Maison Office

Hội sở ngân hàng là gì? Phân biệt hội sở với chi nhánh, PGD

Theo dõi Maison Office trên
Hội sở là gì?

Trên con đường phát triển của mỗi ngân hàng, hội sở đóng vai trò vô cùng quan trọng, như một trái tim đập đồng bộ, đưa ra những quyết định chiến lược và quản lý toàn bộ hoạt động của toàn bộ hệ thống.

Tuy nhiên, có không ít người vẫn còn bối rối với khái niệm hội sở, chi nhánh và phòng giao dịch (PGD) trong ngành ngân hàng. Vậy, hãy cùng chúng tôi khám phá sâu hơn về hội sở ngân hàng là gì và cách phân biệt nó với chi nhánh, PGD trong bài viết dưới đây.

1. Hội sở là gì?

Hội sở ngân hàngtrụ sở chính của một ngân hàng hay còn được biết đến là trung tâm “đầu não” của ngân hàng đó. Xét về cơ cấu tổ chức, hội sở ngân hàng được xếp vào hàng phân cấp cao nhất, nơi tập trung đầy đủ các quyền hành của một ngân hàng.

Thông thường, mỗi ngân hàng sẽ có một trụ sở chính, được đặt tại trung tâm các thành phố lớn. Song cũng có trường hợp một ngân hàng có đến 2 hội sở nhưng thực tế tỷ lệ này là khá thấp.

Hội sở ngân hàng là trụ sở chính của một ngân hàng
Hội sở ngân hàng là trụ sở chính của một ngân hàng

Hội sở ngân hàng là nơi khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch mà các cơ cấu phân cấp thấp hơn không thể thực hiện được. Đây cũng là nơi làm việc của các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng. Một hội sở sẽ được chia thành nhiều phòng ban, trong đó mỗi phòng ban sẽ đảm nhận những vai trò, nhiệm vụ riêng biệt. 

2. Một số khái niệm liên quan đến hội sở ngân hàng

Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch, tất cả các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều áp dụng phân cấp tổ chức rõ ràng. Theo đó, thứ tự phân cấp tổ chức của ngân hàng từ cao đến thấp được thể hiện như sau:

Hội sở ngân hàng >> Chi nhánh ngân hàng >> Sở giao dịch ngân hàng >> Phòng giao dịch ngân hàng.

Thứ tự phân cấp tổ chức của ngân hàng
Thứ tự phân cấp tổ chức của ngân hàng

Mỗi phân cấp trong tổ chức sẽ thực hiện những vai trò, chức năng khác nhau. Phân cấp càng cao thì chức năng càng nhiều và ngược lại, phân cấp càng thấp thì càng bị giới hạn về chức năng. Tất cả các phân cấp trong cơ cấu tổ chức đều thuộc quyền quản lý của hội sở. 

2.1 Chi nhánh ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng là phân cấp dưới quyền hội sở ngân hàng, thường được đặt tại các tỉnh và thành phố lớn trên cả nước. Một ngân hàng thường chỉ có 1 hoặc 2 hội sở, trong khi đó số lượng chi nhánh ngân hàng thường không giới hạn. Điều này cũng giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm được địa điểm muốn giao dịch, thuận tiện hơn trong việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng. 

Theo quy định, các chi nhánh ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các nghiệp vụ của một ngân hàng. Dựa theo tiêu chí lợi nhuận mà các chi nhánh sẽ được phân cấp thành 2 nhóm, bao gồm: chi nhánh ngân hàng cấp 1 và chi nhánh ngân hàng cấp 2.  

Chi nhánh ngân hàng được đặt tại các tỉnh thành lớn
Chi nhánh ngân hàng được đặt tại các tỉnh thành lớn

2.2 Sở giao dịch ngân hàng

Sở giao dịch là phân cấp tổ chức nằm dưới sự quản lý của hội sở và chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, đây lại chính là nơi đón tiếp lượng khách hàng đông nhất đồng thời mang lại lợi nhuận cao nhất trong tất cả các phân cấp của ngân hàng. 

