Maison Office

Bản đồ Quận Gò Vấp TPHCM [Cập nhật mới 2024]

Theo dõi Maison Office trên
Bản đồ quận Gò Vấp mới nhất

Quận Gò Vấp là một trong những quận nội thành TP.HCM có tốc độ phát triển nhanh chóng. Cùng với đó là sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và định hướng quy hoạch, đô thị hóa. Để xác định các cơ hội kinh doanh, đầu tư mua bán bất động sản hay thuê văn phòng làm việc thì việc tham khảo bản đồ quận Gò Vấp là điều cần thiết. 

1. Giới thiệu về quận Gò Vấp

Quận Gò Vấp là 1 trong số 22 quận huyện trực thuộc TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Đây cũng được biết đến là một trong các quận có dân số đông nhất thành phố. Để có cái nhìn tổng quan hơn về đơn vị hành chính này, hãy cùng tham khảo ngay các thông tin dưới đây: 

THÔNG TIN TỔNG QUAN QUẬN GÒ VẤP
Tên đơn vị hành chính

Quận Gò Vấp

Mã hành chính 764
Diện tích 19,74 km2
Dân số (tính đến 2019) 676.000 người
Mật độ dân số 30.506 người/km2
Đơn vị hành chính trực thuộc 16 phường
Biển số xe 59-V1-V2-V3; 50-V1
Trụ sở UBND 332 Đường Quang Trung, phường 10, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Website govap.hochiminhcity.gov.vn

 

1.1. Lịch sử hình thành

Theo bản đồ Sài Gòn – Gia Định được lập năm 1815, địa danh Gò Vấp thuộc địa phận Hanh Thông Xã, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đến năm 1911, tỉnh Gia Định được chia làm 4 quận: Thủ Đức, Gò Vấp, Hóc Môn và Nhà Bè. Lúc bấy giờ, quận Gò Vấp bao gồm 3 tổng (Dương Hòa Thượng, Bình Trị Hạ, Bình Trị Thượng) và 37 làng trực thuộc. 

quận gò vấp thành phố hồ chí minh
Địa danh Gò Vấp trên bản đồ tỉnh Gia Định cũ

Ngày 09/05/1975, Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn – Gia Định ra quyết định giải thể quận Gò Vấp. Đến ngày 20/05/1976, địa giới hành chính thành phố được sắp xếp lần hai và thành lập các quận Gò Vấp, Bình Thạnh. Theo đó, quận Gò Vấp được tái lập trên cơ sở sáp nhập quận Thông Tây Hội và quận Hạnh Thông cũ. 

Ngày 02/07/1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Gò Vấp cũng trở thành một trong các quận nội thành trực thuộc TP.HCM. Địa bàn quận Gò Vấp lúc này bao gồm 3 phần đất của các xã An Nhơn, Hạnh Thông và Thông Tây Hội, được chia thành 17 phường (đánh số từ 1 – 17). Đến năm 2006, quận Gò Vấp có sự điều chỉnh địa giới (theo Nghị định số 143/2006/NĐ-CP của Chính phủ) thành 16 phường như hiện nay. 

1.2. Vị trí địa lý

Quận Gò Vấp nằm trong vành đai phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc ngay cửa ngõ kết nối trung tâm thành phố với các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh. Vậy trên bản đồ quận Gò Vấp gần quận nào hiện nay? 

  • Phía Đông giáp với quận Bình Thạnh;
  • Phía Tây và phía Bắc giáp với Quận 12 (ranh giới là kênh Tham Lương – Bến Cát –  Nước Lên);
  • Phía Nam giáp với các quận Phú Nhuận và Tân Bình. 
quận gò vấp gần quận nào
Vị trí địa lý của quận Gò Vấp trên bản đồ TP.HCM

Quận Gò Vấp có vị trí khá thuận tiện cho việc di chuyển, kết nối đến các khu vực trọng điểm của thành phố. Cụ thể:

  • Quận Gò Vấp đến sân bay Tân Sơn Nhất chỉ khoảng 2km;
  • Quận Gò Vấp đến bến xe miền Đông chỉ khoảng 5km;
  • Quận Gò Vấp đến ga Sài Gòn khoảng 6km;
  • Quận Gò Vấp đến trung tâm Quận 1 khoảng 10km.

Xét về mặt địa hình, Gò Vấp có quỹ đất khá lớn với địa hình chia thành 2 vùng riêng biệt. Vùng trũng thấp nằm dọc sông Bến Cát, thường bị ngập và nhiễm phèn nên năng suất cây trồng không cao. Vùng cao hơn thích hợp cho việc xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp, chiếm phần lớn diện tích của quận. Quá trình đô thị hóa của phần đất này cũng diễn ra nhanh chóng và được đầu tư mạnh mẽ. 

1.3. Diện tích và dân số

Từ những năm 80, quận Gò Vấp đã được đánh giá là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa cao. So với các quận nội thành TP.HCM, quận Gò Vấp còn sở hữu quỹ đất lớn 19,73 km2, thích hợp để đầu tư xây dựng các khu đô thị hiện đại. Chính bởi tốc độ đô thị hóa quá cao đã dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh chóng ở khu vực này. 

Theo cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến ngày 01/04/2019, tổng dân số của quận Gò Vấp là 676.889 người. Trong đó, dân số nam là 329.487 người (chiếm khoảng 48,68%) và dân số nữ là 347.412 người (chiếm khoảng 51,32%). 

Với kết quả này, Gò Vấp là một trong ba quận có tốc độ gia tăng dân số cao nhất của thành phố (sau quận Bình Tân và huyện Bình Chánh). Sau 10 năm phát triển (kể từ năm 2009), quy mô dân số của quận Gò Vấp đã tăng thêm 154.089 người, bình quân mỗi năm tăng 2,62%. Mật độ dân số của quận là 34.308 người/km2.

Tại quận Gò Vấp, dân tộc Kinh đang chiếm đa số với tỷ lệ 98,54%. Các dân tộc còn lại chiếm 1,46% trên tổng dân số của toàn quận.

1.4. Quận Gò Vấp có bao nhiêu phường?

Theo Nghị định số 143/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, quận Gò Vấp được chia thành 16 phường trực thuộc như sau:

Phường Diện tích (km²) Dân số năm 2019 (người) Mật độ dân số (người/km2)
Phường 1 0,59 22.000 37.288
Phường 3 1,45 30.769 21.220
Phường 4 0,37 13.272 35.870
Phường 5 1,59 52.053 32.738
Phường 6 1,65 34.050 20.636
Phường 7 0,97 32.270 33.268
Phường 8 1,17 30.158 25.776
Phường 9 0,84 36.226 43.126
Phường 10 1,65 45.872 27.801
Phường 11 1,22 54.522 44.690
Phường 12 1,44 55.779 38.735
Phường 13 0,86 22.512 26.177
Phường 14 2,10 51.792 24.663
Phường 15 1,43 29.747 20.802
Phường 16 1,28 52.156 40.747
Phường 17 1,17 51.950 44.402

 

Bên dưới phường còn được chia ra thành 186 khu phố và 1.436 tổ dân phố. Trụ sở Ủy ban nhân dân và nhiều cơ quan hành chính quan trọng khác của quận được đặt ở phường 10. 

Bản đồ các phường quận Gò Vấp
Bản đồ các phường quận Gò Vấp

>>> Nếu bạn đang tìm thuê văn phòng, hãy xem ngay: 1500+ tòa nhà cho thuê văn phòng TPHCM

2. Bản đồ hành chính quận Gò Vấp TPHCM

Thông qua bản đồ các phường quận Gò Vấp, người dân có thể biết được chính xác vị trí, quy mô của từng đơn vị hành chính trực thuộc quận. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng để tiến hành các hoạt động: mua bán nhà đất, đầu tư bất động sản hay thuê văn phòng,… 

Dưới đây là bản đồ hành chính quận Gò Vấp TP.HCM được cập nhật mới nhất hiện nay:

Bản đồ hành chính quận Gò Vấp
Bản đồ hành chính quận Gò Vấp, TP.HCM

3. Bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp mới nhất

Gò Vấp là một quận nội thành trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, được chia thành 16 phường với quy mô diện tích và dân số khác nhau. Với quỹ đất rộng lớn, đây còn được xem là khu vực có tiềm năng phát triển với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ. 

Theo bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp, nơi đây được định hướng chia thành 2 cụm đô thị, đi cùng với đó là 4 khu vực chính. Cụ thể như sau:

Phương án quy hoạch Cụm 1 – quận Gò Vấp:

Theo bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp, cụm 1 sẽ là nơi tập trung các khu vực được định hướng trở thành vị trí trung tâm của quận trong tương lai. Cụ thể:

– Khu vực 1: Bao gồm các phường 1, 3, 4, 5 và 7 thuộc quận Gò Vấp. Các phường này được định hướng quy hoạch để trở thành khu đô thị chỉnh trang, nằm dọc theo các tuyến đường lớn như: Phạm Văn Đồng, Dương Quảng Hàm,… Trung tâm của đô thị sẽ được chuyển đổi từ đất quốc phòng. 

– Khu vực 2: Bao gồm các phường 6, 10 và 17, được định hướng trở thành khu vực trung tâm của quận – nơi tập trung các trung tâm hành chính, văn hóa quan trọng. Diện mạo của khu vực này cũng sẽ được nâng cấp, tạo nên trung tâm đô thị hiện đại với nhiều tiện ích thương mại, dịch vụ đa dạng. 

Cụm 1 quy hoạch chịu ảnh hưởng bởi sân bay Tân Sơn Nhất, do đó trong bản đồ quy hoạch cũng đưa ra quy định hạn chế về chiều cao các công trình. 

Phương án quy hoạch Cụm 2 – quận Gò Vấp:

Theo thông tin bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp, cụm 2 sẽ bao gồm các khu vực 3 và 4, được định hướng phát triển thành các khu đô thị mới. Do không chịu ảnh hưởng bởi sân bay Tân Sơn Nhất nên các dự án tại đây sẽ không giới hạn về chiều cao xây dựng. 

– Khu vực 3: Khu vực này bao gồm các phường 11, 13, 15 và 16, được định hướng phát triển thành khu đô thị mới. Trong đó, trung tâm của đô thị sẽ được đặt tại phường 15. Với nhiều thay đổi mới, khu vực này hứa hẹn sẽ mang đến một diện mạo hoàn toàn khác cho quận Gò Vấp, đồng thời phát triển mạnh mẽ và vượt bậc. 

– Khu vực 4: Bao gồm các phường 8, 9 và 12, được đánh giá có mức độ phát triển khó hình dung nhất của quận. Do vậy, nhằm giúp nâng cao tốc độ phát triển của khu vực, nhiều hạng mục đầu tư xây dựng sẽ được triển khai. Từ đó hình thành các khu dân cư mới. 

Dưới đây là bản đồ quy hoạch chi tiết của quận Gò Vấp mới nhất:

Bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp
Bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp mới nhất

>>> Xem thêm: Bản đồ Việt Nam

4. Bản đồ giao thông quận Gò Vấp

UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép điều chỉnh bản đồ giao thông quận Gò Vấp với một loạt các tuyến đường, bao gồm:

– Các tuyến giao thông đường bộ có chức năng đối ngoại, kết nối quận Gò Vấp với các quận lân cận như: đường Phạm Văn Đồng, đường Hoàng Minh Giám, đường dọc tuyến đường sắt, tuyến đường trên cao số 4 dọc theo hành lang đường T5.

– Các tuyến giao thông đường bộ vừa đảm nhận chức năng đối ngoại, vừa đảm nhận chức năng đối nội như: đường Nguyễn Oanh, đường Quan Trung, đường Nguyễn Kiệm, đường Dương Quảng Hàm.

Dưới đây là bản đồ giao thông quận Gò Vấp được cập nhật mới nhất hiện nay:

Bản đồ giao thông quận Gò Vấp
Bản đồ giao thông quận Gò Vấp chi tiết nhất

5. Những địa điểm nổi bật tại quận Gò Vấp, TP.HCM

Quận Gò Vấp được biết đến là một trong những quận có tốc độ đô thị hóa cao nhất tại TP.HCM. Bên cạnh được đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông hiện đại, bản đồ Gò Vấp còn thu hút người dân và du khách với nhiều “tọa độ” nổi bật như:

5.1. Siêu thị Emart Gò Vấp

Emart là chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu tại Hàn Quốc, được thành lập vào năm 1993. Thương hiệu này mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam vào năm 2015 với Đại siêu thị đầu tiên là Emart Gò Vấp, tọa lạc tại mặt tiền đường Phan Văn Trị. Được xây dựng với quy mô rộng lớn cùng không gian thiết kế hiện đại, Emart mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm, ăn uống và giải trí hoàn hảo. Đây cũng được biết đến là một trong những địa điểm “check-in” lý tưởng của giới trẻ Sài Thành hiện nay. 

Địa chỉ: Số 366 Phan Văn Trị, phường 5, Quận Gò Vấp.

Giờ mở cửa: 07:30 – 22:30

Siêu thị Emart Gò Vấp
Siêu thị Emart Gò Vấp có quy mô rộng lớn và thiết kế hiện đại

5.2. Công viên Gia Định

Công viên Gia Định là một trong những công viên có quy mô lớn nhất tại TP.HCM (khoảng 32 ha đất). Nơi đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” của thành phố, góp phần mang đến không gian xanh mát giữa lòng Sài Gòn năng động, nhộn nhịp. Mặt chính của công viên nằm ngay mặt tiền đường Hoàng Minh Giám, quận Gò Vấp. Các mặt còn lại nằm trên các tuyến đường Nguyễn Kiệm, Hồ Văn Huê, rất thuận tiện để cư dân thành phố ghé đến mỗi dịp cuối tuần. 

Công viên Gia Định
Công viên Gia Định là điểm đến thu hút rất nhiều cư dân thành phố

Phần lớn mọi người khi đến đây đều là để tận hưởng bầu không khí trong lành, tản bộ và trò chuyện cùng nhau hay tập luyện thể dục, thể thao,… Tại đây còn có khu vui chơi dành cho trẻ em, giúp các bé thỏa sức trải nghiệm và khám phá. 

5.3. Miếu nổi Phù Châu

Miếu nổi Phù Châu (hay Phù Châu Miếu) là ngôi miếu đã có hơn 300 năm tuổi, nằm trên con sông Vàm Thuật thuộc phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM. Công trình kiến trúc này không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng mà còn hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo, cổ kính. Bên trong ngôi miếu là hàng trăm tượng Phật lớn nhỏ được điêu khắc một cách tỉ mỉ, trang trọng. Du khách muốn đến được miếu nổi Phù Châu phải di chuyển bằng đò. Đây cũng được xem là cơ hội để du khách có thể ngắm nhìn cảnh sắc sông nước yên bình ngay giữa lòng Sài Gòn. 

Miếu nổi Phù Châu
Miếu nổi Phù Châu linh thiêng có tuổi đời 300 năm

6. Lời kết

Có thể thấy, bản đồ quận Gò Vấp là phương tiện cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về vị trí, địa giới hành chính và giao thông của quận. Bên cạnh đó còn cho thấy tiềm năng mở rộng và phát triển các dự án đô thị của khu vực, giúp bạn ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây của Maison Office, bạn đã có được cho mình những thông tin hữu ích nhất!

Xem thêm bản đồ các quận huyện TPHCM:

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo