Maison Office

15 Văn Phòng Làm Việc Tuyệt Đẹp Của Các Startup

Theo dõi Maison Office trên
văn phòng làm việc Startup 1

Bạn đã từng choáng ngợp trước sự rộng lớn của văn phòng công ty Google? Bạn nghĩ rằng chẳng nơi nào trên quả đất này trụ sở làm việc thứ hai nào đẹp đến như vậy. Bạn sẽ phải suy nghĩ lại vì còn có doanh nghiệp khác sẵn sàng “chiều chuộng” nhân viên của mình bằng những công trình cũng đẹp đẽ và hoành tráng chẳng kém.

Hãy cùng Maison Office tham quan và tìm hiểu 15 văn phòng startup tuyệt đẹp trong bài viết dưới đây.

> Khám phá văn phòng làm việc sáng tạo của Google; 10 Xu hướng thiết kế nội thất văn phòng; 30 Ý tưởng trang trí văn phòng làm việc

1. Quirky

Quirky là một doanh nghiệp còn non trẻ khi mới đi vào hoạt động từ năm 2009. Điểm đặc biệt của Quirky so với các doanh nghiệp khác là việc họ cung cấp ra thị trường những sản phẩm độc đáo, mới lạ và vô cùng thú vị dựa trên chính những ý tưởng mà khách hàng gửi đến.

văn phòng startup Quirky 1

văn phòng startup Quirky 2

văn phòng startup Quirky 3

Sự sáng tạo luôn là tiêu chí hàng đầu mà doanh nghiệp muốn gửi gắm tới công chúng. Chẳng vậy là không gian làm việc của công ty này cũng được thổi vào trong đó tinh thần cốt lõi kể trên.

Tận dụng tầng 2 của một kho chứa hàng cũ kỹ tại phía Tây Manhattan, New York, văn phòng của Quirky hiện lên với chất riêng mà chẳng thể nào lẫn được ở bất kỳ địa điểm nào khác.

2. Foursquare

Có ai mà không muốn thử một lần “check-in” ở không gian bên trong văn phòng công ty Foursquare cơ chứ? Vâng, chúng ta luôn mặc định với nhau rằng: Khu vực làm việc thì chỉ có bàn ghế, máy tính được đóng khung trong 4 bức tường trắng đơn điệu.

văn phòng startup Foursquare 1

văn phòng startup Foursquare 2

Khi tới Foursquare New York, bạn sẽ phải ngay lập tức thay đổi suy nghĩ của mình, vì không gian mà bạn đang chiêm ngưỡng chẳng khác nào quán cafe gần nhà mà hằng ngày bạn hay lui tới.

> Top văn phòng chia sẻ đẹp nhất hiện tại

3. Spotify

Công ty cung cấp ứng dụng nghe nhạc đình đám Spotify sở hữu cho mình văn phòng làm việc khiến cả Thế giới phải kinh ngạc.

văn phòng startup Spotify 1

văn phòng startup Spotify 2

văn phòng startup Spotify 3

Sự rộng lớn, thoáng đãng trong không gian làm việc xen kẽ với khu vực vui chơi, giải trí dành riêng cho nhân viên khiến ai trong chúng ta khi nhìn vào cũng khao khát rằng: Mình được một lần trở thành nhân viên của Spotify.

4. Etsy

Etsy là công ty nổi tiếng chuyên cung cấp các sản phẩm handmade với thiết kế đẹp mắt. Có lẽ cũng vì lý do đó mà trụ sở làm việc chính của Etsy cũng tràn ngập màu sắc và sự ấm áp.

văn phòng startup Etsy 1

văn phòng startup Etsy 2

Tông màu ấm nóng được hiện hữu xuyên suốt trong hệ thống bàn ghế nội thất văn phòng.

5. Gawker

Gawker là một doanh nghiệp được thành lập bởi Nick Denton và Elizabeth Spiers. Trang blog nổi tiếng cùng tên do công ty quản lý chuyên cung cấp các tin tức cập nhật nóng nhất về làng giải trí nước Mỹ.

văn phòng startup Gawker 1

văn phòng startup Gawker 2

Có thể bạn sẽ nhận ra một chút không khí mang hơi hướng của bộ phim “Ma trận” khi nhìn vào văn phòng làm việc của Gawker.

6. Evernote

Ứng dụng quản lý công việc của Evernote đã khiến cho cuộc sống của bạn và tôi trở nên dễ dàng hơn. Và văn phòng làm việc của doanh nghiệp này cũng làm cho nhiều người trong chúng ta phải choáng ngợp về không gian kiến trúc bên trong.

văn phòng startup Evernote 1

văn phòng startup Evernote 2

văn phòng startup Evernote 3

Bạn sẽ tìm thấy 2 điều trong trụ sở làm việc này: Biểu tượng “con voi” nổi tiếng của Evernote và các chậu cây xương rồng bố trí hai bên hành lang công ty.

7. Moo.com

Moo.com là công ty chuyên cung cấp các loại business card (danh thiệp) nổi tiếng trên Thế giới.

văn phòng startup moo.com 1

văn phòng startup moo.com 2

Với tinh thần của một start-up thiết kế thực thụ, Moo.com cũng cố gắng truyền tải nét văn hóa tối giản nhưng tràn ngập màu sắc bên trong văn phòng làm việc của mình tới với công chúng.

8. BuzzFeed

BuzzFeed là trang thông tin với sứ mệnh kết nối những người có chung niềm quan tâm, sở thích về làng giải trí và người nổi tiếng.

văn phòng startup Buzzfeed 1

văn phòng startup Buzzfeed 2

Điều bạn nhận thấy bên trong trụ sở làm việc của BuzzFeed là khu căng-tin rộng lớn và những bức tường vàng (màu sắc thương hiệu của BuzzFeed) rộng lớn.

9. Basecamp

Basecamp là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có trụ sở ở Chicago, Hoa Kỳ.

văn phòng startup Basecamp 1

văn phòng startup Basecamp 2

Văn phòng làm việc của Basecamp vô cùng độc đáo với lối kiến trúc dễ làm bạn liên tưởng tới hình ảnh sảnh khách sạn rộng lớn và sang chảnh.

10. Outbrain

Outbrain là một doanh nghiệp cung cấp các giải pháp Marketing trên nền tảng kỹ thuật số. Trụ sở làm việc của công ty tại New York là một công trình nhiều màu sắc do nhà kiến trúc sư nổi tiếng Sofia Maldonado thiết kế.

văn phòng startup Outbrain 1

văn phòng startup Outbrain 2

Những đồ nội thất màu trắng, sáng dịu kết hợp với các chùm đèn đỏ, xanh, vàng rực rỡ đem lại nhiều sức sống cho khu vực văn phòng.

11. Path

Khi đến với văn phòng của Path – một doanh nghiệp phát triển phần mềm chia sẻ ảnh và tin nhắn trên ứng dụng di động – bạn như chìm đắm trong một không gian rộng lớn thoáng đãng. Doanh nghiệp đã tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên từ môi trường bên ngoài thông qua không chỉ một mà là rất nhiều các khung kính cửa sổ lớn.

văn phòng startup Path 1

văn phòng startup Path 2

Thậm chí, bạn còn có cơ hội được ngồi trong một chiếc booth điện thoại mang hơi hướng hoài cổ khi tới thăm quan văn phòng làm việc của Path nữa.

12. Pinterest

Chẳng ai mà không biết tới ứng dụng chia sẻ ảnh Pinterest, nhưng không mấy người có cơ may được chiêm ngưỡng trụ sở làm việc của doanh nghiệp này. Nếu vận may mỉm cười với bạn, bạn đã có thể tận mắt ngắm nhìn một không gian kiến trúc theo hơi hướng tối giản tại văn phòng mới của Pinterest tại San Francisco.

văn phòng startup Pinterest 1

văn phòng startup Pinterest 3

văn phòng startup Pinterest 2

Ấn tượng của bạn khi tham quan tại đây chắc chắn là những chiếc bàn nội thất được làm bằng gỗ và rất rất nhiều cửa kính xung quanh khu vực làm việc.

13. Dropbox

Những hình ảnh ở phía dưới khiến bạn liên tưởng tới điều gì? Sảnh nhà chờ của một tòa khách sạn hạng sang? Một góc của một tòa villa? Thực ra, đó chính là những hình ảnh được chụp từ văn phòng làm việc của Dropbox.

văn phòng startup Dropbox 1

văn phòng startup Dropbox 3

văn phòng startup Dropbox 2

Kiến trúc trong trụ sở Dropbox được thiết kế theo phong cách hiện đại, giản đơn và trang nhã nhưng không thiếu những nét độc đáo và thú vị riêng.

14. Birchbox

Khởi nguồn là ước mơ của 2 người phụ nữ tại New York, Birchbox sớm trở thành một trong những “kỳ lân” phát triển với tốc độ phi mã. Qua bàn tay thiết kế của công ty kiến trúc Design 3, văn phòng Birchbox hiện lên thật rực rỡ và tràn đầy sức sống. Điều mà nhà lãnh đạo công ty muốn gửi gắm tới nhân viên của mình là khiến họ cảm nhận văn phòng làm việc như căn nhà thứ 2 của mình.

văn phòng startup Birchbox 1

văn phòng startup Birchbox 2

Đó là lý do vì sao các phòng làm việc của Birchbox được đặt với những cái tên “khá thân thương” với phong cách nội thất riêng biệt như: “Phòng khách” (Living Room), “Phòng trưng bày” (Gallery),…

15. Zazzle

Cái tên cuối cùng trong bảng danh sách nhưng không kém phần quan trọng, đó chính là Zazzle. Zazzle là một doanh nghiệp bán lẻ thời trang nhưng có cách kinh doanh vô cùng khác biệt.

Thay vì tung ra những mẫu thời trang thường kỳ theo mùa một cách truyền thống, doanh nghiệp để khách hàng tự do định hướng lựa chọn thông qua việc tự thiết kế và upload ảnh trực tiếp lên website của doanh nghiệp.

văn phòng startup Zazzle 1

văn phòng startup Zazzle 3

văn phòng startup Zazzle 2

Với trụ sở rộng tới 8000 m2, qua bàn tay nhào nặn của công ty thiết kế Studio O+A, tinh thần của một doanh nghiệp trẻ dường như chất chứa trong từng chiếc bàn, chiếc ghế nội thất, hay qua từng bức giấy dán tường ở sảnh chính của văn phòng làm việc công ty.

Vào buổi sáng, dường như các nhân viên không cần thiết phải bật đèn điện để làm việc, vì bốn bề quanh tòa nhà đều là những khung cửa kính lớn với ánh sáng mặt trời tiếp nhận từ bên ngoài tòa nhà.

Tham khảo thêm: Văn phòng công ty công nghệ, IT; Văn phòng công ty Bất động sản; Văn phòng công ty Tài chính; Văn phòng công ty Du lịch; Văn phòng công ty Luật

5 Mẹo lựa chọn văn phòng phù hợp cho Start-up

Có thể nói địa điểm văn phòng làm việc cũng là một trong những yếu tố quan trọng có thể quyết định thành bại của một doanh nghiệp Startup còn non trẻ.

Tuy nhiên, việc lựa chọn đại bản doanh phù hợp không phải là điều đơn giản. Dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi giúp quá trình lựa chọn của bạn thêm đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh doanh nghiệp hiện tại.

1. Mô hình hoạt động và văn hóa doanh nghiệp

Loại hình kinh doanh chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định diện tích văn phòng mà doanh nghiệp bạn gắn bó trong thời gian tới là bao nhiêu. Giả dụ, công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến, rõ ràng cần phải có diện tích văn phòng thật lớn để có đủ chỗ đặt hệ thống máy móc hay dây truyền sản xuất đồ sộ.

Còn ngược lại, nếu doanh nghiệp bạn là một Startup công nghệ chính gốc, diện tích khu vực làm việc có thể không cần quá lớn, nhưng nhất định nó phải có đường truyền Internet tốc độ cao và ổn định.

mô hình hoạt động và văn hóa doanh nghiệp

Bạn cũng có thể tìm kiếm những địa điểm văn phòng phù hợp với hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp đang xây dựng. Một doanh nghiệp gồm toàn những con người trẻ, năng động sáng tạo thì rất thích hợp để làm việc trong môi trường mở như Co-Working Space.

Một doanh nghiệp về tài chính, kiểm toán thì nên lựa chọn mô hình văn phòng truyền thống, có không gian riêng tư và đảm bảo tính bảo mật về hệ thống thông tin cao hơn.

Có rất nhiều lựa chọn dành cho những doanh nghiệp khởi nghiệp còn non trẻ. Nếu bạn cần sự trợ giúp trong quá trình phát triển doanh nghiệp, những văn phòng dưới dạng “vườn ươm” (incubator) là địa điểm bạn nên cân nhắc khi bắt đầu khởi nghiệp.

> 10 Điều về văn hóa doanh nghiệp bạn cần biết

2. Các điều khoản thuê văn phòng

Bạn có thể tính toán chi ly tất cả các khoản thu – chi mà doanh nghiệp có thể phát sinh theo tháng (hoặc theo quý), nhưng thực sự rất khó để những bản kế hoạch của bạn có thể đi theo đúng những gì đã vạch sẵn.

Vì thế, một bản cam kết thuê văn phòng lâu dài (kiểu ký hợp đồng 5 năm/lần chẳng hạn) sẽ không phù hợp với những doanh nghiệp Startup. Trong trường hợp này, bạn nên tìm kiếm những địa điểm khác phù hợp hơn, như Co-Working Space, văn phòng ảo (serviced office space),…

Những địa điểm này cho phép người chủ doanh nghiệp được sử dụng văn phòng với thời gian thuê ngắn hạn (thường tính theo tháng), điều khoản thuê linh hoạt,…

3. Cơ sở vật chất văn phòng

Mỗi văn phòng lại có điều kiện cơ sở vật chất khác nhau, không đâu giống đâu. Một trong những điều bạn cần lưu tâm nhất khi đặt bút ký hợp thuê văn phòng, đó là việc xác định xem phí thuê mặt bằng đã bao gồm các khoản phí tiềm ẩn hay chưa và diện tích văn phòng mà doanh nghiệp bạn được phép sử dụng là bao nhiêu.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn quyết định lựa chọn Co-Working Space A để đóng đại bản doanh. Trong hợp đồng có cho phép bạn được sử dụng khu vực hội trường để tổ chức sự kiện. Ngoài ra, bạn còn được tận dụng khu vực canteen để ăn trưa và sinh hoạt giữa giờ. Công ty cũng được phép sử dụng khu đậu xe dưới tầng hầm.

Tất cả các Office Amenities – tiện ích văn phòng này đều được tính chung vào khoản chi phí thuê văn phòng mà doanh nghiệp hàng tháng phải trả.

Tất nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng được toàn quyền sử dụng tất cả hệ thống cơ sở vật chất mà chủ tòa nhà cung cấp. Trong nhiều trường hợp, bạn phải cân nhắc lựa chọn giữa những tiện ích ở văn phòng và số tiền phải trả cho chủ tòa nhà.

4. Chi phí

Việc tính toán chi phí thuê văn phòng hàng tháng là rất quan trọng để doanh nghiệp bạn có thể cân đối cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh những khoản phí tường minh như phí thuê văn phòng trả theo tháng, phí điện nước, phí sử dụng bãi đậu xe, bạn đừng quên những khoản phí tiềm ẩn (như phí bảo trì văn phòng chẳng hạn).

5. Sự thuận tiện khi di chuyển của nhân viên

Đừng quên rằng vị trí văn phòng cũng tác động tới quyết định gắn bó lâu dài của người nhân viên trong doanh nghiệp.

Nếu phần lớn người lao động trong doanh nghiệp đang cư trú ở khu vực ngoại thành mà trụ sở văn phòng bạn thuê lại nằm sâu trong nội thành, rất có nhiều khả năng bạn sẽ mất kha khá người nhân viên tài năng – Vì khoảng cách đi lại quá xa có thể là cản trở cho sự cống hiến của họ với doanh nghiệp.

sự thuận tiện khi di chuyển của nhân viên

Tựu trung, những khía cạnh bạn cần quan tâm khi đưa ra quyết định thuê văn phòng làm việc cho doanh nghiệp bao gồm: Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở vật chất, các điều khoản trong hợp đồng, vấn đề chi phí, cơ sở vật chất và sự thuận tiện khi di chuyển từ nhà tới cơ quan của đại bộ phận nhân viên trong văn phòng.

Để có thể đưa ra quyết định thuê văn phòng đúng đắn, bạn nên list ra những địa điểm bạn cho là phù hợp với doanh nghiệp mình nhất, tới trực tiếp địa điểm cho thuê rồi tự mình cảm nhận. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn đúng đắn trong việc lựa chọn nơi cư ngụ của doanh nghiệp mình trong tương lai. Chúc bạn thành công!

> Tham khảo dịch vụ thiết kế văn phòng công ty

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo