Maison Office

Bản đồ Huyện Bình Chánh TPHCM [Cập nhật mới nhất]

Theo dõi Maison Office trên
bản đồ huyện bình chánh

Huyện Bình Chánh thuộc thành phố Hồ Chí Minh, nằm ẩn mình ở phía Tây của trung tâm đô thị sôi động. Với sự phát triển trong những năm gần đây, Bình Chánh đã từng bước hòa nhập với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của TP. Hồ Chí Minh. Trong bài viết này, hãy cùng Maison Office khám phá bản đồ huyện Bình Chánh để thấy rõ được sự hình thành và tiềm năng phát triển của khu vực này!

1. Giới thiệu về huyện Bình Chánh, TP.HCM

Huyện Bình Chánh là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, sở hữu quỹ đất rộng lớn cùng tiềm năng phát triển cao. Bình Chánh cũng được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và dân cư đông đúc. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về huyện Bình Chánh, TP.HCM: 

THÔNG TIN TỔNG QUAN HUYỆN BÌNH CHÁNH
Tên đơn vị hành chính

Huyện Bình Chánh

Mã hành chính 785
Mã bưu chính 73000
Diện tích 253,1 km2
Dân số (tính đến 2019) 705.000 người
Mật độ dân số 2.695 người/km2
Đơn vị hành chính cấp xã 1 thị trấn, 15 xã
Biển số xe 59-N2-N3
Trụ sở UBND Số 349 Đường Tân Túc, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM
Website binhchanh.hochiminhcity.gov.vn

1.1. Lịch sử hình thành

Vào thời phong kiến, vùng đất Bình Chánh ngày nay thuộc địa bàn 2 phủ Tân An và Tân Bình của tỉnh Gia Định. Đến năm 1957, ba tổng Tân Phong Hạ, Long Hưng Thượng và Long Hưng Trung của quận Gò Đen, tỉnh Chợ Lớn được giải thể và sáp nhập tỉnh Gia Định, lập nên quận Bình Chánh. Năm 1965, cấp hành chính tổng bị loại bỏ, quận Bình Chánh lúc bấy giờ có 15 xã trực thuộc. 

huyện bình chánh thành phố hồ chí minh
Bình Chánh trước đây là một quận thuộc tỉnh Gia Định

Tháng 5 năm 1975, thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Huyện Bình Chánh cũng được xác lập dựa theo Nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh cũng trở thành huyện trực thuộc thành phố. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, cho đến nay huyện Bình Chánh có chính thức 16 đơn vị hành chính trực thuộc. 

1.2. Vị trí địa lý

Trên bản đồ huyện Bình Chánh nằm trải dài, bao bọc phía Tây và một phần phía Nam của khu vực nội thành TP.HCM. Tọa độ địa lý chính xác của huyện Bình Chánh là 1060 27’51 – 1060 42’ kinh Đông và 1020 27’38’’– 100 52’30’’ vĩ Bắc. Địa giới hành chính trên bản đồ TP.HCM như sau:

  • Phía Đông giáp với Quận 7 và huyện Nhà Bè (ranh giới là rạch Bà Lào và rạch Ông Lớn);
  • Phía Đông Bắc giáp với các quận Bình Tân và Quận 8;
  • Phía Tây giáp các huyện Đức Hòa và Bến Lức của tỉnh Long An;
  • Phía Nam giáp với huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An;
  • Phía Bắc giáp với huyện Hóc Môn. 
huyện bình chánh gần quận nào
Vị trí địa lý huyện Bình Chánh trên bản đồ TP.HCM

Huyện Bình Chánh tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây, kết nối với các trục đường giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A. Xét về địa hình, đây là khu vực có nhiều kênh rạch, đặc biệt là ở nhánh phía Nam và Tây Nam. Đặc điểm này tạo nên một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng, giúp kết nối TP. Hồ Chí Minh với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. 

1.3. Diện tích và dân số

Huyện ngoại thành Bình Chánh sở hữu quỹ đất rộng lớn lên đến 252,56 km2. Đây cũng được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao cùng dân cư đông đúc. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng dân số của huyện Bình Chánh tính đến năm 2022 là 744.508 người. Mật độ dân số đạt đến 2.954 người/km2. 

Dựa trên số liệu đó, Bình Chánh là huyện có dân số đông nhất cả nước, đồng thời cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 3 cả nước (chỉ sau TP. Biên Hòa và quận Bình Tân). 

>>> Nếu bạn đang tìm thuê văn phòng, hãy xem ngay: 1500+ Tòa nhà cho thuê văn phòng TPHCM 

2. Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh

Tính đến hiện tại, huyện Bình Chánh có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Trong đó bao gồm 1 thị trấn và 15 xã, cụ thể như sau:

STT Đơn vị hành chính cấp xã Diện tích (km2) Dân số 2021 (người) Mật độ dân số (người/km2)
1 Thị trấn Tân Túc (huyện lỵ) 8,55 24.072 2.815
2 Xã An Phú Tây 5,87 22.282 3.795
3 Xã Bình Chánh 8,16 28.308 3.469
4 Xã Bình Hưng 13,72 106.156 7.737
5 Xã Bình Lợi 19,09 13.133 687
6 Xã Đa Phước 16,09 28.349 1.761
7 Xã Hưng Long 12,97 27.073 2.087
8 Xã Lê Minh Xuân 35,09 41.507 1.182
9 Xã Phạm Văn Hai 27,46 35.436 1.290
10 Xã Phong Phú 18,68 40.274 2.155
11 Xã Qui Đức 6,48 14.533 2.242
12 Xã Tân Kiên 11,49 57.450 5.000
13 Xã Tân Nhựt 23,44 31.772 1.355
14 Xã Tân Quý Tây 8,36 25.439 3.042
15 Xã Vĩnh Lộc A 19,66 164.488 8.366
16 Xã Vĩnh Lộc B 17,44 140.226 8.040

 

Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh
Bản đồ hành chính huyện Bình Chánh mới nhất

Trong các đơn vị hành chính cấp xã của huyện Bình Chánh, thị trấn Tân Túc là nơi đặt trụ sở Ủy ban nhân dân cùng nhiều cơ quan hành chính quan trọng khác. Dân số tập trung đông nhất ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và xã Bình Hưng. Trong đó, Vĩnh Lộc A được biết là xã đông dân nhất thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 

3. Bản đồ quy hoạch huyện Bình Chánh mới nhất

Đề án quy hoạch huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Theo đó, bản đồ quy hoạch huyện Bình Chánh cung cấp đầy đủ những thông tin như: địa giới hành chính, địa hình của từng khu vực, hiện trạng đất đai, các loại đất, tình hình quy hoạch hiện tại,… 

Thông qua những thông tin chi tiết kể trên, người dân và các tổ chức có thể xác định được kế hoạch sử dụng đất của khu vực. Bên cạnh đó còn nắm rõ các phương án mở rộng, phát triển đô thị trong tương lai tại huyện Bình Chánh. 

Dưới đây là bản đồ quy hoạch Bình Chánh được cập nhật mới nhất hiện nay:

Bản đồ quy hoạch huyện Bình Chánh
Bản đồ quy hoạch huyện Bình Chánh đến năm 2030

>>> Xem thêm: Bản đồ Việt Nam

4. Bản đồ giao thông huyện Bình Chánh

Hệ thống giao thông là một trong những hạng mục quy hoạch được ưu tiên phát triển hàng đầu của huyện Bình Chánh hiện nay. Theo đó, khu vực này tập trung cải tạo, xây dựng và mở rộng các hạng mục giao thông như: 

– Đường bộ: Cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, Đường Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ A1, Quốc lộ 50, Đường Nguyễn Thị Tú, Tỉnh lộ 10 (Đường Trần Văn Giàu), Cao tốc Bến Lức – Trung Lương, Vành đai 3, đường mới Tây Bắc.

