Bảng tra ký hiệu các loại đất theo quy định mới nhất 2025
Theo dõi Maison Office trênTheo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ theo mục đích sử dụng, đất đai được chia thành 3 nhóm chính gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Để xác định và quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên này, bảng ký hiệu các loại đất sẽ là công cụ cực kỳ quan trọng, được thể hiện trên giấy chứng nhận, bản đồ địa chính hoặc mảnh trích đo địa chính.
Nội dung chính
Quy định về việc phân loại đất
Căn cứ theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, các loại đất chính ở Việt Nam bao gồm:
(i) Nhóm đất nông nghiệp bao gồm:
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác);
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác (gồm đất sử dụng để xây nhà kính hoặc các loại nhà khác phục vụ trồng trọt; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm, gia súc và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh).
(ii) Nhóm đất phi nông nghiệp:
- Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và đô thị);
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
- Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp (bao gồm: đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác);
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (bao gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm);
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng (bao gồm đất giao thông; thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất công trình năng lượng; đất sinh hoạt cộng đồng; đất công trình bưu chính viễn thông; đất chợ, đất xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác);
- Đất xây dựng cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
- Đất xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa, nhà hỏa táng, nhà tang lễ;
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
- Đất phi nông nghiệp khác.
(iii) Nhóm đất chưa sử dụng:
Gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng:
- Đất bằng chưa sử dụng;
- Đất đồi núi chưa sử dụng;
- Núi đá không có rừng cây.
Bảng tra cứu ký hiệu các loại đất ở Việt Nam
Theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, ký hiệu các loại đất ở Việt Nam được thể hiện trong bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính như sau:
Ký hiệu các loại đất nông nghiệp
Nhóm đất nông nghiệp được chia thành 12 loại đất với ký hiệu như sau:
BẢNG KÝ HIỆU LOẠI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
STT | Loại đất | Ký hiệu |
1 | Đất chuyên trồng lúa nước | LUC |
2 | Đất trồng lúa nước còn lại | LUK |
3 | Đất lúa nương | LUN |
4 | Đất bằng trồng cây hàng năm khác | BHK |
5 | Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác | NHK |
6 | Đất trồng cây lâu năm | CLN |
7 | Đất rừng sản xuất | RSX |
8 | Đất rừng phòng hộ | RPH |
9 | Đất rừng đặc dụng | RDD |
10 | Đất nuôi trồng thủy sản | NTS |
11 | Đất làm muối | LMU |
12 | Đất nông nghiệp khác | NKH |
Ký hiệu các loại đất phi nông nghiệp
Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm 38 loại đất chính, được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Dưới đây là bảng ký hiệu các loại đất phi nông nghiệp được thể hiện trên bản đồ địa chính:
BẢNG KÝ HIỆU ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
STT | Loại đất | Ký hiệu |
1 | Đất ở tại nông thôn | ONT |
2 | Đất ở tại đô thị | ODT |
3 | Đất xây dựng trụ sở cơ quan | TSC |
4 | Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp | DTS |
5 | Đất xây dựng cơ sở văn hóa | DVH |
6 | Đất xây dựng cơ sở y tế | DYT |
7 | Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo | DGD |
8 | Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao | DTT |
9 | Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ | DKH |
10 | Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội | DXH |
11 | Đất xây dựng cơ sở ngoại giao | DNG |
12 | Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác | DSK |
13 | Đất quốc phòng | CQP |
14 | Đất an ninh | CAN |
15 | Đất khu công nghiệp | SKK |
16 | Đất khu chế xuất | SKT |
17 | Đất cụm công nghiệp | SKN |
18 | Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp | SKC |
19 | Đất thương mại, dịch vụ | TMD |
20 | Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản | SKS |
21 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm | SKX |
22 | Đất giao thông | DGT |
23 | Đất thủy lợi | DTL |
24 | Đất công trình năng lượng | DNL |
25 | Đất công trình bưu chính, viễn thông | DBV |
26 | Đất sinh hoạt cộng đồng | DSH |
27 | Đất khu vui chơi, giải trí công cộng | DKV |
28 | Đất chợ | DCH |
29 | Đất có di tích lịch sử – văn hóa | DDT |
30 | Đất danh lam thắng cảnh | DDL |
31 | Đất bãi thải, xử lý chất thải | DRA |
32 | Đất công trình công cộng khác | DCK |
33 | Đất cơ sở tôn giáo | TON |
34 | Đất cơ sở tín ngưỡng | TIN |
35 | Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng | NTD |
36 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối | SON |
37 | Đất có mặt nước chuyên dùng | MNC |
38 | Đất phi nông nghiệp khác | PNK |
Ký hiệu các loại đất chưa sử dụng
Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm 03 loại đất chưa xác định được mục đích sử dụng với ký hiệu cụ thể như sau:
BẢNG KÝ HIỆU ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
STT | Loại đất | Mã |
1 | Đất bằng chưa sử dụng | BCS |
2 | Đất đồi núi chưa sử dụng | DCS |
3 | Núi đá không có rừng cây | NCS |
Có thể hiểu, các loại đất khi được thể hiện trên giấy chứng nhận hoặc bản đồ địa chính sẽ có dạng ký hiệu như trên. Nếu muốn xác định đó là loại đất gì, bạn cần phải căn cứ vào bảng ký hiệu trên để tra cứu thông tin chính xác.
Mục đích của việc phân loại ký hiệu đất trên bản đồ địa chính
Hệ thống ký hiệu các loại đất trên bản đồ đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại, quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn mang đến nhiều lợi ích quan trọng sau đây:
Căn cứ tính thuế
Thông qua hệ thống ký hiệu đất rõ ràng và dễ hiểu, người tra cứu có thể nhanh chóng nhận biết các loại đất trên bản đồ. Từ đó giúp phân biệt nhanh chóng đâu là khu đất ở, đất công nghiệp, đất nông nghiệp, đất rừng,… Đây chính là căn cứ quan trọng để xác định thuế nhà đất và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của nhà nước.
Quản lý tài nguyên đất đai
Việc sử dụng ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng theo dõi, giám sát việc sử dụng đất đai. Thông qua đó, các cơ quan chức năng có thể:
- Kiểm soát quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại từng khu vực;
- Lập kế hoạch sử dụng đất đai hiệu quả, khai thác tối đa tiềm năng của từng loại đất;
- Phát hiện kịp thời và ngăn chặn các vi phạm về việc khai thác, sử dụng đất đai.
Góp phần bảo vệ môi trường
Các ký hiệu đất được sử dụng trên bản đồ giúp phân định rõ ràng các khu vực nhạy cảm về môi trường như đất rừng, đất ngập nước, các khu vực bảo tồn,… Từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên này, đồng thời hạn chế các hoạt động phát triển có thể gây tổn hại đến môi trường.
Ngoài ra, ký hiệu loại đất cụ thể cũng giúp quy hoạch đô thị và phát triển vùng phù hợp với nguyên tắc bảo vệ môi trường, khuyến khích việc sử dụng đất cho các dự án xanh và bền vững.
Phục vụ quy hoạch đô thị
Bản đồ địa chính với thông cụ thể về từng loại đất sẽ hỗ trợ quan trọng cho việc lập quy hoạch phát triển đô thị. Dựa vào bản đồ này, các nhà quy hoạch có thể:
- Xác định vị trí tiềm năng để phát triển các dự án mới.
- Tránh quy hoạch đô thị vào các khu vực đất đai hạn chế về sử dụng.
- Đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng đất đai.
- Đảm bảo quy hoạch đô thị phù hợp với quy định pháp luật và các chiến lược phát triển khu vực.
- Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên đất, đảm bảo sự phát triển cân đối của đô thị.
Phát triển kinh tế
Việc nắm rõ ký hiệu đất đai còn giúp phát triển kinh tế theo nhiều cách:
- Xác định các khu vực phù hợp cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, từ đó tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên đất cho các dự án kinh tế.
- Giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhận diện được các khu vực tiềm năng, tạo thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển dự án.
- Điều chỉnh và cân bằng giữa các mục đích sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội giữa khu vực đô thị và nông thôn.
- Cung cấp hạ tầng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất – kinh doanh.
Đáp ứng nhu cầu tra cứu của người dân
Dựa vào các ký hiệu đất trên bản đồ địa chính, người dân có thể tra cứu thông tin để phục vụ cho các mục đích:
- Xin cấp giấy phép xây dựng.
- Mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai.
- Giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến đất đai.
- Nắm bắt thông tin quy hoạch của từng khu vực.
- Ước lượng giá trị đất, phục vụ cho việc đầu tư hoặc định giá tài sản.
Một vài câu hỏi thường gặp
Loại đất nào không phải nộp tiền thuế sử dụng đất?
Các loại đất không phải nộp tiền thuế sử dụng đất được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 và Điều 3 Nghị định 53/2011/NĐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp). Trong đó bao gồm:
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm đất giao thông; thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất công trình năng lượng; đất sinh hoạt cộng đồng;…
- Đất xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng;
- Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh;
- Đất phi nông nghiệp dùng cho mục đích xây dựng các công trình của hợp tác xã.
Đâu là căn cứ để xác định được loại đất?
Theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2013, căn cứ để xác minh được loại đất cụ thể như sau:
“Điều 11. Căn cứ để xác định loại đất
Việc xác định loại đất dựa theo một trong các căn cứ sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;
- Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Đất trồng lúa có được chuyển thành loại đất khác?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai 2013, Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng với mục đích phi nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Đất đai 2013, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, việc chuyển đất trồng lúa thành loại đất khác để sử dụng với mục đích phi nông nghiệp chỉ bị hạn chế chứ không cấm hoàn toàn. Do vậy, người dân có nhu cầu vẫn có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng cho mục đích để ở hoặc mục đích phi nông nghiệp khác.
Ký hiệu các loại đất được nhà nước quy định rõ ràng và áp dụng thống nhất trên bản đồ địa chính nhằm đảm bảo sự nhất quán trong việc quản lý. Những ký hiệu này không chỉ hỗ trợ trong việc phân loại đất và thực hiện quy hoạch mà còn cung cấp cơ sở pháp lý cho các giao dịch liên quan đến đất đai. Nhờ đó, cả cơ quan nhà nước và người dân đều có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai một cách thuận lợi và chính xác.
>> Tìm hiểu thêm:
- Các quy định về đất quy hoạch ODT
- Đất ONT là gì? Quy định cấp phép và thời hạn sử dụng
- DHT là đất gì? Có nên đầu tư vào loại đất DHT không?
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Office.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản và thiết kế nội thất. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.