toán cụ thể như sau:

  • Nợ vào tài khoản 331 (phải trả cho bên cho thuê)
  • Có vào tài khoản 111 và tài khoản 112
Cách hạch toán chi phí thuê văn phòng
Cách hạch toán chi phí thuê văn phòng khi thanh toán trước toàn bộ chi phí

2. Thanh toán chi phí thuê văn phòng trước nhiều kỳ

Trong tình huống khi tiền thuê văn phòng được thanh toán trước cho nhiều kỳ, quy trình hạch toán sẽ được thực hiện vào tài khoản 242 (chi phí trả trước). Trong quá trình này, bộ phận kế toán sẽ thực hiện việc phân bổ chi phí đều vào các tài khoản tương ứng theo định kỳ.

3. Thanh toán chi phí thuê văn phòng theo từng tháng

Khi doanh nghiệp thanh toán tiền thuê văn phòng hoặc nhận hóa đơn hàng tháng, quá trình hạch toán được thực hiện như sau:

  • Nợ vào các tài khoản 154, 627, 641, 642 (tùy thuộc vào mục đích thuê văn phòng và hạch toán vào tài khoản chi phí tương ứng)
  • Nếu có, nợ vào tài khoản 133
  • Có vào các tài khoản 331, 111, 112,…
Hạch toán chi phí thuê văn phòng khi chi trả theo tháng
Cách hạch toán chi phí thuê văn phòng khi chi trả theo tháng

4. Thanh toán tiền thuê văn phòng bằng chi phí trả sau

Khi chi phí thuê văn phòng được thanh toán sau hoặc nhận hóa đơn sau, mỗi tháng kế toán sẽ ghi nhận chi phí này vào tài khoản 335 (chi phí phải trả). Hành động này nhằm mục đích theo dõi và đảm bảo tính chính xác của các khoản chi phí trong mỗi kỳ kế toán.

>> Chi tiết cách hạch toán chi phí thuê văn phòng theo quy định mới

V. Tiền thuê văn phòng có được trừ khi tính thuế?

Doanh nghiệp có thể tính chi phí thuê văn phòng từ cá nhân vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Cụ thể, dựa trên Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi và bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, hồ sơ cần thiết bao gồm:

  • Hồ sơ đầy đủ: Bao gồm hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
  • Thỏa thuận nộp thuế: Nếu hợp đồng thuê ghi rõ doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê, cần thêm chứng từ nộp thuế thay.
  • Tiền thuê bao gồm thuế: Nếu doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế thay cho cá nhân và tổng số tiền thuê chưa bao gồm thuế, doanh nghiệp có thể tính toàn bộ số tiền thuê bao gồm cả phần thuế nộp thay vào chi phí được trừ.

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp cần lưu giữ hợp đồng thuê và chứng từ trả tiền để khoản chi phí này được chấp nhận trừ khi tính thuế TNDN.
  • Nếu có vướng mắc trong thực hiện chính sách thuế, doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế quản lý để được hỗ trợ chi tiết.

Tìm hiểu thêm các loại hình văn phòng cho thuê:

5/5 - (2 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Contact Me on Zalo