Tên 6 thành phố Việt Nam sau sáp nhập [Từ 1/7/2025]
Theo dõi Maison Office trênTừ ngày 1/7/2025, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, Việt Nam còn lại 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau khi triển khai phương án sáp nhập. Các thành phố Việt Nam sau sáp nhập bao gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ, được tái cấu trúc với ranh giới hành chính mới, mang lại diện mạo hiện đại và tiềm năng phát triển vượt bậc.
Xem chi tiết: Tên 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập từ 01/7/2025
Nội dung chính
Danh sách 6 thành phố sau sáp nhập 2025
Sau quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Nghị quyết 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (ban hành ngày 12/4/2025), Việt Nam chính thức có 6 thành phố trực thuộc trung ương từ ngày 1/7/2025.
6 THÀNH PHỐ VIỆT NAM SAU SÁP NHẬP
STT | Thành phố | Tỉnh, thành hợp nhất |
1 | Thành phố Hà Nội | Không thay đổi |
2 | Thành phố Hải Phòng | Hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương |
3 | Thành phố Huế | Không thay đổi |
4 | Thành phố Đà Nẵng | Hợp nhất thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam |
5 | TP. Hồ Chí Minh | Hợp nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP. HCM |
6 | Thành phố Cần Thơ | Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng |
Việc sáp nhập đã làm giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh, giúp tối ưu hóa công tác quản lý hành chính, đồng thời tạo ra các đô thị lớn với nguồn lực mạnh hơn.
Nổi bật, việc TP. Hồ Chí Minh sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo ra một “siêu đô thị” với dân số hơn 13,6 triệu người và tiềm năng kinh tế vượt trội.
TP. Đà Nẵng (sáp nhập Quảng Nam) trở thành trung tâm kinh tế – văn hóa lớn, trong khi Hải Phòng và Cần Thơ củng cố vị thế ở miền Bắc và miền Nam.
Bên cạnh đó, Huế – với tư cách thành phố mới – cũng mang nhiều ý nghĩa chiến lược trong việc bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch.
Chi tiết diện tích và dân số 6 thành phố sau sáp nhập
Ngày 12/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW về sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, từ ngày 1/7/2025, Việt Nam chính thức giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 xuống còn 34, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 kết hợp số liệu về diện tích, dân số của Cục Thống kê (đến hết năm 2023), phương án sắp xếp cụ thể đối với 6 thành phố sau sáp nhập cụ thể như sau:
- Thành phố Hà Nội giữ nguyên hiện trạng với diện tích tự nhiên khoảng 3.359,84 km2 và quy mô dân số khoảng 8,5 triệu người. Trung tâm chính trị – hành chính đặt tại phường Hoàn Kiếm.
- Thành phố Hải Phòng được sáp nhập từ toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng . Sau sáp nhập, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 3.194,72 km2 và quy mô dân số khoảng 4,1 triệu người. Trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
- Thành phố Huế không thay đổi, giữ nguyên diện tích tự nhiên 4.947 km2 và quy mô dân số khoảng 1,4 triệu người. Trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Huế hiện nay.
- Thành phố Đà Nẵng được sáp nhập từ toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. Sau khi hợp nhất, thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên đạt 11.859,6 km2 và quy mô dân số khoảng 2,8 triệu người.
- TP. Hồ Chí Minh được sáp nhập từ toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm chính trị – hành chính đặt tại phường Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Sau sáp nhập, TP. Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên đạt 6.772,6 km2 và quy mô dân số khoảng 13,6 triệu người.
- Thành phố Cần Thơ được sáp nhập từ toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ . Sau khi sắp xếp, thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 6.360,8 km2 và quy mô dân số đạt khoảng 3,2 triệu người. Trung tâm chính trị – hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
Có thể thấy, các thành phố Việt Nam sau sáp nhập đều mở rộng đáng kể về diện tích và dân số, trở thành các trung tâm vùng rõ rệt. Trong đó, TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước, đóng vai trò đầu tàu kinh tế phía Nam. Hà Nội vẫn tiếp tục giữ vai trò trung tâm chính trị – hành chính quốc gia.
Danh sách lãnh đạo của 6 thành phố Việt Nam hiện nay
Dưới đây là danh sách các lãnh đạo chủ chốt của 6 thành phố sau sáp nhập từ ngày 1/7/2025:
STT | Thành phố | Ban Thường vụ Thành ủy | Ủy ban nhân dân |
1 | Thành phố Hà Nội | Bí thư Thành ủy: Bùi Thị Minh Hoài Phó Bí thư Thành ủy: – Nguyễn Văn Phong – Trần Sỹ Thanh – Nguyễn Ngọc Tuấn |
Chủ tịch UBND: Trần Sỹ Thanh Phó chủ tịch UBND: – Trương Việt Dũng – Lê Hồng Sơn – Nguyễn Trọng Đông – Dương Đức Tuấn – Nguyễn Mạnh Quyền – Vũ Thu Hà |
2 | Thành phố Hải Phòng | Bí thư Thành ủy: Lê Tiến Châu Phó Bí thư Thành ủy: – Đỗ Mạnh Hiến – Lê Văn Hiệu – Lê Ngọc Châu – Phạm Văn Lập |
Chủ tịch UBND: Lê Ngọc Châu Phó chủ tịch UBND: – Lê Anh Quân – Hoàng Minh Cường – Nguyễn Minh Hùng – Trần Văn Quân |
3 | Thành phố Huế | Bí thư Thành ủy: Lê Trường Lưu Phó Bí thư Thành ủy: – Phạm Đức Tiến – Nguyễn Văn Phương |
Chủ tịch UBND: Nguyễn Văn Phương Phó chủ tịch UBND: – Nguyễn Thanh Bình – Phan Quý Phương – Hoàng Hải Minh – Nguyễn Chí Tài |
4 | Thành phố Đà Nẵng | Bí thư Thành ủy: Nguyễn Văn Quảng Phó Bí thư Thành ủy: – Nguyễn Đình Vĩnh – Lê Trung Chinh |
Chủ tịch UBND: Lương Nguyễn Minh Triết Phó chủ tịch UBND: – Hồ Kỳ Minh – Phan Thái Bình – Trần Nam Hưng – Lê Quang Nam – Trần Chí Cường – Nguyễn Thị Anh Thi – Hồ Quang Bửu – Trần Anh Tuấn |
5 | TP. Hồ Chí Minh | Bí thư Thành ủy: Nguyễn Văn Nên Phó Bí thư Thành ủy: – Nguyễn Thanh Nghị – Nguyễn Văn Được – Võ Văn Minh – Nguyễn Phước Lộc – Đặng Minh Thông |
Chủ tịch UBND: Nguyễn Văn Được Phó chủ tịch UBND: – Nguyễn Lộc Hà – Nguyễn Văn Thọ – Nguyễn Văn Dũng – Trần Thị Diệu Thúy – Bùi Xuân Cường – Bùi Minh Thạnh |
6 | Thành phố Cần Thơ | Bí thư Thành ủy: Đỗ Thanh Bình Phó Bí thư Thành ủy: – Đồng Văn Thanh – Trần Văn Lâu – Nguyễn Tuấn Anh – Trương Cảnh Tuyên – Hồ Thị Cẩm Đào – Trần Văn Huyến |
Chủ tịch UBND: Trần Văn Lâu Phó chủ tịch UBND: – Nguyễn Thị Ngọc Điệp – Vương Quốc Nam – Nguyễn Văn Khởi – Nguyễn Văn Hòa – Trần Chí Hùng |
Các câu hỏi thường gặp về thành phố Việt Nam
1. Thành phố nào có diện tích lớn nhất?
Sau sáp nhập từ ngày 1/7/2025, Đà Nẵng là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam trong số 6 thành phố trực thuộc trung ương với diện tích tự nhiên 11.859,6 km2. Đây là kết quả của việc sáp nhập tỉnh Quảng Nam vào thành phố Đà Nẵng theo Nghị quyết 60-NQ/TW, đưa Đà Nẵng vượt xa các trung tâm khác về quy mô địa lý.
2. Thành phố nào đông dân nhất?
Thành phố đông dân nhất Việt Nam sau sáp nhập là thành phố Hồ Chí Minh với tổng dân số ước tính khoảng 13,6 triệu người (sau khi hợp nhất với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu). Với quy mô dân số vượt trội, TP.HCM tiếp tục giữ vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.
Xem thêm: Danh sách các phường TP.HCM sau sáp nhập
3. Thành phố nào có GRDP cao nhất?
Với việc hợp nhất TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố này không chỉ có quy mô dân số và diện tích vượt trội mà còn đạt GRDP cao nhất trong số các thành phố Việt Nam sau sáp nhập. Theo đó, GRDP của TP.HCM vào khoảng 2.715.782.233 triệu đồng, chiếm gần 1/4 GDP cả nước.
Tham khảo ngay: Cách tra cứu nhanh phường, xã, đặc khu TP.HCM mới
Các thành phố Việt Nam sau sáp nhập đều mang tầm vóc mới về diện tích, dân số, hạ tầng và tiềm lực kinh tế. Việc hợp nhất các đơn vị hành chính không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý mà còn mở ra cơ hội quy hoạch phát triển đồng bộ, khai thác tốt hơn tiềm năng kinh tế – xã hội từng khu vực.
Maison Office là đơn vị cho thuê văn phòng chuyên nghiệp, đội ngũ tư vấn kinh nghiệm 10+ năm sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được văn phòng phù hợp nhất ✅ Liên hệ 0988.902.468 ngay!