Sở giao dịch ngân hàng thường được đặt tại hầu hết các quận, huyện trên cả nước. Do vậy, một ngân hàng thường có rất nhiều sở giao dịch, có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau trong khâu vận hành, hoạt động. So với hội sở và chi nhánh ngân hàng, sở giao dịch sẽ bị hạn chế một vài quyền hạn và chức năng nhất định. Trong đó, chức năng chính của sở giao dịch là huy động nguồn vốn tiết kiệm hoặc cung cấp đến khách hàng những khoản vay tín dụng. 

2.3 Phòng giao dịch ngân hàng

Phòng giao dịch ngân hàng là tổ chức thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch của ngân hàng đó. Các phòng giao dịch ngân hàng thực hiện ít chức năng và quyền hạn nhất trong cơ cấu phân cấp tổ chức. Theo đó, nó chỉ có chức năng cơ bản của một ngân hàng nhất định. Do vậy, nếu bạn muốn thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế thì phải đến các phân cấp cao hơn như chi nhánh hoặc sở giao dịch. 

Phòng giao dịch có chức năng cơ bản của một ngân hàng nhất định
Phòng giao dịch có chức năng cơ bản của một ngân hàng nhất định

Với các ngân hàng thương mại cổ phần, cơ cấu một phòng giao dịch thường bao gồm các bộ phận chính như: Phòng Kế toán – ngân quỹ, Phòng Khách hàng, Phòng Tổng hợp,… 

>>> Có thể bạn chưa biết: Ngân hàng làm việc mấy giờ?

3. Có nên giao dịch tại hội sở ngân hàng?

Như vậy ta đã cùng tìm hiểu hội sở ngân hàng là gì cũng như các phân cấp liên quan bao gồm: chi nhánh, sở giao dịch và phòng giao dịch. Trong đó, hội sở ngân hàng là phân cấp thực hiện đầy đủ các chức năng cao nhất của một ngân hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng có thể đến địa chỉ trụ sở chính để thực hiện giao dịch bởi hầu hết các ngân hàng thường chỉ có 1 trụ sở chính đặt tại các tỉnh, thành lớn. 

Như vậy, tùy thuộc vào nhu cầu tài chính cá nhân mà khách hàng có thể xác định đâu là phân cấp tổ chức ngân hàng phù hợp để thực hiện giao dịch. Cụ thể như sau: 

  • Các phòng giao dịch ngân hàng tại địa phương có chức năng cơ bản của một ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu vay hoặc gửi tiền tiết kiệm với mức dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, địa điểm giao dịch này lại không có chức năng thanh toán, chuyển tiền quốc tế. 
Phòng giao dịch ngân hàng chỉ thực hiện giao dịch dưới mức 2 tỷ đồng
Phòng giao dịch ngân hàng chỉ thực hiện giao dịch dưới mức 2 tỷ đồng
  • Các chi nhánh hoặc sở giao dịch ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ cho vay hoặc nhận tiền gửi tiết kiệm nhưng với mức giao dịch cao hơn (trên 2 tỷ đồng). Ngoài ra, chi nhánh và sở giao dịch còn thực hiện chức năng chuyển tiền và thanh toán nước ngoài. 
  • Hội sở ngân hàng là cơ quan đầu não trong cơ cấu phân cấp tổ chức, nơi tiếp nhận các giao dịch lớn và quan trọng. Cơ quan này có đầy đủ các chức năng và quyền hạn để giải quyết các nhu cầu giao dịch lớn. Do vậy mà khách hàng đến giao dịch tại hội sở thường là những cá nhân hoặc doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, đồng thời có địa vị xã hội nhất định.

4. Danh sách các hội sở ngân hàng lớn tại Hà Nội và TP.HCM

Để giúp bạn thuận tiện trong việc tìm kiếm địa chỉ hội sở và thực hiện các giao dịch cần thiết, Maison Office đã tổng hợp dưới đây danh sách các hội sở ngân hàng lớn tại Hà Nội và TP.HCM: 

4.1 Tại Hà Nội

DANH SÁCH HỘI SỞ NGÂN HÀNG TẠI HÀ NỘI
STT Hội sở ngân hàng Địa chỉ Thời gian làm việc
1 Hội sở ngân hàng Vietcombank 198 Đường Trần Quang Khải, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 07:30 – 11:30
  • Chiều: 13:00 – 16:30
2 Hội sở ngân hàng BIDV Tháp BIDV, số 194 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 07:30 – 11:30
  • Chiều: 13:00 – 16:30
3 Hội sở ngân hàng Techcombank 6 P. Quang Trung, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:30

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

4 Hội sở ngân hàng OceanBank Tòa nhà Daeha, 360 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00
5 Hội sở ngân hàng Agribank Số 6 P. Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 08:00 – 12:00
  • Chiều: 13:00 – 17:00
6 Hội sở ngân hàng MB Bank Số 21 P. Cát Linh, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 16:30
7 Hội sở ngân hàng Bắc Á Số 9 P. Đào Duy Anh, Phương Liên, Q. Đống Đa, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Bảy: 08:00 – 17:00
8 Hội sở ngân hàng VPBank 89 P. Láng Hạ, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

 9 Hội sở ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) Số 54A Đ. Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 08:00 – 12:00
  • Chiều: 13:30 – 17:30

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

 10 Hội sở ngân hàng PVcombank Số 22 P. Ngô Quyền, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 08:00 – 12:00
  • Chiều: 13:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

 11 Hội sở ngân hàng VIB Tầng 1, 6, 7 Tòa nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

 12 Ngân hàng chính sách xã hội Số 169, phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 08:00 – 11:30
  • Chiều: 13:00 – 17:00
 13 Hội sở ngân hàng SeaBank BRG Tower, 198 Đ. Trần Quang Khải, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

4.2 Tại TP. Hồ Chí Minh

DANH SÁCH HỘI SỞ NGÂN HÀNG TẠI TP.HCM
STT Hội sở ngân hàng Địa chỉ Thời gian làm việc
1 Hội sở ngân hàng Sacombank 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 07:30 – 11:30
  • Chiều: 13:00 – 17:00
2 Hội sở ngân hàng Đông Á 130 Đ. Phan Đăng Lưu, Phường 2, Phú Nhuận, TP.HCM Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00
3 Hội sở ngân hàng Nam Á 201-203 Đ. Cách Mạng Tháng 8, Phường 4, Quận 3, TP.HCM Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 18:00

Thứ Bảy: 08:00 – 11:00

4 Hội sở ngân hàng OCB 41-45 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 08:00 – 12:00
  • Chiều: 13:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

5 Hội sở ngân hàng ABbank 170 Hai Bà Trưng, Đa Kao, Quận 1, TP.HCM Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 11:00

6 Hội sở ngân hàng SCB 19-25 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 08:00 – 12:00
  • Chiều: 13:00 – 16:30
7 Hội sở ngân hàng VIB Tòa nhà Sailing Tower, 111A Pasteur, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 11:30

8 Hội sở ngân hàng HDBank Tòa nhà HDBank Tower, 25Bis Đ. Nguyễn Thị Minh Khai, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00
 9 Hội sở ngân hàng ACB 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM Thứ Hai – Thứ Sáu

  • Sáng: 07:30 – 11:30
  • Chiều: 13:00 – 16:30

Thứ Bảy: 07:30 – 11:30

Với những thông tin Maison Office tổng hợp trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hội sở là gì cũng như biết cách phân biệt với các thuật ngữ: chi nhánh, sở giao dịch, phòng giao dịch. Mỗi phân cấp trong cơ cấu tổ chức ngân hàng sẽ có những chức năng, quyền hạn khác nhau. Do vậy, việc hiểu rõ các thuật ngữ này là rất cần thiết, nhằm giúp bạn chọn được địa điểm giao dịch phù hợp.

Tìm hiểu thêm trụ sở chính các ngân hàng nổi tiếng Việt Nam:

5/5 - (2 votes)
Contact Me on Zalo