Maison Office

Danh sách 15 tỉnh miền Bắc sau sáp nhập và bản đồ chi tiết

Theo dõi Maison Office trên
Danh sách các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập 2025

Sau đợt sắp xếp đơn vị hành chính có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, các tỉnh miền Bắc đã có nhiều thay đổi đáng kể về địa giới, dân số và cơ cấu kinh tế – xã hội. Theo đó, miền Bắc chính thức có 15 tỉnh, thành thay vì 25 đơn vị như trước. Những thay đổi này không chỉ tái định hình bản đồ hành chính các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập mà còn tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước và định hướng phát triển của từng địa phương.

Xem ngay: Tên 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập từ 01/7/2025

Danh sách 15 tỉnh thành miền Bắc sau sáp nhập 

Ngày 12/04/2025, Nghị quyết số 60-NQ/TW đã được Tổng Bí thư ký ban hành tại Hội nghị Trung ương 11 (khóa XIII). Trong đó đề ra 12 nội dung trọng tâm về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo Nghị quyết này, cả nước còn lại 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng khu vực miền Bắc, sau sáp nhập được tổ chức lại thành 15 tỉnh, thành, đánh dấu bước chuyển quan trọng về địa giới và chiến lược phát triển vùng.

Địa giới hành chính 15 tỉnh, thành miền Bắc sau sáp nhập
Địa giới hành chính 15 tỉnh, thành miền Bắc sau sáp nhập

Căn cứ Mục II (Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố) kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập có tên gọi như sau: 

15 TỈNH, THÀNH MIỀN BẮC SAU SÁP NHẬP

STT Tên tỉnh mới Các tỉnh/TP hợp nhất Trung tâm chính trị – hành chính
1 Tuyên Quang Tuyên Quang, Hà Giang Tuyên Quang
2 Lào Cai Lào Cai, Yên Bái Yên Bái
3 Thái Nguyên Bắc Kạn, Thái Nguyên Thái Nguyên
4 Phú Thọ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình Phú Thọ
5 Bắc Ninh Bắc Giang, Bắc Ninh Bắc Giang
6 Hưng Yên Hưng Yên, Thái Bình Hưng Yên
7 TP. Hải Phòng Hải Dương, TP. Hải Phòng TP. Hải Phòng
8 Ninh Bình Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam Ninh Bình
9 TP. Hà Nội Không thay đổi Không thay đổi
10 Lai Châu Không thay đổi Không thay đổi
11 Điện Biên Không thay đổi Không thay đổi
12 Sơn La Không thay đổi Không thay đổi
13 Lạng Sơn Không thay đổi Không thay đổi
14 Quảng Ninh Không thay đổi Không thay đổi
15 Cao Bằng Không thay đổi Không thay đổi

Xem thêm: Danh sách các tỉnh miền Bắc trước khi sáp nhập

Cập nhật bản đồ các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập 2025

Sau khi Nghị quyết 60-NQ/TW được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, bản đồ hành chính khu vực miền Bắc Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể. Một số tỉnh được giữ nguyên địa giới, trong khi phần lớn được hình thành từ việc sáp nhập 2 hoặc 3 tỉnh liền kề. Điều này kéo theo sự điều chỉnh về địa giới, tên gọi, trung tâm hành chính (tỉnh lỵ) cũng như định hướng phát triển của từng địa phương. 

Bản đồ các tỉnh miền Bắc trước và sau sáp nhập
Bản đồ các tỉnh miền Bắc trước và sau sáp nhập

Bản đồ cập nhật mới không chỉ phản ánh thay đổi về mặt hành chính mà còn là cơ sở quan trọng cho công tác quy hoạch, đầu tư và quản lý phát triển vùng trong giai đoạn tiếp theo. 

Tìm hiểu thêm: Tên 6 thành phố Việt Nam sau sáp nhập [Từ 1/7/2025]

Diện tích, dân số và quy mô kinh tế các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập

Các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập có quy mô lớn hơn về diện tích, dân số và kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch phát triển đồng bộ. 

Các tỉnh giữ nguyên, không hợp nhất

Căn cứ theo Nghị quyết 60-NQ/TW, một số tỉnh miền Bắc vẫn giữ nguyên địa giới hành chính, tên gọi và không thực hiện hợp nhất. Trong đó bao gồm: TP. Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng và Quảng Ninh. 

STT Tên tỉnh, thành mới Diện tích
(km²)
Dân số
(người)
Quy mô kinh tế
(tỷ đồng)
1 TP. Hà Nội 3.360 8.435.650 1.425.521
2 Lai Châu 9.069 482.100 31.025
3 Điện Biên 9.539,93 633.980 31.663
4 Lạng Sơn 8.310,18 802.090 49.736
5 Cao Bằng 6.700,39 543.050 25.204
6 Sơn La 14.109,83 1.300.130 76.626
7 Quảng Ninh 6.208 1.362.880 347.534

Có thể thấy, TP. Hà Nội nổi bật với dân số đông nhất (8,43 triệu người) và quy mô kinh tế dẫn đầu khu vực miền Bắc dù diện tích chỉ ở mức trung bình. Điều này cho thấy năng suất kinh tế cao và mức độ đô thị hóa lớn của thủ đô. Ngược lại, các tỉnh miền núi như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và Lạng Sơn có diện tích lớn nhưng dân số thấp và quy mô kinh tế còn hạn chế. 

Các tỉnh miền Bắc mới sau hợp nhất

Nhiều tỉnh miền Bắc đã được hợp nhất nhằm đảm bảo đủ tiêu chí về diện tích, dân số, cơ cấu kinh tế và năng lực quản lý theo quy định tại Nghị quyết 60-NQ/TW. Cụ thể, các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập có những thay đổi như sau: 

STT Tên tỉnh, thành mới
(tỉnh/TP hợp nhất)
Diện tích
(km²)
Dân số
(người)
Quy mô kinh tế
(tỷ đồng)
1 TP. Hải Phòng
(Hải Dương, TP. Hải Phòng)
3.195 4.102.700 658.381
2 Tuyên Quang
(Hà Giang, Tuyên Quang)
13.796 1.731.600 86.247
3 Lào Cai
(Lào Cai, Yên Bái)
13.257 1.656.500 125.886
4 Thái Nguyên
(Bắc Kạn, Thái Nguyên)
8.375,30 1.694.500 185.614
5 Phú Thọ
(Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ)
9.361,40 3.663.600 354.580
6 Bắc Ninh
(Bắc Giang, Bắc Ninh)
4.719 3.509.100 439.776
7 Hưng Yên
(Thái Bình, Hưng Yên)
2.515 3.208.400 292.603
8 Ninh Bình
(Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định)
3.942,60 3.818.700 310.282

 

Nhiều tỉnh mới sở hữu diện tích hàng chục nghìn km2, dân số lên đến hàng triệu người và nền kinh tế được mở rộng với cơ cấu đa dạng hơn. Những thay đổi này không chỉ nâng tầm quy mô quản lý mà còn tạo nền tảng cho phát triển hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ và thu hút đầu tư trong dài hạn.

Các tỉnh miền Bắc được hợp nhất theo Nghị quyết 60-NQ/TW
Các tỉnh miền Bắc được hợp nhất theo Nghị quyết 60-NQ/TW

Những thay đổi mới nhất sau khi sáp nhập các tỉnh miền Bắc

Tỉnh nào có diện tích lớn nhất miền Bắc sau sáp nhập?

Sau sáp nhập, tỉnh Sơn La là địa phương có diện tích lớn nhất miền Bắc, với tổng diện tích 14.109,83 km2. Khu vực này có phần lớn diện tích là vùng núi cao, phù hợp phát triển nông – lâm nghiệp và năng lượng tái tạo. Xếp sau đó là tỉnh Tuyên Quang, sau khi sáp nhập với tỉnh Hà Giang, có diện tích tự nhiên lên đến 13.257 km2. 

Tỉnh nào có dân số đông nhất miền Bắc sau sáp nhập?

Mặc dù không thực hiện sáp nhập, TP. Hà Nội vẫn tiếp tục là địa phương có dân số đông nhất khu vực miền Bắc với khoảng 8,43 triệu người. Theo sau là Hải Phòng (sáp nhập với Hải Dương) với khoảng 4,1 triệu người và Ninh Bình (sáp nhập với Hà Nam, Nam Định) với khoảng 3,8 triệu người.

Tỉnh nào dẫn đầu quy mô kinh tế miền Bắc sau sáp nhập?

Hà Nội vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu về quy mô kinh tế tại khu vực miền Bắc sau sáp nhập với GRDP đạt khoảng 1.425.521 tỷ đồng. Đây không chỉ là trung tâm hành chính – chính trị quốc gia mà còn là đầu mối kinh tế quan trọng, hội tụ đầy đủ các yếu tố phát triển. Quy mô kinh tế lớn của Hà Nội chủ yếu đến từ các ngành dịch vụ, công nghiệp, công nghệ cao, tài chính – ngân hàng, bất động sản,… 

Tìm hiểu thêm

Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh đã tạo nên diện mạo mới cho khu vực miền Bắc với 15 tỉnh, thành phố có quy mô lớn hơn, hiệu quả quản lý tốt hơn và tiềm năng phát triển rõ rệt. Dù còn nhiều thách thức về hạ tầng và phân bổ nguồn lực, các tỉnh miền Bắc sau sáp nhập vẫn có đủ năng lực cạnh tranh và nền tảng phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Tìm hiểu thêm các tỉnh thành tại các khu vực khác:

Đánh giá bài viết