Tụt mood là gì? Cách lấy lại mood khi làm việc mệt mỏi?
Theo dõi Maison Office trênSự chán nản, cạn kiệt năng lượng, tụt mood có thể khiến bạn không còn động lực trong công việc của mình. Tuy nhiên, đây là những tâm trạng khó tránh khỏi của tất cả chúng ta trong quá trình làm việc. Do đó, chúng ta hãy luôn trang bị cho bản thân những tips để có thể lấy lại mood khi làm việc mệt mỏi trong bài viết sau đây nhé!
Nội dung chính
1. Mood là gì?
Mood (tâm trạng) là trạng thái cảm xúc tạm thời mà một người trải qua trong một khoảng thời gian. Mood có thể dao động từ vui vẻ, hạnh phúc đến buồn bã, căng thẳng hoặc tức giận. Không giống như cảm xúc, mood thường kéo dài lâu hơn và ít có nguyên nhân cụ thể hơn.
2. Tụt Mood là gì?
Tụt mood hay còn gọi là “down mood” hoặc “low mood”, là thuật ngữ người trẻ thường dùng để mô tả tâm trạng mất tinh thần, mất hứng, buồn bực và chán nản đột ngột. Không kéo dài hàng tháng như trầm cảm, tụt mood chỉ diễn ra trong vài giờ hoặc vài ngày.
3. Phân biệt giữa Mood và Feeling
Tiêu chí | Mood (Tâm trạng) | Feeling (Cảm xúc) |
Định nghĩa | Tâm trạng là trạng thái cảm xúc tổng quát và kéo dài, thường không có nguyên nhân cụ thể. | Cảm xúc là phản ứng tâm lý và sinh lý tức thời đối với một sự kiện hoặc tình huống cụ thể. |
Thời gian | Kéo dài trong nhiều giờ, ngày hoặc thậm chí lâu hơn. | Thường ngắn hạn, kéo dài từ vài giây đến vài phút. |
Cường độ | Thường ít mãnh liệt hơn cảm xúc. | Thường mạnh mẽ và rõ ràng hơn tâm trạng. |
Ảnh hưởng | Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi trong suốt thời gian nó tồn tại. | Cảm xúc có thể thay đổi nhanh chóng và thường liên quan trực tiếp đến một sự kiện hoặc kích thích cụ thể. |
Ví dụ | Vui vẻ suốt cả ngày, buồn bã trong vài ngày mà không rõ lý do. | Vui khi nhận được tin tốt, tức giận khi bị xúc phạm, sợ hãi khi đối mặt với nguy hiểm. |
4. Nguyên nhân dẫn đến “Tụt Mood” trong làm việc
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tụt mood khi làm việc mệt mỏi, đó có thể là do tác động trực tiếp từ bản thân hoặc chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố của môi trường bên ngoài, từ những người xung quanh. Tuy nhiên, tụt mood khi làm việc mệt mỏi chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân điển hình dưới đây:
Stress
Áp lực từ công việc, chạy deadline, áp lực từ gánh nặng cơm áo gạo tiền,… có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán và muốn chạy trốn khỏi công việc thường ngày.
Stress là việc không thể tránh khỏi của bất kỳ ai, điều này là gia tăng áp lực tâm lý, khiến sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn và không suy nghĩ quá nhiều, lấy lại phong độ sớm để có thể nhanh chóng chống chọi với khối lượng công việc ngoài kia.
Công việc hiện tại không phải “Dream Job”
Một công việc không liên quan đến sở thích đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Bạn không cảm nhận được giá trị hay tận hưởng được hứng khởi nào khi làm việc và dễ rơi vào tâm trạng tụt mood trong công việc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Thiếu động lực trong công việc
Thiếu động lực trong công việc sẽ làm bạn không thấy hạnh phúc với công việc của mình, bạn sẽ không có hào hứng với bất kỳ dự án nào sắp tới. Trạng thấy tụt mood sẽ dẫn hình thành trong tâm trí của bạn, khiến bạn mất đi động lực trong công việc
Sự tụt mood trong công việc sẽ được thể hiện rõ nhất khi bạn chỉ muốn đáp ứng ở mức độ tối thiểu, thay vì nghĩ đến những điều mới và tốt hơn trong công việc.
Không hứng thú với công việc và cuộc sống
Sẽ có một thời gian trong cuộc sống, bỗng dưng bạn cảm thấy chán nản cuộc sống hiện tại của mình, bạn thấy không còn động lực để tiếp tục công việc, bạn ghét khi mỗi ngày cứ lặp đi lặp lại công việc nhàm chán hàng ngày,… Tóm lại bạn cảm thấy không còn hứng thú với công việc và cuộc sống.
Mất định hướng
Trong quá trình đi làm đôi khi bạn sẽ bị mất phương hướng trong công việc. Cảm giác mất định hướng có thể làm bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và không còn muốn tiếp tục hăng say với công việc nữa. Điều này sẽ là nguyên nhân dẫn đến tụt mood khi làm việc.
Tự ti về bản thân
Việc tự ti về bản thân, cảm thấy bản thân không đủ năng lực trong công việc cũng là nguyên nhân dẫn đến tụt mood trong công việc. Đôi khi sự chán nản bản thân, đố kỵ với mọi người xung quanh sẽ gây các áp lực đến tinh thần, khiến cho ý chí chiến đấu trong công việc bị sụt giảm.
Do đó, hãy luôn biết được thế mạnh bản thân, chăm chỉ làm việc và học hỏi để không ngừng nâng cao giá trị để luôn giữ được tinh thần trong công việc.
Là người nhạy cảm
Với những người nhạy cảm thì việc tụt mood là rất dễ gặp. Chỉ cần bị nói nặng lời một câu là họ đã không có tâm trạng để làm việc, chờ mãi mà không thấy tin nhắn của người thương cũng đủ làm họ suy nghĩ đủ thứ,…
Do đó, tâm trạng của những người nhạy cảm rất dễ bị dao động và lúc nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại.
Ảnh hưởng từ những mối quan hệ
Các mối quan hệ xung quanh bạn sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn với tâm trạng của bạn trong lúc làm việc. Chúng ta thường có xu hướng dễ bị biến đổi cảm xúc vì các mối quan hệ xung quanh mình. Bạn sẽ cảm thấy tụt mood, buồn, chán nản nếu như bạn cảm thấy không được đồng nghiệp quý trọng như trước.
5. Làm thế nào để lấy lại mood khi làm việc mệt mỏi
Bạn nên đi ra ngoài
Nó có vẻ đơn giản, nhưng việc ra ngoài để hít thở không khí trong lành có là một cách cứu lấy mood của bạn. Cơ thể chúng ta không được thiết kế để ngồi dưới ánh đèn huỳnh quang cả ngày. Vì thế, khi cảm thấy tụt mood và mệt mỏi với công việc bạn hãy nghỉ ngơi một lát và đi ra ngoài để tận hưởng không khí trong lành nhé.
Tập thể dục
Có lẽ bạn đã biết, thể dục giúp chúng ta sản xuất ra nhiều endorphin, đây là chất mang lại cảm giác hạnh phúc, yêu thích và phấn chấn. Do đó, sau những giờ làm việc mệt mỏi trong công ty việc tập thể dục có thể giúp bạn lấy lại được tinh thần, trút bỏ được gánh nặng công việc. Ngoài ra, tập thể dục 20 phút/ngày không chỉ giúp ích cho sức khỏe và còn giúp bạn tăng tuổi thọ, giảm stress, cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Làm việc quá sức có thể khiến bạn mệt mỏi trong công việc. Vì thế, hãy thường xuyên dành cho bản thân thời gian giải lao giữa giờ bất kể đó là công việc gì đi nữa. Làm việc quá tải khiến cơ thể và trí óc của bạn bị suy nhược, từ đó kéo theo cảm giác chán nản trì trệ. Khi đó, rất khó để bạn làm việc hiệu quả.
Bố trí lại không gian làm việc
Nếu công việc hiện tại đang làm bạn thất chán nản và mệt mỏi, hãy thử dọn dẹp lại bàn làm việc hay bố trí lại đồ đạc trên bàn làm việc. Chỉ cần thay đổi một vài đồ nội thất, một vài vật trang trí là đủ khiến nơi làm việc của bạn trở nên mới mẻ và khác biệt. Giúp bạn ấy lại được tinh thần phấn chấn khi bắt tay vào công việc.
Nhìn nhận lại động lực làm việc ban đầu
Khi bạn cảm thấy tụt mood trong công việc hãy dành ít thời gian để suy ngẫm và tìm lại lý do tại sao bạn lại muốn làm công việc này? Bạn đã mong đợi những gì từ đó? Bạn đã có được những gì khi làm công việc này?… Lúc đó bạn sẽ có lại được động lực để tiếp tục công việc.
Pha đồ uống, bật bài hát yêu thích
Một tách trà, cà phê hay trà sữa có thể giúp tỉnh táo và xua tan những mệt mỏi trong công việc. Ngoài ra, nghe nhạc cũng là cách hiệu quả giúp bạn xoa hiệu cảm xúc tiêu cực hiện tại. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc mang lại nhiều lợi ích về mặt tâm lý, gồm cả việc ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Do đó, nghe một bài hát lạc quan, sôi động có thể giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng.
Trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp
Công việc áp lực thường làm bạn lười giao tiếp với đồng nghiệp và bạn bè, nhưng đừng để cảm giác tiêu cực đấy xâm chiếm lấy bạn. Nhiều khi chỉ cần dành vài phút để trò chuyện cùng mọi người cũng có thể khiến bạn hứng khởi hơn.
Những cuộc trò chuyện ngắn cùng những người xung quanh sẽ làm tâm trạng bạn vui vẻ, thoải mái, đánh bay cảm xúc tiêu cực nhất thời khi công việc quá mệt mỏi.
Sẽ có rất nhiều giải pháp giúp bạn lấy lại mood khi làm việc mệt mỏi. Do đó bạn nên tìm những cách phù hợp nhất với bản thân để mang đến hiệu quả tốt nhất. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ được mood là gì, tụt mood là gì cũng như nguyên dẫn và cách lấy lại mood khi làm việc mệt mỏi.
Sau tất cả thì quan trọng nhất vẫn là chính bản thân bạn nên giữ vững vàng và tâm lý mạnh mẽ để có thể vượt qua những khó khăn và chán nản trong công việc.
Nhà biên tập và quản lý đội ngũ sản xuất nội dung tại Maison Office.
Với hơn 05 năm kinh nghiệm tư vấn và biên tập nội dung sâu rộng trong lĩnh vực dịch vụ bất động sản và thiết kế nội thất. Chia sẻ thông tin giá trị đến khách hàng, đối tác và thu hút hàng triệu lượt xem.