– Đường sắt: Quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị như: Tuyến đường sắt đô thị số 3a, Tuyến đường sắt đô thị số 5, tuyến xe điện số 2 tại hành lang lộ giới của đường Nguyễn Văn Linh. Bên cạnh đó là quy hoạch khu vực ga đường sắt bao gồm: ga Tân Kiên, ga chuyên chở hàng hóa của thành phố.

– Đường thủy: UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14/09/2009 về việc quy hoạch huyện Bình Chánh với mạng lưới đường thủy, bến cảng. Theo đó, các tuyến sông và kênh rạch được quy hoạch bao gồm: sông Cần Giuộc cấp III, rạch Chiếu – cầu Bà Cả cấp VI, rạch Bà Tỵ, rạch Bà Lớn – rạch Chồm, rạch Bà Lào – rạch Ngang, rạch Tắc Bến Rô.

Bản đồ giao thông huyện Bình Chánh
Bản đồ giao thông huyện Bình Chánh

5. Những điểm tham quan nổi bật tại huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 20km về phía Tây. Khu vực huyện nội thành này không có nhiều trung tâm thương mại sầm uất, thay vào đó là những điểm đến tham quan, vui chơi độc đáo. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn khi đến với huyện Bình Chánh, TP.HCM: 

5.1. Bát Bửu Phật Đài

Bát Bửu Phật Đài (hay Chùa Phật Cô Đơn) là địa điểm tôn giáo được rất nhiều du khách viếng thăm. Ngôi chùa này tọa lạc ở ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP.HCM khoảng 30km về phía Tây Nam. 

Bát Bửu Phật Đài
Bát Bửu Phật Đài là ngôi chùa linh thiêng tại huyện Bình Chánh

Phật đài được xây dựng trên một khu đất rộng hơn 10 ha. Phía trước mặt là cánh đồng dứa mênh mông, hai bên được bao bọc bởi rừng bạch đàn xanh mát và kênh nước từ sông Vàm Cỏ chảy qua. Tất cả tạo nên một khung cảnh yên bình, nơi du khách có thể hòa mình vào không gian thanh tịnh, tránh xa những ồn ào và áp lực trong cuộc sống hằng ngày. 

Địa chỉ: 22 Đường Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM

5.2. Khu di tích Láng Le Bàu Cò

Nếu bạn muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đừng quên ghé thăm khu di tích Láng Le Bàu Cò tại huyện Bình Chánh. Đây là một trong những cứ điểm diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định thuở trước. Khi đến đây, bạn sẽ được tìm hiểu sâu hơn về cuộc chiến oanh liệt này đồng thời bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn đến các anh hùng dân tộc đã hy sinh vì đất nước. 

Địa chỉ: Láng Le Bàu Cò, Tân Nhựt, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

5.3. Cánh đồng hoa Springfield Cottage

Springfield Cottage là một homestay đậm chất “thôn dã” khi được xây dựng giữa thiên nhiên tươi mát, cách trung tâm TP.HCM chỉ 30 phút chạy xe. Đến với nơi đây, bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, yên bình giữa chốn phố thị xô bồ. Những mái chòi nổi trên mặt nước, khu rừng xanh mát cùng bầu không khí yên tĩnh, tất cả tạo nên một không gian nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng cho dịp cuối tuần.

Địa chỉ: A16/485R8 đường Phong Phú, ấp 1, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM

Springfield Cottage
Springfield Cottage hấp dẫn du khách với vẻ đẹp mộc mạc, thanh bình

6. Lời kết

Bình Chánh là một huyện có vị trí chiến lược quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua bản đồ huyện Bình Chánh, ta có thể hiểu rõ hơn về vị trí địa lý, địa hình, địa giới hành chính của khu vực cũng như tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích!

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo