Bản đồ Huyện Củ Chi TPHCM [Cập nhật mới nhất]
Theo dõi Maison Office trênHuyện Củ Chi là huyện có nhiều tiềm năng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh khi sở hữu quỹ đất rộng cùng cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp. Để hiểu rõ hơn về vị trí địa lý, địa giới hành chính cũng như thông tin quy hoạch của khu vực này, bản đồ Củ Chi sẽ là công cụ đắc lực mà bạn không nên bỏ qua. Trong bài viết này, Maison Office sẽ tổng hợp đến bạn bản đồ hành chính huyện Củ Chi mới nhất hiện nay!
Nội dung chính
1. Giới thiệu tổng quan về huyện Củ Chi, TP.HCM
Huyện Củ Chi nổi tiếng với địa danh địa đạo Củ Chi – một trong những kỳ quan kiến trúc quân sự của Việt Nam. Nơi đây không chỉ lưu giữ những di tích lịch sử quan trọng mà còn góp phần to lớn vào bức tranh đô thị của thành phố Hồ Chí Minh. Trong phần này, hãy cùng Maison Office tìm hiểu những thông tin tổng quan về huyện Củ Chi:
Tên đơn vị hành chính |
Huyện Củ Chi |
Mã hành chính | 783 |
Diện tích | 434,77 km2 |
Dân số (tính đến 2019) | 487.047 người |
Mật độ dân số | 1.122 người/km² |
Đơn vị hành chính cấp xã | 1 thị trấn và 20 xã |
Biển số xe | 59-Y2-Y3 |
Trụ sở UBND | Khu phố 7, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh |
Website | cuchi.hochiminhcity.gov.vn |
1.1. Lịch sử hình thành
Năm 1698, phủ Gia Định được thành lập để quản lý 2 huyện Phước Long và Tân Bình. Trong đó, địa danh Củ Chi thuộc huyện Bình Dương, tổng Tân Bình. Đến năm 1957, chính quyền Sài Gòn ban hành Nghị định số 138-BNV-HC-NĐ về việc tách các tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ của tỉnh Gia Định để thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương.
Năm 1963, quận Củ Chi được tách thành 2 quận: quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương. Đến năm 1968, do tính chất ác liệt của chiến trường, Củ Chi lại tiếp tục được tách ra thành 2 huyện là huyện Nam Chi và Bắc Chi. Sau ngày giải phóng đất nước 30/04/1075, hai quận Củ Chi và Phú Hòa được sáp nhập thành huyện Củ Chi, trở thành đơn vị hành chính trực thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến hiện tại, huyện Củ Chi có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Trong đó bao gồm 1 thị trấn và 20 xã.
1.2. Vị trí địa lý
Củ Chi được biết đến là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, Củ Chi nắm giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Nơi đây cũng được biết đến là vùng đất kiên cường đã trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Củ Chi cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 60km theo đường Xuyên Á. Nhìn trên bản đồ huyện Củ Chi, ta có thể xác định được vị trí địa lý của khu vực này như sau:
- Phía Bắc giáp với thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn);
- Phía Nam giáp với huyện Hóc Môn và huyện Đức Hòa, tỉnh Long An;
- Phía Tây giáp với huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh;
- Phía Đông giáp với thành phố Thủ Dầu Một và Thuận An, tỉnh Bình Dương (ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn).
Xét về địa hình, huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của miền Đông Nam Bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng Sông Cửu Long. Cụ thể, độ cao giảm dần theo 2 hướng: Đông Bắc – Tây Nam và Tây Bắc – Đông Nam, dao động trong khoảng từ 8 – 10m so với mặt nước biển. Ngoài ra, khu vực này còn được biết đến với hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú, tạo điều kiện giao thông đường thủy thuận lợi.
1.3. Diện tích và dân số
Tính đến nay, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 434,77 km2. Theo đó, huyện Củ Chi có diện tích lớn gấp 20 lần quận Tân Bình, gấp 56 lần diện tích Quận 1 và xếp thứ 2 về diện tích tại TP.HCM chỉ sau huyện Cần Giờ. Với quỹ đất rộng lớn, nơi đây hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển hạ tầng, thuận lợi cho việc xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp và các dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến năm 2022, tổng số dân của huyện Củ Chi là 487.047 người. Mật độ dân số đạt 1.122 người/km2. Tốc độ gia tăng dân số bình quân hàng năm của huyện là 3,02% và vẫn đang duy trì đà tăng trưởng. Điều này là bởi tốc độ đô thị hóa đang được đẩy mạnh tại khu vực huyện ngoại thành này.
>>> Nếu bạn đang tìm thuê văn phòng, hãy xem ngay: 1500+ Tòa nhà cho thuê văn phòng TPHCM
2. Bản đồ hành chính huyện Củ Chi mới nhất
Bản đồ hành chính huyện Củ Chi là một bản vẽ thu nhỏ giúp cung cấp các thông tin tổng quan về khu vực này, bao gồm: vị trí địa lý, ranh giới, các đơn vị hành chính,… Từ đó phục vụ các mục đích khác nhau như đầu tư bất động sản, mua bán nhà đất hay xây dựng nhà ở.
Theo thông tin mới nhất, huyện Củ Chi hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó bao gồm 1 thị trấn và 20 xã. Thông tin chi tiết được thể hiện trong bảng dưới đây:
STT | Đơn vị hành chính cấp xã | Diện tích (km2) | Dân số 2021 (người) | Mật độ dân số (người/km2) |
1 | Thị trấn Củ Chi | 3,79 | 28.459 | 7.508 |
2 | Xã An Nhơn Tây | 28,90 | 19.397 | 671 |
3 | Xã An Phú | 24,32 | 11.426 | 469 |
4 | Xã Bình Mỹ | 25,39 | 52.302 | 2.059 |
5 | Xã Hòa Phú | 9,10 | 18.923 | 2.079 |
6 | Xã Nhuận Đức | 21,83 | 15.517 | 710 |
7 | Xã Phạm Văn Cội | 23,20 | 8.805 | 379 |
8 | Xã Phú Hòa Đông | 21,79 | 30.830 | 1.414 |
9 | Xã Phú Mỹ Hưng | 24,45 | 8.199 | 335 |
10 | Xã Phước Hiệp | 19,64 | 14.002 | 712 |
11 | Xã Phước Thạnh | 15,07 | 18.948 | 1.257 |
12 | Xã Phước Vĩnh An | 16,24 | 26.550 | 1.634 |
13 | Xã Tân An Hội | 30,24 | 35.327 | 1.168 |
14 | Xã Tân Phú Trung | 30,78 | 50.913 | 1.654 |
15 | Xã Tân Thạnh Đông | 26,50 | 48.330 | 1.823 |
16 | Xã Tân Thạnh Tây | 11,48 | 16.702 | 1.454 |
17 | Xã Tân Thông Hội | 17,88 | 52.299 | 2.925 |
18 | Xã Thái Mỹ | 24,14 | 14.878 | 616 |
19 | Xã Trung An | 19,99 | 26.809 | 1.341 |
20 | Xã Trung Lập Hạ | 16,99 | 15.441 | 908 |
21 | Xã Trung Lập Thượng | 23,23 | 13.149 | 566 |
Thị trấn Củ Chi là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện cùng nhiều cơ quan hành chính quan trọng nhất của huyện.
3. Bản đồ quy hoạch Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Trong những năm gần đây, huyện Củ Chi đã được đầu tư mạnh mẽ vào các dự án hạ tầng nhằm kết nối địa phương với trung tâm TP.HCM và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Tây Ninh, Long An,… Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung đẩy mạnh quy hoạch với nhiều dự án xây dựng mang tính bứt phá. Thông tin quy hoạch huyện Củ Chi đến năm 2030 như sau:
Quy hoạch các khu công nghiệp huyện Củ Chi
Địa bàn huyện Củ Chi hiện đang bố trí 7 khu công nghiệp tập trung, bao gồm:
- Khu công nghiệp Tây Bắc, thị trấn Củ Chi (345 ha);
- Khu công nghiệp Tân Quy (300 ha);
- Khu công nghiệp Tân Phú Trung (200 ha);
- Khu công nghiệp Bàu Đưng (150 ha);
- Khu công nghiệp Rạch Sơn (100 ha);
- Khu công nghiệp An Phú (50 ha);
- Khu công nghiệp phục vụ chăn nuôi (300 ha).
Quy hoạch các khu dân cư đô thị huyện Củ Chi
Huyện Củ Chi bố trí 10 khu dân cư đô thị tập trung như sau:
- Khu dân cư thị trấn Huyện lỵ: Bao gồm một phần xã Tân An Hội, Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An. Diện tích khu dân cư khoảng 1.200 ha, mật độ xây dựng dao động 25% đến 30%.
- Khu dân cư An Nhơn Tây: Nằm ở khu vực ngã tư Tỉnh lộ 7 và Tỉnh lộ 15, xã An Nhơn Tây. Diện tích khoảng 350ha, mật độ xây dựng 25 – 30%.
- Khu dân cư Phước Thạnh: Thuộc địa bàn xã Phước Thạnh, có diện tích khoảng 300 ha và mật độ xây dựng khoảng 25 – 30%.
- Khu dân cư Tân Quy: Có diện tích 500 ha, mật độ xây dựng 20 – 25% và dân số dự kiến là 60.000 người.
- Khu dân cư Trung Lập: Thuộc địa bàn xã Trung Lập Thượng, có diện tích 300 ha và mật độ xây dựng 20 – 25%.
- Khu dân cư Phú Hòa Đông: Thuộc địa bàn xã Phú Hòa Đông, diện tích 300 ha và dân số dự kiến là 40.000 người.
- Khu dân cư Tân Phú Trung: Có vị trí kế cận khu công nghiệp Tân Phú Trung, diện tích quy hoạch là 500 ha, mật độ xây dựng 20 – 25%.
- Khu dân cư Tam Tân: Nằm ở khu vực Kênh Xáng – Tỉnh lộ 8, có diện tích 200 ha và dân số dự kiến là 20.000 người.
- Khu dân cư Tân Thạnh Đông: Nằm tại ngã ba Hương lộ 4 và Tỉnh lộ 15, thuộc địa bàn xã Tân Thạnh Đông. Diện tích quy hoạch là 15 ha và mật độ xây dựng 20 – 25%.
- Khu dân cư Bàu Đưng: Thuộc ấp Xóm mới, xã An Nhơn, nằm kế cận khu công nghiệp Bàu Đưng. Diện tích quy hoạch khoảng 200 ha, mật độ xây dựng dao động 20 – 25%.
Quy hoạch khu dân cư nông thôn
Diện tích đất khu dân cư nông thôn là 1.800ha, dân số dự kiến là 200.000 người. Mật độ xây dựng khá thưa thoáng, gắn với đất sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch hệ thống công trình công cộng
Thông tin quy hoạch hệ thống công trình công cộng tại huyện Củ Chi như sau:
- Khu trung tâm huyện Củ Chi bao gồm: khu hành chính, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao,… Quy mô khoảng 30 – 40 ha, mật động xây dựng khoảng 20 – 30%.
- Quy mô trường trung học phổ thông được bố trí tại các thị trấn huyện lỵ và các thị trấn, thị tứ khác đạt khoảng 3 ha/trường.
- Nâng cấp 2 bệnh viện hiện hữu và đầu tư xây thêm 2 bệnh viện quy mô 500 – 600 giường.
>>> Xem thêm: Bản đồ Việt Nam
4. Bản đồ giao thông huyện Củ Chi
Dưới đây là các trục đường giao thông huyết mạch của huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh:
- Quốc lộ 22 (QL22) đoạn cắt ngang huyện Củ Chi (từ cầu An Hạ đến cổng chào Tây Ninh) dài khoảng 20,5km, quy mô lộ giới 120m.
- Tỉnh lộ 8 (TL8) đoạn từ cầu Thầy Cai đến cầu Phú Cường dài khoảng 23,7 km, quy mô lộ giới 40m.
- Ngoài ra còn có các tuyến đường Tỉnh lộ 7 (TL7) và Tỉnh lộ 15 (TL15).
Nhìn trên bản đồ Củ Chi, có thể thấy 4 trục đường trên đây khi kết hợp sẽ tạo thành dạng giao thông vành đai, giúp tăng tính kết nối với trung tâm TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Theo định hướng quy hoạch, hệ thống giao thông huyện Củ Chi được tổ chức theo hướng cải tạo, mở rộng đúng lộ giới quy định. Bên cạnh đó kết hợp xây dựng mới một số tuyến đường để hoàn thiện mạng lưới giao thông. Cụ thể như sau:
- Quy hoạch tuyến Metro số 2 (từ Thủ Thiêm – Bến Thành – Tham Lương đến khu đô thị Tây Bắc) đi qua địa bàn huyện theo hành lang QL22. Xây dựng và cải tạo các nút giao thông tại vị trí giao cắt các trục đường đối ngoại (QL22, Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, Vành đai 3, Vành đai 4,…) với các tuyến đường khác.
- Quy hoạch tuyến đường sắt TP.HCM – Mộc Bài đồng thời nối ga Tân Chánh Hiệp (Củ Chi) theo hành lang cao tốc TP.HCM – Mộc Bài.
- Quy hoạch các tuyến giao thông công cộng trên địa bàn huyện. Trong đó bao gồm hệ thống xe buýt và hệ thống đường sắt đô thị – liên đô thị.
- Quy hoạch xây dựng hệ thống bến bãi xe, công trình phục vụ giao thông theo đề án Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
- Nâng cấp và mở rộng các tuyến đường liên xã, thị trấn đồng thời xây dựng mới các trục đường chính, đường liên khu vực.
5. Những điểm tham quan nổi tiếng tại huyện Củ Chi
Củ Chi không chỉ nổi tiếng với các di tích lịch sử mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách với nhiều địa danh độc đáo. Trong phần này, hãy cùng khám phá những địa điểm tham quan nổi tiếng tại huyện Củ Chi.
5.1. Địa đạo Củ Chi
Một trong những di tích lịch sử gắn liền với cuộc chiến tranh Việt Nam phải kể đến địa đạo Củ Chi. Nơi đây được biết đến là một trong các địa đạo lớn nhất của nước ta, nằm sâu dưới lòng đất với những đường đi ngoắt ngoéo, tỏa ra vô số nhánh khó có thể đoán được. Hầm địa đạo này từng là nơi ẩn náu của quân và dân ta trong thời kỳ khó khăn nhất của lịch sử dân tộc.
Mặc dù địa đạo không quá sâu, thế nhưng nó có thể chống lại mưa bom bão đạn của kẻ thù và thậm chí có thể chịu được cả sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Đến với địa đạo Củ Chi, bạn không chỉ được tìm hiểu về lịch sử đầy bi thương của cuộc chiến tranh mà hơn thế còn cảm nhận được sức mạnh tinh thần, lòng dũng cảm của những anh hùng đã ngã xuống vì tổ quốc.
Địa chỉ: Đ. Tỉnh Lộ 15, xã Phú Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
5.2. Đền tưởng niệm Bến Dược
Đền Bến Dược là điểm đến tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm huyện Củ Chi. Nơi đây nổi tiếng với hệ thống căn cứ quân sự và hầm ngầm được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh. Đường hầm nằm sâu dưới lòng đất, được xây dựng với nhiều khu vực chức năng để phục vụ công tác tổ chức quân sự. Ngoài tìm hiểu về lịch sử, du khách khi đến đây còn có thể dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất này.
Địa chỉ: Tổ 6, Ấp QL22, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
5.3. Chùa Liên Trì
Chùa Liên Trì nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km về phía Tây Bắc. Khuôn viên chùa rộng rãi, được bố trí với nhiều cây xanh và hồ sen mang đến bầu không khí trong lành, mát mẻ. Bên trong ngôi chùa được chia thành nhiều gian khác nhau để thờ các vị phật. Đến với nơi đây, du khách sẽ cảm nhận được sự yên bình, thanh tịnh trong tâm hồn, tạm thời bỏ lại sau lưng những ồn ào, xô bồ của phố thị.
Địa chỉ: Xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, chúng ta đã cùng khám phá bản đồ Củ Chi cùng những thông tin tổng quan về khu vực huyện ngoại thành này. Cùng với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi cũng đang từng bước thực hiện đô thị hóa, mở ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển trong tương lai. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích!
Xem thêm bản đồ các quận huyện TPHCM:
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Office.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản và thiết kế nội thất. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.