Maison Office

Quản trị văn phòng là gì? Học ở đâu, ra trường làm gì?

Theo dõi Maison Office trên
Tìm hiểu về ngành quản trị văn phòng

Quản trị văn phòng là một khía cạnh quan trọng của mọi tổ chức và doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp, nhu cầu nhân lực của ngành quản trị văn phòng cũng vì thế ngày một tăng cao. Vậy ngành quản trị văn phòng là gì? Có nên học về Office Administration hay không? Đâu là cơ hội việc làm cho ngành này sau khi ra trường? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

1. Quản trị văn phòng là gì?

Quản trị văn phòng (Office Administration) là ngành học liên quan đến việc thiết kế, triển khai thực hiện, theo dõi đánh giá và đảm bảo quá trình làm việc trong một văn phòng của một tổ chức luôn đạt năng suất và hiệu quả.

Ngành quản trị văn phòng là gì?

Ngành quản trị văn phòng là gì?

Một nhân viên thực hiện các công việc này thường được gọi là quản trị viên văn phòng hay quản lý văn phòng. Bất kể doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ, vị trí này vẫn luôn đóng vai quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. 

Tại Việt Nam, ngành Office Administration đã xuất hiện từ rất sớm nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Chương trình học của ngành này cũng được phát triển dựa trên những nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn.

2. Có nên học ngành quản trị văn phòng?

Văn phòng là bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức nào. Đây là trụ sở chính chịu trách nhiệm liên lạc, giao dịch với các khách hàng, đối tác bên ngoài, đồng thời cũng là nơi ra các quyết định quản lý quan trọng. Bên cạnh đó, văn phòng cũng là nơi diễn ra các hoạt động thu thập, xử lý thông tin, triển khai, theo dõi và đánh giá thực hiện các quyết định quản lý đã được ban hành. 

Nhu cầu tuyển dụng ngành quản trị văn phòng là rất thiết yếu hiện nay

Nhu cầu tuyển dụng ngành quản trị văn phòng là rất thiết yếu hiện nay

Đứng trước những yêu cầu về hội nhập và phát triển, nhu cầu tuyển dụng nhân sự được đào tạo về quản trị văn phòng (QTVP) ngày càng tăng cao trong các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, số lượng sinh viên ngành quản trị văn phòng tại Việt Nam chỉ mới dừng ở con số vài trăm cử nhân 1 năm. Chính điều này mang đến cơ hội việc làm rộng mở và tăng cao trong thời gian sắp tới. 

3. Tổng hợp các thông tin tuyển sinh ngành quản trị văn phòng

Có thể thấy, nhu cầu việc làm của ngành QTVP là luôn luôn cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên để chắc chắn hơn có nên học ngành này hay không, hãy cùng tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến việc tuyển sinh ngành QTVP dưới đây!

Quản trị văn phòng học những môn gì?

“Ngành quản trị văn phòng học những môn gì?” – Đây chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm khi tìm hiểu về chuyên ngành đào tạo này. Hiện nay, để đảm bảo chất lượng đầu ra cho sinh viên và đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, hầu hết các trường đều có khung chương trình chuẩn. Cụ thể như sau:

Khung chương trình đào tạo Chi tiết các học phần
Các môn thuộc kiến thức chung – Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1, 2

– Tư tưởng Hồ Chí Minh

– Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

– Tin học cơ sở

– Ngoại ngữ cơ sở 1, 2

– Tiếng Anh cơ sở 1, 2

– Tiếng Nga cơ sở

– Tiếng Pháp cơ sở

– Tiếng Trung cơ sở

Các môn thuộc học phần bắt buộc – Phương pháp nghiên cứu khoa học

– Đại cương về quản trị kinh doanh

– Khoa học quản lý đại cương

– Quản lý nguồn nhân lực

– Các lý thuyết quản trị

– Cơ sở văn hóa Việt Nam

– Lịch sử văn minh thế giới

– Logic học đại cương

– Nhà nước và pháp luật đại cương

– Tâm lý học đại cương

– Nhập môn QTVP

– Tổ chức văn phòng

– Tổ chức quản lý công tác văn thư – lưu trữ

– Phương pháp soạn thảo văn bản

– Nghiệp vụ văn thư – lưu trữ

– Nghiệp vụ tham mưu, tổng hợp

Các môn thuộc học phần tự chọn – Kỹ năng giao tiếp

– Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

– Tổ chức sự kiện trong văn phòng

Lễ tân văn phòng

– …

Thực tập – Lý luận về QTVP

– Thực tập tốt nghiệp

– Khóa luận tốt nghiệp

– Học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

– Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính – văn phòng

Các khối thi ngành quản trị văn phòng

Ngành Quản trị văn phòng có mã là 734006, trong đó các khối xét tuyển bao gồm:

Khối A00: Toán, Lý, Hóa; 

Khối C00: Văn, Sử, Địa; 

Khối A01: Toán, Lý, Tiếng Anh; 

Khối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh;

Điểm chuẩn ngành quản trị văn phòng

Điểm chuẩn ngành quản trị văn phòng cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, ngành này có điểm chuẩn tương đối cao so với một số ngành học khác, cụ thể điểm chuẩn dao động từ 20 – 30 điểm. Tùy từng trường hợp, từng tổ hợp môn thi mà điểm số sẽ có sự chênh lệch, tuy nhiên sẽ không quá nhiều. 

4. Ngành quản trị văn phòng học ở đâu?

Ngành quản trị văn phòng đã xuất hiện từ khá sớm tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, tổ chức. Hiện nay, ngành học này được đào tạo tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng cho đến các cơ sở đào tạo khác nhau. Tùy quy định của mỗi trường mà ngành này có thể chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ hơn như: quản trị hành chính – văn phòng, quản trị hành chính công,…

Hầu hết các trường đại, học khối ngành kinh tế đều có đào tạo ngành học này. Điểm chuẩn đầu vào của mỗi trường sẽ có sự chênh lệch nhất định. Do vậy bạn cần tham khảo kỹ thang điểm chuẩn của mỗi trường trước khi ra quyết định lựa chọn. 

Ngành quản trị văn phòng học ở đâu?

Việt Nam hiện có rất nhiều trường, cơ sở đào tạo ngành quản trị văn phòng

Dưới đây là một số trường, cơ sở đào tạo có ngành học QTVP mà bạn có thể tham khảo: 

Khu vực miền Bắc

Dưới đây là các trường đào tạo Office Administration tại khu vực miền Bắc:

– Đại học Nội vụ Hà Nội (DNV).

– Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU).

– Đại học Thương mại (TMU).

– Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI).

– Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội (VNU Hanoi-USSH).

– Đại học Thành Đô (TDU).

Học viện Quản lý giáo dục (NAEM).

– Đại học Phương Đông (DPD).

– … 

Khu vực miền Trung

Một số trường đào tạo ngành QTVP tại khu vực miền Trung như:

– Đại học Nội vụ phân hiệu Quảng Nam.

– Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng (DUE).

– Đại học Kinh tế – ĐH Huế (HCE).

– Đại học Đông Á (DDA). 

– … 

Khu vực miền Nam

Những trường đại học có tổ chức đào tạo ngành QTVP chất lượng tại khu vực miền Nam phải kể đến: 

Đại học Nội vụ phân hiệu TPHCM.

Đại học Sài Gòn (SGU).

Đại học Hoa Sen (HSU).

Đại học Văn Hiến (VHU).

Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU).

Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF).

Đại học Lao động – Xã hội cơ sở phía Nam.

– Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia TPHCM (VNUHCM-USSH). 

… 

5. Ngành quản trị văn phòng làm gì sau khi ra trường?

Như vậy, ta đã cùng tìm hiểu ngành quản trị văn phòng là gì cùng những thông tin liên quan đến ngành học này. Thế nhưng chưa dừng lại ở đó, để định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng, bạn cũng cần biết được học xong ngành quản trị văn phòng ra làm gì hiện nay. 

Đúng như tên gọi, những sinh viên ngành quản trị văn phòng thường tiếp nhận vị trí chuyên môn là quản trị viên văn phòng. Vị trí này đảm nhận các công việc liên quan đến hành chính, văn thư, giúp doanh nghiệp, tổ chức triển khai công việc văn phòng một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, quản trị viên văn phòng còn thể hỗ trợ các công việc như: sắp xếp hồ sơ, triển khai các nghiệp vụ kế toán, bảng lương, sắp xếp công việc cho cấp trên,… 

Ngành quản trị văn phòng làm gì sau khi ra trường?

Vị trí việc làm cho ngành QTVP rất đa dạng

Sau khi tốt nghiệp ngành học này, bạn cũng có thể ứng tuyển tại nhiều vị trí khác nhau trong cơ quan nhà nước hay tổ chức xã hội, cụ thể như:

Thư ký tổng hợp;

Quản trị viên hành chính văn phòng;

– Nhân viên văn thư – lưu trữ;

–  Trợ lý hành chính cho các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý;

–  Cán bộ quản lý và điều hành các hoạt động văn phòng;

–  Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành: Quản trị văn phòng, Quản trị hành chính – văn phòng, Quản trị hành chính công,…

Ngoài ra, để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực quản trị văn phòng, bạn còn có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn. 

6. Mức lương của ngành quản trị văn phòng

Có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng quản trị viên văn phòng là rất phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay. Nhìn chung, mức lương cơ bản cho ngành này khá cao, tuy nhiên sẽ có sự chênh lệch nhất định tuỳ vào cấp bậc, kinh nghiệm và chuyên môn. Cụ thể:

Với những bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, mức lương cơ bản thường dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng,

Với những ai đã có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm trong ngành, mức lương cơ bản sẽ tương đối cao từ 8 – 12 triệu đồng/tháng, tuỳ thuộc vào năng lực.

Khi bạn đã có thâm niên trong ngành và kinh nghiệm từ 3 – 5 năm trở lên, lúc này cơ hội thăng tiến lên cấp quản lý là cực kỳ cao. Mức lương theo đó cũng tăng vượt bậc, có thể dao động từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.

7. Những kỹ năng, tố chất cần có để theo đuổi ngành quản trị văn phòng

Không chỉ riêng ngành quản trị văn phòng mà bất cứ chuyên ngành nào cũng đòi hỏi ở ứng viên những kỹ năng, tố chất nhất định. Vậy đâu là kỹ năng và tố chất cần có để theo đuổi ngành QTVP?

Kỹ năng giao tiếp tốt

Với một quản trị viên văn phòng, kỹ năng giao tiếp tốt và hiệu quả là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, cấp trên cũng như các khách hàng, đối tác bên ngoài. Theo đó, bạn phải giữ được tác phong chuyên nghiệp, luôn luôn lịch sự và thân thiện trong mọi tình huống. Ngoài ra, khả năng lắng nghe cũng là một phần quan trọng của giao tiếp tốt, giúp bạn nắm bắt chính xác những thông tin quan trọng để đưa ra phản hồi hiệu quả. 

Quản trị viên văn phòng cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Quản trị viên văn phòng cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Kỹ năng sắp xếp công việc

Một quản trị viên văn phòng thường rất bận rộn khi phải xử lý nhiều công việc, giấy tờ khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả. Hãy sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên và tập trung giải quyết chúng một cách tuần tự. 

Nếu không biết sắp xếp công việc một cách khoa học, bạn sẽ rất khó có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống thường ngày. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc được giao.

Kỹ năng làm việc độc lập và tự nghiên cứu

Đây được xem là một trong những tố chất quan trọng của người làm quản trị văn phòng. Theo đó, bạn phải có khả năng tự đặt mục tiêu, lên kế hoạch và thực hiện công việc mà không cần sự giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, kỹ năng quản lý thời gian và tài nguyên là cần thiết để hoàn thành công công việc với hiệu suất cao. 

Khối lượng công việc văn phòng khá lớn cũng đòi hỏi bạn phải tự mình tìm kiếm và thu thập thông tin một cách hiệu quả. Với khả năng tự nghiên cứu tốt, bạn có thể tự tin đối mặt với các thách thức và giải quyết chúng một cách tốt nhất. 

Kỹ năng về tin học văn phòng

Để làm việc hiệu quả trong môi trường văn phòng thì việc thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng là điều tất yếu. Bởi hầu hết các công việc văn phòng đều được thực hiện trên máy tính với sự hỗ trợ của các phần mềm, ứng dụng. Do vậy, bạn cần nắm chắc cách sử dụng các ứng dụng tin học cơ bản như: Word, Excel, Powerpoint, Outlook, v.v.

Quản trị viên văn phòng phải thành thạo kỹ năng tin học

Quản trị viên văn phòng phải thành thạo kỹ năng tin học

Tùy thuộc vào tính chất công việc của từng vị trí mà các ứng viên sẽ cần học thêm một vài ứng dụng khác như: Photoshop, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý công việc, v.v. 

Cẩn thận và tỉ mỉ 

Cuối cùng nhưng quan trọng không kém là tính cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc. Khi đảm nhận các vị trí trong ngành QTVP, bạn sẽ phải thực hiện nhiều công việc liên quan đến hồ sơ, giấy tờ và các con số. Điều này đòi hỏi ở bạn sự tỉ mỉ, cẩn thận nhằm tránh các sai sót ảnh hưởng đến chất lượng công việc. 

8. Lời kết

Maison Office đã vừa giúp bạn tìm hiểu ngành quản trị văn phòng là gì cũng như các thông tin tuyển sinh liên quan đến chuyên ngành này. Có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng và cơ hội phát triển của các vị trí quản trị văn phòng là rất tiềm năng trong các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn định hướng ngành học phù hợp và thành công trong tương lai. Đừng quên theo dõi Maison Office để có thêm nhiều thông tin hữu ích!

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo