Maison Office

Mentorship là gì? Vai trò và quy trình xây dựng hiệu quả

Theo dõi Maison Office trên
Mentorship là gì

Mentorship không chỉ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cá nhân mà hơn thế còn trở thành một phần trong văn hóa doanh nghiệp của nhiều tổ chức. Vậy Mentorship là gì? Tại sao nên áp dụng chương trình cố vấn Mentorship? Cùng Maison Office theo dõi đến cuối bài viết để biết thêm cách xây dựng chương trình Mentorship hiệu quả!

1. Mentorship là gì?

Mentorship là quá trình tạo dựng mối quan hệ giữa một người có kinh nghiệm dày dặn, hiểu biết sâu sắc về một lĩnh vực cụ thể (gọi là Mentor) và một người có ít kinh nghiệm, chuyên môn hơn (gọi là Mentee).

Thông qua quá trình này, mentor hay người cố vấn sẽ dẫn dắt, định hướng và chia sẻ kinh nghiệm cho mentee để họ có thể học tập, phát triển năng lực và đạt được mục tiêu trong sự nghiệp. 

Khái niệm mentorship là gì

Mentorship là gì?

Mentor không nhất thiết phải là người có cấp bậc, chức danh cao hơn Mentee, song phải có đủ năng lực và chuyên môn để Mentee có thể học hỏi. 

Hiện nay, chương trình cố vấn (Mentorship Program hay Mentoring) đang được nhiều doanh nghiệp triển khai nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được kết nối với những chuyên gia cố vấn để có thể học học và tích lũy thêm kinh nghiệm. Với những lợi ích quan trọng mà nó mang lại, Mentorship Program đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển nhân viên, được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức, tập đoàn lớn trên thế giới. 

2. Tại sao nên áp dụng chương trình Mentorship?

Bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay cũng hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. Và Mentorship chính là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của doanh nghiệp. Không chỉ dừng ở chức năng đào tạo nhân viên, các chương trình Mentorship còn mang đến vô số những lợi ích quan trọng khác như: 

2.1 Giữ chân nhân viên, giảm tỷ lệ nghỉ việc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc giữ chân nhân viên có kỹ năng và chuyên môn cao đang trở thành thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp. Việc áp dụng chương trình Mentorship sẽ là cách thức mạnh mẽ giúp thúc đẩy sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức. 

Ưu điểm chương trình Mentorship

Triển khai chương trình Mentorship giúp giữ chân đội ngũ nhân tài

Thông qua chương trình Mentorship, các mentee không chỉ được đào tạo và phát triển năng lực mà hơn thế còn được định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Chính điều này khiến họ cảm thấy được quan tâm và coi trọng, từ đó gia tăng sự gắn bó với môi trường làm việc. 

Có thể thấy, nhờ có chương trình Mentorship, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc, giữ chân nhân tài và đảm bảo sự ổn định trong tổ chức. Bên cạnh đó, nó còn giúp cắt giảm đáng kể chi phí cho việc tuyển dụngđào tạo mới nhân sự

Tham khảo thêm: Kỹ năng mềm là gì? 10 kỹ năng mềm quan trọng trong công việc

2.2 Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển

Chương trình Mentorship tạo điều kiện lý tưởng để nhân viên phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn. Theo đó, các nhân viên sẽ có cơ hội học hỏi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm từ những chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực. Điều này giúp họ tiến bộ nhanh chóng và đóng góp hiệu quả hơn vào sự phát triển của tổ chức. Bằng cách này, doanh nghiệp cũng tạo dựng được một lực lượng lao động đa dạng và sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Lợi ích chương trình Mentorship

Chương trình cố vấn giúp tạo điều kiện để nhân viên phát triển

Chương trình cố vấn với mentor cũng giúp đa dạng hóa các hình thức đào tạo của doanh nghiệp. Bên cạnh các buổi training định kỳ hay thực hiện bài test năng lực, nhân viên có thể học hỏi, trau dồi kỹ năng cho bản thân thông qua việc xây dựng mối quan hệ với người cố vấn. 

Tìm hiểu ngay: Training là gì? Các hình thức training đào tạo nhân viên hiệu quả

2.3 Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và lãnh đạo

Mentorship Program góp phần xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực giữa các cấp bậc trong tổ chức bằng cách tạo điều kiện trao đổi, tương tác và học hỏi lẫn nhau. Chính điều này đã giúp phá bỏ những rào cản trong giao tiếp, gắn kết hơn đội ngũ nhân viên với các cấp lãnh đạo, quản lý. Điều này không chỉ giúp cải thiện sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau mà còn thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhóm làm việc trong tổ chức. Đây được xem là nền tảng giúp xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh. 

Vì nên xây dựng chương trình Mentorship

Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và lãnh đạo thông qua Mentorship

Tìm hiểu thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì

3. Các hình thức Mentorship phổ biến hiện nay

Như vậy ta đã cùng tìm hiểu Mentoring là gì và những lợi ích quan trọng mà chương trình cố vấn mang lại. Tiếp theo trong phần này, hãy cùng khám phá các hình thức Mentorship được áp dụng phổ biến hiện nay!

3.1 Cố vấn 1:1

Cố vấn 1:1 là hình thức cố vấn truyền thống, được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, 1 mentor giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ được ghép cặp với 1 mentee có ít kinh nghiệm nhằm giúp mentee cải thiện năng lực và đạt được mục tiêu cá nhân. Hình thức này giúp nhân viên dễ dàng tập trung cũng như có nhiều thời gian hơn để tương tác, trao đổi với cố vấn của mình. 

Các hình thức Mentorship

Hình thức cố vấn 1:1

3.2 Cố vấn ngang hàng

Hình thức này khá tương tự với cố vấn 1:1, song điểm khác biệt là cả hai bên đều ở cùng cấp độ công việc hoặc cùng mức độ chuyên môn. Họ có thể thay phiên nhau ở cả hai vai trò mentor và mentee để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. 

3.3 Cố vấn nhóm

Cố vấn nhóm là hình thức mà 1 mentor sẽ hướng dẫn một nhóm các mentee trong khoảng thời gian dài. Theo đó, các cuộc họp hoặc thảo luận nhóm sẽ thường được tổ chức nhằm cùng nhau trao đổi vấn đề, giải quyết thách thức, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Nhờ vậy mà kiến thức, kinh nghiệm thu thập được cũng sẽ rất đa dạng và hữu ích.

Hình thức Mentorship theo nhóm

Hình thức cố vấn theo nhóm

Tuy nhiên, hình thức cố vấn này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như khó thống nhất ý kiến giữa các thành viên hay sự chênh lệch về trình độ và khả năng tiếp thu. 

4. Mối quan hệ giữa mentor và mentee là gì?

Chương trình Mentorship có thể trở thành một trải nghiệm đáng giá cho cả người cố vấn lẫn người được cố vấn. Trong quá trình đó, họ có thể học hỏi lẫn nhau, khám phá những điều mới ở bản thân cũng như góp nhặt những yếu tố cần thiết để trở nên thành công hơn. Để chương trình được triển khai hiệu quả, cả mentor và mentee đều cần hiểu rõ vai trò cũng như mối quan hệ gắn kết giữa đôi bên. 

Vai trò của mentor cụ thể như sau:

– Cố vấn và đào tạo: Mentor sẽ là người dùng cấp lời khuyên, giúp mentee định hướng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Bên cạnh đó, người cố vấn cũng chia sẻ đến mentee những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể. Đồng thời góp phần hiện thực hóa các ý tưởng hay kế hoạch hành động.

Vai trò của Mentor là gì

Mentor đóng vai trò là người giúp mentee định hướng mục tiêu phát triển

– Thúc đẩy tinh thần: Khuyến khích mentee thử nghiệm những điều mới mẻ, hỗ trợ họ thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Bên cạnh đó, không quên khen ngợi những thành quả, thành tựu mà mentee đạt được. Đồng thời giúp họ nhận diện được vấn đề khi kế hoạch không diễn ra theo đúng dự định. 

– Hỗ trợ tài nguyên và nguồn lực: Mentor sẽ xác định các nguồn lực và tài nguyên cần thiết để giúp mentee phát triển. Đó có thể là các nguồn tài liệu tham khảo, hội thảo chuyên đề, công cụ học tập hay các mạng lưới quan hệ cần thiết. 

– Nhận xét, đánh giá: Đưa ra những nhận xét giúp mentee biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó có phương hướng cải thiện và phát triển. Bên cạnh đó còn đưa ra những phản hồi, đánh giá giúp mentee điều chỉnh và cụ thể hóa mục tiêu cá nhân.

Về phía mentee, họ có những trách nhiệm như sau: 

  • Xác định mục tiêu rõ ràng cũng như các thước đo cho mối quan hệ mentor – mentee.
  • Luôn sẵn sàng lắng nghe nhận xét, đánh giá của mentor và đưa ra điều chỉnh phù hợp.
  • Chủ động trong quá trình học tập, nỗ lực phát triển mà không cần sự giám sát.
  • Thường xuyên duy trì kết nối, tương tác với mentor. 
  • Chấp nhận rủi ro khi thử nghiệm cái mới. 

5. 7 bước xây dựng chương trình Mentorship hiệu quả

Có thể thấy, Mentorship đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mọi tổ chức. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách triển khai chương trình Mentorship đúng hướng để mang lại hiệu quả. Cùng tham khảo ngay dưới đây 7 bước xây dựng chương trình Mentorship chuyên nghiệp:

Bước 1: Xác định mục tiêu chương trình

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu cụ thể của chương trình Mentorship. Điều này nhằm đảm bảo chương trình được triển khai đúng hướng và đạt được những kết quả nhất định. Việc thiết lập mục tiêu rõ ràng ngay từ ban đầu cũng giúp doanh nghiệp lựa chọn được hình thức cố vấn phù hợp và cách thức đo lường mức độ thành công. 

mục tiêu chương trình Mentorship

Xác định mục tiêu chương trình Mentorship

Mục tiêu chương trình cố vấn có thể là phát triển kỹ năng của nhân viên, cải thiện văn hóa doanh nghiệp hay tăng tỷ lệ giữ chân người lao động,… Dù là gì thì mục tiêu cố vấn cũng phải tuân thủ được 5 tiêu chí của mô hình SMART, bao gồm: 

  • S (Specific): Mục tiêu cụ thể.
  • M (Measurable): Mục tiêu có thể đo lường được.
  • A (Attainable): Mục tiêu có thể đạt được.
  • R (Relevant): Mục tiêu phù hợp.
  • T (Time-bound): Mục tiêu có giới hạn thời gian.

Tham khảo ngay dưới đây một vài ví dụ về các mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp có thể áp dụng: 

  • Giảm 50% tỷ lệ nhân viên nhảy viên trong vòng 6 tháng.
  • Tăng 150% số lượng nhân viên cấp trung được thăng tiến lên các vị trí cấp cao trong vòng 1 năm. 
  • Tăng số lượng nữ lãnh đạo trong doanh nghiệp lên 10% trong 2 năm tới. 

Bước 2: Xây dựng kế hoạch chương trình

Khi đã có được mục tiêu cụ thể để theo đuổi, doanh nghiệp tiếp theo cần xây dựng khung kế hoạch chương trình một cách chi tiết. Một kế hoạch chương trình Mentorship chuyên nghiệp cần phải bao gồm đầy đủ các phần sau đây: 

  • Mục tiêu và kết quả kỳ vọng: Trình bày một cách rõ ràng về mục tiêu và kết quả mà doanh nghiệp kỳ vọng đạt được bằng số liệu cụ thể. 
  • Khung thời gian: Xác định thời gian dự kiến cho chương trình, bao gồm thời gian bắt đầu, kết thúc và các cột mốc quan trọng. 
  • Đối tượng tham gia: Xác định rõ những thành viên nào sẽ tham gia vào chương trình, ai nắm giữ vai trò Mentor và ai là Mentee. 
  • Hình thức triển khai: Nêu rõ hình thức Mentorship nào được áp dụng, cách thức làm việc giữa mentor – mentee, công cụ, phương tiện hợp tác,… 
  • Nội dung chương trình: Có thể bao gồm định hướng nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển kỹ năng, giải quyết vấn đề, cải tiến quy trình,…
  • Dự kiến ngân sách: Dự kiến chi phí dùng để tổ chức và thực hiện chương trình.

Bước 3: Trình bày kế hoạch với ban lãnh đạo

Các bước xây dựng chương trình Mentorship

Trình bày kế hoạch với ban lãnh đạo

Bản kế hoạch chương trình sau khi hoàn thiện sẽ được trình lên ban lãnh đạo để được xét duyệt triển khai và cung cấp các nguồn lực cần thiết để vận hành. Khi trình bày kế hoạch Mentorship với ban lãnh đạo, cần đảm bảo rằng: 

  • Mục tiêu chương trình được trình bày rõ ràng, cụ thể.
  • Nêu rõ những lợi ích quan trọng mà chương trình có thể mang đến cho doanh nghiệp.
  • Giới thiệu cách chương trình Mentorship giúp các cấp lãnh đạo, quản lý đạt được mục tiêu của riêng họ. 
  • Hình thức triển khai và phát động chương trình. 

Bước 4: Phát động chương trình

Khi đã có được sự đồng thuận của ban lãnh đạo cũng như có đủ ngân sách để vận hành, điều này đồng nghĩa chương trình đã đi được một nửa chặng đường. Đến bước này, việc quan trọng cần làm là phát động chương trình trong toàn bộ doanh nghiệp và kêu gọi sự tham gia tích cực của các Mentor và Mentee. 

Phát động chương trình Mentorship

Phát động chương trình cố vấn Mentorship

Nếu các thành viên trong tổ chức chưa hiểu được ý nghĩa và lợi ích mà chương trình cố vấn mang lại, họ sẽ cảm thấy như bị ép buộc tham gia đào tạo. Do vậy, cần tạo động lực và cảm hứng để các thành viên tham gia chương trình một cách tự nguyện. Cụ thể hơn, hãy cho họ thấy chương trình Mentorship có thể giúp họ học hỏi, phát triển và thăng tiến như thế nào trong sự nghiệp. 

Một vài cách dưới đây có thể giúp phát động chương trình Mentorship đến nội bộ doanh nghiệp: 

  • Tổ chức một buổi chia sẻ về chương trình Mentorship, giải đáp những vướng mắc của nhân viên. 
  • Đăng tải thông tin về chương trình trên các kênh nội bộ của doanh nghiệp. 
  • Gửi thông tin chương trình về email cá nhân của các thành viên. 
  • Nhờ đến sự hỗ trợ của các cấp quản lý trong việc khuyến khích nhân viên tham gia chương trình. 

Bước 5: Kết nối mentor và mentee

Việc kết nối mentor và mentee không chỉ đơn giản là ghép cặp random hay dựa trên vai vế của người được ghép cặp. Nếu không có sự cân nhắc kỹ lưỡng, sẽ khó có thể đạt được hiệu quả cộng tác cao. Do vậy, để xây dựng một mối quan hệ mentor – mentee ăn ý, điều quan trọng là phải cân nhắc nhiều tiêu chí ghép cặp khác nhau như: 

  • Mục tiêu và định hướng phát triển nghề nghiệp.
  • Sự phù hợp về chuyên môn.
  • Phong cách làm việc.
  • Phong cách giao tiếp.
  • Kiểu tính cách.
  • Kinh nghiệm sống và làm việc.

Kết nối mentor và mentee

Ghép cặp mentor – mentee cần cân nhắc nhiều tiêu chí khác nhau

Bước 6: Định hướng hoạt động

Sau khi đã ghép nối thành công các cặp cố vấn và mentee dựa trên tiêu chí phù hợp, chương trình Mentorship vẫn chưa thể được thực hiện ngay. Thay vào đó, nhiệm vụ tiếp theo cần thực hiện là định hướng cách thức làm việc của mentor – mentee. Điều này nhằm đảm bảo các đối tượng tham gia chương trình sẽ hiểu rõ vai trò của mình, từ đó đầu tư sự nỗ lực để hướng đến mục tiêu chung.  

Cụ thể, sẽ có một buổi trao đổi, thảo luận giữa các thành viên tham gia để làm rõ những vấn đề như:

  • Mục tiêu cá nhân hay mục tiêu nghề nghiệp cụ thể của họ là gì?
  • Đâu là điều họ muốn nhận được từ chương trình Mentorship?
  • Đưa ra những phản hồi, đóng góp về mục tiêu phát triển nghề nghiệp của nhau.
  • Chia sẻ kinh nghiệm, lời khuyên hữu ích về nghề nghiệp hoặc lĩnh vực cụ thể.
  • Chia sẻ những thách thức đang gặp phải và cách để vượt qua chúng. 
  • … 

Bước này được triển khai nhằm giúp cho hoạt động cố vấn được diễn ra suôn sẻ. Đồng thời cũng tạo điều kiện để người tham gia thấu hiểu lẫn nhau, từ đó có phương hướng trao đổi và hợp tác hiệu quả. 

Bước 7: Đo lường hiệu quả chương trình

Bước cuối cùng nhưng quan trọng không kém đó chính là đo lường hiệu quả và đánh giá hiệu quả của chương trình. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được mức độ thành công của chương trình cũng như phát hiện các vấn đề, vướng mắc để tiếp tục cải tiến cho các chương trình sau. 

Đo lường hiệu quả chương trình mentorship

Đo lường hiệu quả chương trình là bước quan trọng không thể bỏ qua

Dưới đây là một vài tiêu chí cần xem xét để đánh giá hiệu quả của chương trình cố vấn: 

  • Tỷ lệ tham gia: Số lượng nhân sự trong doanh nghiệp thực sự tham gia chương trình?
  • Tỷ lệ duy trì: Trong số những người tham gia, có bao nhiêu người duy trì trong hơn một chu kỳ?
  • Tỷ lệ hài lòng: Người tham gia cảm thấy như thế nào về chương trình? Họ có nhận được kết quả kỳ vọng như đã đặt ra ban đầu?
  • Tác động của chương trình: Chương trình mang đến những tác động gì đối với người tham gia? (VD: về chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ,…) 
  • Hiệu quả chi phí: Chương trình có đạt được mục tiêu với chi phí hợp lý hay không? 
  • Khả năng mở rộng: Có thể áp dụng chương trình trên quy mô rộng hơn (nếu cần) hay không?

Để trả lời những câu hỏi trên, doanh nghiệp cần thu thập phản hồi từ phía mentor và mentee – những người trực tiếp tham gia vào chương trình. 

6. Những kỹ thuật thường được áp dụng trong Mentorship

Dưới đây là một vài kỹ thuật thường được áp dụng nhằm triển khai chương trình Mentorship thành công và đạt hiệu quả cao:

– Định hướng mục tiêu: Mentor không trực tiếp thiết lập mục tiêu phát triển cho mentee. Thay vào đó, mentor chỉ đóng vai trò là người định hướng, giúp mentee tự xác định mục tiêu cho cá nhân mình. Để định hướng mục tiêu hiệu quả, người cố vấn có thể đặt ra loạt câu hỏi giúp mentee suy nghĩ về những gì họ muốn đạt được trong lĩnh vực, ngành nghề. 

Mentee là gì

Mentor chỉ là người định hướng, còn mentee mới là người thiết lập mục tiêu

– Đồng hành: Mentor được xem là người đồng hành cùng mentee trên con đường chinh phục mục tiêu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là mentor sẽ “cầm tay chỉ việc” từng chút một cho người được cố vấn. Thay vào đó, với sự hướng dẫn của mentor, mentee sẽ tự mình tìm ra cách để đạt được mục tiêu của mình. Cách làm này giúp mentee có thể làm chủ các quyết định và trở nên vững vàng hơn kể cả khi không có người cố vấn. 

Phản hồi 2 chiều: Không chỉ mentor đưa ra chia sẻ của mình mà cả mentee cũng cần nêu lên ý kiến cá nhân để giúp cải thiện mối quan hệ Mentorship. Kỹ thuật này được áp dụng nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hướng đến mục tiêu. Mỗi bên sẽ cần trang bị cho mình kỹ năng lắng nghe tích cực cũng như tinh thần cầu thị, không ngừng nỗ lực.

– Khuyến khích: Bằng cách công nhận những nỗ lực, thành quả và đưa ra đánh giá tích cực cho mentee, người cố vấn sẽ giúp thúc đẩy tinh thần mentee một cách mạnh mẽ để không ngừng vươn lên. 

7. Chia sẻ kinh nghiệm giúp triển khai chương trình cố vấn hiệu quả

Cùng điểm qua dưới đây những kinh nghiệm hữu ích giúp chương trình cố vấn (Mentorship) được triển khai hiệu quả:

7.1 Khuyến khích nhà lãnh đạo trở thành mentor

Trong một chương trình Mentorship, nếu có sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao với vai trò là người cố vấn, điều này sẽ giúp tăng thêm uy tín và mức độ hấp dẫn của chương trình. Khi các nhà lãnh đạo tham gia chương trình, họ có thể mang đến những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tuyệt vời giúp đội ngũ nhân viên học hỏi và noi gương. 

Kinh nghiệm triển khai chương trình mentorship

Sự tham gia của cấp lãnh đạo giúp tăng uy tín của chương trình cố vấn

Không dừng lại ở đó, nó còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa cấp lãnh đạo và đội ngũ nhân viên cấp dưới – điều mà không phải hình thức đào tạo nào cũng có thể mang lại. 

Tham khảo thêm: Kỹ năng cứng là gì

7.2 Khuyến khích mentee chủ động

Một mối quan hệ mentor – mentee tốt nhất là khi cả đôi bên đều nhận được những giá trị, lợi ích nhất định. Mặc dù các mentee thường được mặc định là người học hỏi và được chỉ dẫn, tuy nhiên họ cũng có thể mang đến cho mentor của mình nhiều quan điểm và góc nhìn đa chiều. Điều này giúp củng cố thêm kiến thức chuyên môn của người cố vấn. 

Do vậy, cần khuyến khích sự chủ động của các mentee bằng cách tạo môi trường lý tưởng để họ có thể thoải mái, cởi mở hơn trong việc đưa ra ý kiến, ý tưởng mới. Với cách tiếp cận này, mối quan hệ mentorship sẽ càng thêm gắn kết, mang đến trải nghiệm tích cực cho mọi đối tượng tham gia. 

7.3 Duy trì kết nối giữa mentor và mentee

Một trong những chìa khóa dẫn đến thành công của chương trình cố vấn đó chính là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa mentor và mentee. Việc duy trì mối quan hệ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau không chỉ diễn ra trong suốt chương trình mà kể cả là khi chương trình đã kết thúc. Điều này giúp gia tăng sự gắn kết trong toàn thể doanh nghiệp, giúp cho mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới được khắng khít hơn.

Duy trì mối quan hệ mentor – mentee

Duy trì mối quan hệ mentor – mentee kể cả khi kết thúc chương trình

7.4 Xử lý trở ngại của mentor và mentee

Quá trình triển khai chương trình Mentorship không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ theo kế hoạch. Theo đó, cần chuẩn bị phương án cho cả những tình huống khi mentor và mentee không đạt được những tiến bộ rõ rệt. Thay vì chờ đợi đôi bên tự giải quyết vấn đề và vướng mắc, doanh nghiệp lúc này cần thúc đẩy sự hợp tác bằng cách tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận để đưa ra hướng khắc phục. 

7.5 Đảm bảo quyền riêng tư cho đôi bên 

Qua tìm hiểu Mentorship là gì, có thể thấy các mối quan hệ trong hoạt động cố vấn luôn được xây dựng dựa trên sự tin tưởng. Chỉ khi có sự tin tưởng nhau, mentor và mentee mới có thể cảm thấy thoải mái và cởi mở hơn trong việc chia sẻ suy nghĩ, ý kiến của mình. 

Như vậy, cách tốt nhất để tạo dựng lòng tin giữa các bên là thiết lập thỏa thuận bảo mật như một điều khoản hợp đồng. Trong đó cần nêu rõ rằng mọi thông tin, dữ liệu của các thành viên tham gia đều được bảo mật và giữ kín. Nếu không có sự đồng ý của đối phương thì không được tiết lộ bất cứ thông tin gì. 

8. Lời kết

Qua bài viết này, Maison Office đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm Mentorship là gì cũng như các bước quan trọng để xây dựng một chương trình Mentorship thành công. Bằng việc áp dụng hiệu quả chương trình cố vấn, doanh nghiệp có thể tạo ra một môi trường thúc đẩy sự học hỏi, nâng cao năng lực của nhân viên. Từ đó đóng góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.

Đánh giá bài viết
Contact Me on Zalo